Thủ tướng 'đúc rút' 6 bài học lớn từ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân.Ảnh tư liệu
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân.Ảnh tư liệu
(PLO) -Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một bản anh hùng ca bất hủ, khắc ghi vào lịch sử đấu tranh giành độc lập hào hùng của dân tộc ta và còn mãi mãi trong trái tim của những người con Việt Nam.
 

Kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có bài viết về những bài học lớn rút ra từ anh hùng ca bất hủ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã đánh vào 4/6 thành phố lớn, 37 trong số 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 Bộ Tư lệnh Quân đoàn, 8/ 11 Bộ Tư lệnh Sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 Bộ Tư lệnh biệt khu, 2 Bộ Tư lệnh dã chiến Mỹ cùng nhiều Bộ Tư lệnh Lữ đoàn, Trung đoàn, chi khu và hàng trăm căn cứ quân sự địch bị tiến công đồng loạt. Ta đã tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn quân địch, trong đó có 4 vạn quân Mỹ, 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã với hơn 1,6 triệu dân.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc kẻ thù phải xuống thang, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận đàm phán Hội nghị bốn bên tại Paris. Đây là một bước ngoặt chiến lược, đưa cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của dân tộc ta sang giai đoạn mới - Ta hoàn toàn giành quyền chủ động chiến lược. Đó còn là cuộc tổng diễn tập lớn cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước - “Bắc Nam sum họp một nhà”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những bài học quý và tinh thần Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần được vận dụng, phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và nêu ra 6 bài học gồm: 

Một là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải luôn quán triệt và thực hiện hiệu quả đường lối đổi mới toàn diện của Đảng; lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; quốc phòng và an ninh là trọng yếu, thường xuyên; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; ra sức đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 

Thấm nhuần, nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, vận dụng sáng tạo, đánh giá, dự báo đúng tình hình, nhất là những vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại; có đối sách, phương án phù hợp, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Hai là, chú trọng xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong điều kiện mới. Chúng ta phải thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đây là một yêu cầu cấp thiết, vừa mang tính chiến lược cơ bản, lâu dài đối với cách mạng Việt Nam; là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhằm tập hợp lực lượng, tạo động lực chính trị, tinh thần, trí tuệ, sức mạnh của toàn dân trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tập trung kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; bồi đắp niềm tin, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ngay từ cơ sở.

Ba là, củng cố thực lực, xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD) vững mạnh. Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng nền QPTD phải bảo đảm tính toàn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xử lý tốt các tình huống, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; đồng thời, đủ khả năng ngăn ngừa chiến tranh và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược với mọi quy mô, hình thức. 

Chú trọng xây dựng nền QPTD vững mạnh toàn diện, ngày càng hiện đại, phù hợp với bối cảnh tình hình khu vực, thế giới và điều kiện của đất nước. Tiếp tục xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, nhất là trên các địa bàn chiến lược trọng điểm; trong đó, phải hết sức chú trọng xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc ngay từ cơ sở. Đẩy mạnh xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc, tạo nền tảng để xây dựng nền QPTD vững mạnh toàn diện trong tình hình mới. 

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện các chiến lược về bảo vệ Tổ quốc, nhất là các chiến lược quốc phòng, quân sự thời kỳ mới. Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, ngành, địa phương, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh mở rộng hợp tác quốc tế và đối ngoại về quốc phòng, nâng cao vị thế, uy tín của quân đội trên trường quốc tế, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Bốn là, xây dựng Quân đội nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Quân đội nhân dân Việt Nam phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. 

Đặc biệt, phải luôn giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với quân đội; xây dựng Đảng bộ Quân đội và các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội; ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng và lực lượng; tổ chức, sắp xếp biên chế theo hướng tinh gọn, cơ động, linh hoạt, bảo đảm phù hợp với điều kiện tác chiến mới. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, giáo dục và đào tạo, hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng. Chăm lo thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, nhất là đối với người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh.

Năm là, phát huy nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân vào xây dựng, phát triển nền khoa học quân sự Việt Nam hiện đại. Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, cần đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển nền khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam trên cơ sở nghệ thuật quân sự truyền thống kết hợp với nghệ thuật quân sự hiện đại. Những bài học quý trong thiên sử vàng chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta về nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, trong đó cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 cần được nghiên cứu, vận dụng một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn, phù hợp trong bối cảnh tình hình mới, trong đó có các hình thức, quy mô, phương tiện chiến tranh hiện đại, tinh vi, sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Sáu là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy sức mạnh dân tộc có ý nghĩa quyết định, là cơ sở để tăng cường tranh thủ hiệu quả sức mạnh thời đại và ngược lại, việc tận dụng sức mạnh thời đại là nhân tố phát huy tiềm năng, sức mạnh dân tộc. Chúng ta quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa. 

Ưu tiên xây dựng, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng phù hợp với yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tạo mọi thuận lợi để người dân, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh.

Phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là người có công, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng căn cứ cách mạng... 

Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, hiệu quả, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Phát huy tốt tiềm năng lợi thế, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.