Thủ tướng: Kết quả tín nhiệm thôi thúc Chính phủ làm việc tốt hơn

Sáng 3/11, phát biểu mở đầu phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng điều quan trọng với Chính phủ là đoàn kết để phát triển đất nước trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn.

Thủ tướng cho biết vừa qua, Quốc hội đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên Chính phủ và kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này cao hơn so với lần trước. Tuy nhiên, theo Thủ tướng, kết quả thấp hay cao đều thôi thúc Chính phủ làm việc tốt hơn, đề cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Quốc hội, đặc biệt là phát huy ưu điểm, nhanh chóng khắc phục tồn tại để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Điều quan trọng với Chính phủ là như 5 ngón tay trên 1 bàn tay, chụm lại, đoàn kết để phát triển đất nước trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban của Quốc hội trong việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về kinh tế-xã hội, tài chính, ngân sách để trình Quốc hội thông qua, đây sẽ là căn cứ quan trọng để Chính phủ điều hành.

Thủ tướng nêu ví dụ, “chúng ta nói ngân sách Trung ương yếu, khó khăn, mất cân đối thì cái gì làm cho ngân sách Trung ương khá hơn trong năm nay để chúng ta chủ động hơn?”. Hay vấn đề đầu tư công còn chậm, theo Thủ tướng là do 2 nguyên nhân: Thể chế và chỉ đạo, điều hành còn bất cập. Điều này cần khắc phục nhanh bởi đây là động lực quan trọng cho tăng trưởng. “Tôi nói những ví dụ cụ thể như vậy, chứ không phải mình tiếp thu chung chung”, Thủ tướng lưu ý.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng nói "kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội thôi thúc thành viên Chính phủ làm việc, tốt hơn". Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng nói "kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội thôi thúc thành viên Chính phủ làm việc, tốt hơn". Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định

Về kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng qua, Thủ tướng nhìn nhận, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, căng thẳng, kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định.

CPI bình quân 10 tháng tăng 3,6%, lạm phát cơ bản tăng 1,43%. Tỉ giá, thị trường ngoại tệ ổn định. Xuất khẩu tăng nhanh, đạt kỷ lục khi 10 tháng đạt hơn 200 tỷ USD, tương đương mức của cả năm 2017. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 16,8% cao hơn mức tăng 13,2% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Xuất siêu 6,4 tỷ USD. Cả nước có gần 110.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Nông nghiệp phát triển tốt. Sản xuất công nghiệp tăng mạnh. Chỉ số PMI tăng từ 51,5 điểm tháng 9 lên 53,9 điểm vào tháng 10, thể hiện sự tiếp tục cải thiện mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất.

Tổng cầu tăng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,4%. Thu hút khách quốc tế đạt trên 12,8 triệu lượt, tăng 22,4%. Các lĩnh vực về văn hoá, xã hội, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục được chú trọng.

Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ rõ còn nhiều mặt tồn tại, bất cập cần tiếp tục khắc phục như môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đang bị tụt hạng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. 

Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ trao đổi, thảo luận về vấn đề này, “không nói chung chung mà đi vào từng vấn đề, nội hàm, giải pháp, bước đi cụ thể”. “Liệu có bao nhiêu đồng chí đã nghiên cứu kỹ 12 nhóm trụ cột, 98 tiêu chí trong đánh giá năng lực cạnh tranh của WEF hay 10 nhóm chỉ tiêu trong đánh giá môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới?”, Thủ tướng nói. “Các đồng chí phải đi vào từng việc cụ thể, trăn trở làm thế nào để nâng từng chỉ tiêu, tiêu chí mà ngành mình phụ trách”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Quang cảnh phiên họp Chính phủ tháng 10/2018. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Quang cảnh phiên họp Chính phủ tháng 10/2018. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Những vấn đề cần đặc biệt lưu ý

Vấn đề nữa mà Thủ tướng lưu ý là một số mặt hàng nông sản vẫn còn giá thấp, xuất khẩu nông sản tăng về số lượng nhưng giá giảm dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm như điều, cao su, hạt tiêu. Hay vấn đề dịch tả lợn châu Phi mà Trung Quốc đã công bố dịch tại phía bắc tỉnh Vân Nam, cách Lào Cai 700 km. Các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ NN&PTNT cần tập trung chỉ đạo đối với vấn đề này. 

Thủ tướng cũng lưu ý tình trạng bản quyền giống khi "Việt Nam có nhiều giống cây trồng quý nhưng do chưa chú trọng đúng mức bảo hộ bản quyền giống nên nhiều giống cây trồng đã rơi vào tay nước khác”. Đây là vấn đề có tính lâu dài, các bộ, ngành liên quan cần báo cáo cụ thể và có giải pháp.

Bất cập nữa là sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp trở ngại, cần tháo gỡ; tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến rất phức tạp, một số vụ việc có sự thông đồng, tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa, biến chất. Trật tự, an toàn xã hội tại một số địa bàn diễn biến phức tạp; tội phạm ma túy, tình trạng xã hội đen, tín dụng đen, bảo kê, cướp giật, cướp ngân hàng xảy ra ở một số nơi. Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý cương quyết các vấn đề xã hội này.

Cũng tại phiên họp này, Chính phủ sẽ nghe, thảo luận về một số báo cáo: Tóm tắt Dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung các pháp lệnh có quy định liên quan đến quy hoạch; Báo cáo về việc kéo dài vốn kế hoạch năm 2017 sang năm 2018 của các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia; Báo cáo về thời điểm áp dụng chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; Báo cáo về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019; Báo cáo tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết; tình hình ban hành văn bản cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành; kết quả kiểm tra của Tổ công tác của Thủ tướng tháng 10/2018; về chủ trương miễn học phí cho học sinh bậc trung học cơ sở tại các trường công lập thuộc Thành phố Hồ Chí Minh...

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.