Thông điệp “khó hiểu” phòng chống “ma men” ở xứ sở rượu vang

Một bảo tàng rượu vang tại Pháp
Một bảo tàng rượu vang tại Pháp
(PLVN) - Thuốc lá bị cấm và được khuyên can là nên bỏ hoàn toàn, thế nhưng, tại Pháp, với rượu, người ta chỉ nhắc nhở nên uống có chừng mực. Giáo sư Benyamina cho biết lý do: “Rượu và đặc biệt là rượu vang tại Pháp có một hình ảnh rất đặc thù, thấm đượm văn hóa, được ghi trong sử sách. Do vậy, rất khó mà phỉ báng, nói xấu, khuyên bảo những điều không nên làm”.

Vô tuyến truyền Pháp từ những năm 1980 đã phát một thông điệp đại ý “một ly thì được, ba ly thì tàn đời”. Thế nhưng, dường như dân Pháp vẫn “say sưa”.

Mặc dù mức tiêu thụ thức uống có cồn đã giảm gần như một nửa tính theo đầu người, kể từ năm 1980, nhưng từ năm 2013, số lượng rượu tiêu thụ chững lại, ở mức 11,7 lít/người (trên 15 tuổi). Do vậy, Pháp vẫn nằm trong nhóm các nước tiêu thụ rượu nhiều nhất thế giới và đứng hàng thứ 6 trong số 34 thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD.

Nguyên tắc Hai - Không

Cuối tháng 3/2019, Bộ Liên đới và Y tế Pháp phát động chiến dịch với thông điệp: “Hai ly mỗi ngày và không uống hàng ngày”. Ý thức được việc uống rượu là một thói quen, một nếp sống, một nét đặc thù của văn hóa Pháp, giới chuyên gia y tế chỉ muốn nhắc lại một điều mà dường như ai cũng biết: Đó là uống nhiều rượu thì nhiều bệnh tật và cho dù uống ít thì cũng không tốt cho sức khỏe.

Giáo sư Amine Benyamina, chuyên gia về nghiện - tâm lý, nhắc lại tác hại của rượu đối với sức khỏe con người: “Đó là một sản phẩm hoàn toàn xa lạ đối với cơ thể con người. Rượu tác động chủ yếu đến hệ thần kinh, tạo cho người ta có cảm thư giãn, lâng lâng nhẹ nhõm, giảm đau, giảm căng thẳng…Thế nhưng rượu cũng gây tác hại, tàn phá cơ thể con người, trước tiên là các tế bào thần kinh, sau đó là các tế bào khác. Do vậy, rượu có tác động đến rất nhiều bộ phận của cơ thể”.  

Theo thống kê của các tổ chức phụ trách y tế Pháp, năm 2015, có tới 41 ngàn người qua đời vì uống rượu. Hơn một nửa số bệnh liên quan đến gan là do uống rượu. Tính tổng cộng, rượu gây ra khoảng 60 loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên có một câu hỏi được đặt ra: Vì sao lại có thể uống hai ly rượu mỗi ngày và không uống hàng ngày? Giáo sư Benyamina giải thích: “Đây chỉ là một thông điệp chủ quan, võ đoán dựa trên các phân tích số liệu thống kê. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu uống quá ngưỡng này thì tần suất gây tổn hại sẽ cao hơn. Điều này rất quan trọng và phải nói rõ. Bởi vì người ta có cảm giác đó là quy định được phép uống rượu tới ngưỡng này. 

Về mặt số liệu thống kê, nếu mỗi ngày uống không quá ngưỡng hai cốc, thì các nguy cơ phát triển bệnh tật do rượu gây ra sẽ ít hơn là uống nhiều, vượt qua ngưỡng nói trên. Sở dĩ chúng tôi đưa ra kết luận này, là bởi vì chúng tôi đã tập hợp, phân loại, đối chiếu các số liệu thống kê trên thế giới và tại Pháp, để chứng minh rằng uống rượu vượt qua ngưỡng hai cốc mỗi ngày và ngày nào cũng uống thì sẽ có những vấn đề đối với sức khỏe”. 

Vì sao là Hai - Không?

Nói tới ly rượu, các bác sĩ Pháp thường lấy chuẩn là ly rượu vang ở quán bán rượu bia, khoảng 10 cl (centilitre). Để biết một ly vang 12° có bao nhiêu gramme éthanol thuần khiết, bạn có thể làm phép tính đơn giản sau đây: Rượu vang 12 độ tức là trong mỗi lít có 12% éthanol. Một lít rượu nặng khoảng 800 gramme. Trong 800 gramme rượu có 12% là éthanol, tức 96 gramme: (800 x 12)/100=96. Vậy một ly 10 cl rượu vang 12° có 9,6 gramme éthanol.

