Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025.

Phát biểu tại lễ phát động, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là sự kiện quan trọng có ý nghĩa nhân văn, sâu sắc trong không khí cả nước đang thi đua sôi nổi hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu."

Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao và cảm ơn nỗ lực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc, nhiều bộ ngành và các địa phương đã vận động các tổ chức, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên cả nước.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước tổ chức hôm nay là cụ thể hoá Nghị quyết số 42-NQ/TW, với mục tiêu là vận động xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cả nước từ nay đến hết năm 2025.

Với quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, phong trào thi đua Cả nước chung tay "xoá nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cao đẹp sẽ nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ tích cực của các tổ chức, cá nhân, toàn xã hội, doanh nghiệp và của toàn dân với tinh thần toàn dân, toàn diện, chung sức đồng lòng vì người nghèo.

Để hỗ trợ các hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững, cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, toàn dân cần chung tay có hành động cụ thể để giải quyết dứt điểm nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và người có khó khăn về nhà ở để toàn dân được hưởng thành quả của độc lập tự do, thành quả của quá trình đổi mới với tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, phải quan tâm, chăm lo tốt nhất đến những vấn đề chính sách xã hội cho người dân như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 8 Khóa XIII.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để tạo khí thế thi đua sôi nổi và triển khai hiệu quả phong trào “xóa nhà tạm, nhà dột nát”, các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, người dân và doanh nghiệp trong cả nước phải phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm với cộng đồng xã hội, nhất là với người nghèo, tập trung thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025.

Tiếp theo, phát huy các nguồn lực của nhà nước, của xã hội, doanh nghiệp và của toàn dân; Phát huy truyền thống, văn hóa, tinh hoa tốt đẹp của dân tộc về tinh thần tương thân tương ái "lá lành đùm lá rách", "lá rách đùm lá rách hơn" để có đủ nguồn lực thực hiện thành công mục tiêu đề ra.

Thứ ba, bảo đảm các quy định, cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả để thực hiện chương trình; Bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực, công khai minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.

Về huy động nguồn lực để thực hiện, Thủ tướng yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực, có tính toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trong đó, Trung ương sẽ dành nguồn vốn ngân sách theo các chương trình, đề án hỗ trợ về nhà ở cho người dân, nhất là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Các Bộ, ngành, địa phương bố trí, phân bổ đủ vốn cho các chương trình theo kế hoạch đề ra.

"Kêu gọi mọi người dân, doanh nghiệp, ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít, tạo phong trào, xu thế vì người nghèo, vì phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tích cực tham gia, chung tay, đóng góp, hưởng ứng phong trào “xoá nhà tạm, nhà dột nát” bằng nhiều cách khác nhau trong điều kiện có thể cao nhất.

"Tất cả các chủ thể có liên quan, chủ thể đóng góp, mỗi người, mỗi tổ chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, phát huy hết khả năng, tâm huyết, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, linh hoạt để chung tay, góp sức tạo phong trào sâu rộng, thực chất, hiệu quả thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các ban, bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý có hiệu quả các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo; triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ người dân có công ăn, việc làm, sinh kế. Nghiên cứu thành lập Quỹ chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước; có tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phù hợp, có hiệu quả.

Các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu, phát huy cao nhất trách nhiệm nêu gương, tính tiên phong, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo. Bảo đảm nghiêm các quy chuẩn, quy trình, quy định và tuân thủ đúng pháp luật trong quá trình thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người dân đúng đối tượng, chất lượng, thiết thực, hiệu quả, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

“Với sự chung tay góp sức, đồng lòng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" sẽ lan tỏa rộng khắp trong xã hội, cộng đồng và sẽ thành công tốt đẹp, đạt hiệu quả thực chất, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân, vì đất nước hùng cường, thịnh vượng” - Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi.

Đọc thêm

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam sau 50 năm đất nước thống nhất vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tháng 4/2025 mới đây được xem là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta. (Nguồn: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Kết tinh của sức mạnh văn hóa quân sự Việt Nam

Niềm vui giải phóng của người dân Sài Gòn ngày 30/4/1975. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ và chính quyền ngụy Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên mới hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đại thắng mùa Xuân 1975 là kết quả của nhiều nhân tố tạo thành, trong đó có kết tinh sức mạnh văn hóa quân sự Việt Nam - sức mạnh của con người Việt Nam, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, đặc biệt là sức mạnh của một dân tộc biết đoàn kết đứng lên đấu tranh cho khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình 'Mùa xuân thống nhất'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình 'Mùa xuân thống nhất'
(PLVN) - Tối 29/4, Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các nước trên thế giới, các chính đảng và bạn bè quốc tế dự chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” diễn ra tại Công viên Sáng tạo, TP Thủ Đức, TP HCM.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng Nhà nước dâng hoa tại Công viên Tượng đài Bác Hồ (Quận 1, Hồ Chí Minh). Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chiều 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng không có sự khác biệt vượt trội thì không thu hút được các nhà đầu tư. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Chiến thắng của một dân tộc 'biết ấp ủ khát vọng lớn'

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc ngày 28/2/1969. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 15/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Lịch sử đã cho thấy, tương lai thuộc về những dân tộc biết ấp ủ khát vọng lớn và chung tay hành động vì lợi ích chung”.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Đảng trong mùa Xuân đại thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Đảng trong mùa Xuân đại thắng'
(PLVN) - Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith
Chiều 28/4, tại tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí đến Việt Nam dự Lễ khánh thành bến số 3 - Cảng Vũng Áng - một trong những công trình quan trọng kết nối kinh tế giữa hai nước và dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương
Tại hội đàm sáng 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính; xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương. Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trị giá hơn 20 tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).

Lâm Đồng có tân Bí thư Tỉnh ủy

Lâm Đồng có tân Bí thư Tỉnh ủy
(PLVN) - Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội được Bộ Chính trị điều động, phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.