Pháp nằm trong nhóm các nước tiêu thụ rượu nhiều nhất thế giới và đứng hàng thứ 6 trong số 34 thành viên Tổ chức OECD
Pháp nằm trong nhóm các nước tiêu thụ rượu nhiều nhất thế giới và đứng hàng thứ 6 trong số 34 thành viên Tổ chức OECD

Khi giới chức y tế khuyên không nên uống quá hai ly mỗi ngày và không uống hàng ngày, bạn có thể hiểu là không nên nạp vào cơ thể quá 20 gramme éthanol mỗi ngày và mỗi tuần không nên quá 100 gramme.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng nhấn mạnh, những người uống rượu, cho dù với liều lượng khiêm tốn, đều có nguy cơ mắc bệnh cao: “Đó đúng là từ cần dùng. Họ không ốm đau, bệnh tật, nhưng họ ở trong tình trạng có nguy cơ, rủi ro cao, bởi vì họ ở trong vùng mà bệnh tật, rối loạn có thể phát triển. Tôi nhấn mạnh là họ có thể bị, chứ không nói là phát triển bệnh tật. Đây là điều quan trọng cần làm rõ và nói rõ”.  

Thuốc lá bị cấm và được khuyên can là nên bỏ hoàn toàn, thế nhưng, tại Pháp, với rượu, người ta chỉ nhắc nhở nên uống có chừng mực. Giáo sư Benyamina cho biết lý do: “Rượu và đặc biệt là rượu vang tại Pháp có một hình ảnh rất đặc thù, thấm đượm văn hóa, được ghi trong sử sách. Do vậy, rất khó mà phỉ báng, nói xấu, khuyên bảo những điều không nên làm.

Giống như một chiếc xe hơi và hệ thống đèn xanh, đèn đỏ. Đèn xanh, tức là uống rượu trong lễ hội, tiệc tùng, khi có khách, giữa các bạn bè. Thế rồi đến một lúc nào đó, đèn xanh chuyển sang đèn đỏ. Người ta thường nghĩ: Kẻ nghiện rượu chắc chắn uống nhiều hơn mình. Chính vì thế, rất khó có thể trao đổi, nói chuyện về việc giảm uống rượu, hạn chế tiêu thụ sản phẩm này”.  

Làm thế nào bỏ rượu?

Vận động hành lang của giới sản xuất rượu vang tại Pháp mạnh đến nỗi ngày 16/1/2019, Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Didier Guillaume tuyên bố, cần phân biệt rượu vang và các loại rượu khác và chưa bao giờ ông nhìn thấy một thanh niên trẻ ra khỏi hộp đêm mà say xỉn chỉ vì uống vang Côtes-du-Rhône, Bordeaux… nếu họ say xỉn, đó là vì đã uống pha trộn nhiều loại rượu mạnh. Giới chuyên gia đã phản đối mạnh mẽ phát biểu của vị bộ trưởng này.

Sau đây là ý kiến của giáo sư Benyamina: “Chất lượng rượu vang đã được cải thiện và người ta chào mời nhiều loại vang có chất lượng rất cao. Thế nhưng, giới y tế và các nhà khoa học rất “cứng đầu cứng cổ” với bất kỳ loại rượu nào được đưa ra. Chính chuẩn độ cồn tạo nên sự khác biệt giữa người uống nhiều và người uống ít”.  

Trong dân gian, hình ảnh nước Pháp vẫn gắn liền rượu vang, phó mát. Quả thực trước đây, rượu vang là đồ uống hàng ngày. Trong nhiều thập niên qua, tổng lượng rượu tiêu thụ hàng năm tính theo đầu người tại Pháp đã giảm, nhưng hiện nay, có những chiến dịch tiếp thị rất mạnh, nhắm vào nhóm người có nguy cơ mắc bệnh rất cao, nhắm vào phụ nữ, phụ nữ mang thai và giới trẻ. 

Trong dân gian, hình ảnh nước Pháp vẫn gắn liền rượu vang, pho mát, thậm chí trước đây rượu vang là đồ uống hàng ngày.
Trong dân gian, hình ảnh nước Pháp vẫn gắn liền rượu vang, pho mát, thậm chí trước đây rượu vang là đồ uống hàng ngày.

Đối với những người đang uống nhiều nay muốn giảm, giáo sư Benyamina đưa ra một số lời khuyên: “Có hai cách tiếp cận với vấn đề này. Nếu đó là một người uống rượu thường xuyên, thì họ phải tự ý thức được việc dùng đồ uống này, tự kiểm tra theo dõi bản thân, tự tính được lượng rượu mình đã uống, qua đó, tự theo dõi sức khỏe và cố gắng giảm mức tiêu thụ dưới ngưỡng mà chúng tôi kết hợp với cơ quan y tế công cộng Pháp, đã công bố.

Nếu không làm được thì có thể nhờ đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Không có thần dược giúp chữa nghiện rượu. Có nhiều phương tiện trợ giúp, như phương pháp trị liệu tâm lý xã hội, qua thảo luận, thay đổi thói quen sinh hoạt. Cũng có một vài loại thuốc được bán trên thị trường có thể giúp giảm nhu cầu uống rượu….”.

Tuy cơ quan phụ trách thông tin về rượu và các chất gây nghiện nhắc nhở không nên uống quá hai ly mỗi ngày và không uống hàng ngày nhưng giới chuyên gia cho rằng nếu đã bỏ được rượu thì không nên uống lại và tốt nhất là không uống.

“Có một số người có khả năng tự kiểm soát được lượng rượu uống và tuân thủ các tiêu chí mà chúng tôi đã nêu. Nhưng cũng có những người không nên uống lại vì điều này tái khởi động “bộ nhớ về rượu” và vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng. Theo tôi, việc ngừng uống hẳn khi có vấn đề sức khỏe do rượu có lẽ dễ dàng hơn là uống mỗi ngày một chút”.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.