Xử lý vi phạm với người chưa thành niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy là vấn đề hết sức khó, có phần nhạy cảm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. (Ảnh: Quochoi.vn)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chia sẻ với Quốc hội sáng 18/6 tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận, việc xử lý vi phạm với người chưa thành niên sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy là vấn đề hết sức khó, có phần nhạy cảm.

Cho biết đã có gần 200 lượt ý kiến góp ý tại tổ vừa qua và tại hội trường hôm nay đối với dự thảo Luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo trân trọng cảm ơn các ý kiến sâu sắc, xác đáng của các đại biểu Quốc hội. Bộ Tư pháp sẽ cùng cơ quan chủ trì thẩm tra nghiên cứu kỹ các ý kiến này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét cho ý kiến thông qua vào kỳ họp sau.

Nhắc lại quan điểm sửa đổi Luật của Chính phủ, Bộ trưởng Long cho biết chỉ có 2 quan điểm lớn. Thứ nhất là dự án Luật chỉ tập trung sửa đổi những quy định đang còn hạn chế, bất cập có nhiều khó khăn, vướng mắc trong áp dụng.

Thứ hai là kết hợp xử lý ở mức độ hài hoà nhất có thể các yêu cầu đặt ra từ thực tiễn và tính pháp chế của vấn đề vốn liên quan trực tiếp, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp và quản lý nhà nước.

Về vấn đề ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm, theo Bộ trưởng Long, đây là vấn đề khó khăn nên Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Chính phủ thì coi đây là biện pháp cưỡng chế với 3 lý do: Lý do thứ nhất, Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành chưa có quy định cưỡng chế trong trường hợp đối tượng vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt có áp dụng các hình thức như đình chỉ hoạt động, tước giấy phép.

Lý do thứ hai là trong một số trường hợp, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, môi trường, có cơ sở sản xuất (thường là doanh nghiệp) đã bị tước giấy phép hoạt động, tức là phải dừng hoạt động lại nhưng vẫn tiếp tục hoạt động để xả thải ra môi trường. Hay một cơ sở khai thác đá gây ô nhiễm bị tước giấy phép, đình chỉ hoạt động nhưng vẫn tiếp tục hoạt động thì thực sự không còn biện pháp nào khác. 

Thực tế phát sinh như vậy nên Chính phủ đề xuất biện pháp này và Bộ trưởng Long nhấn mạnh, phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng rất hạn chế trong trường hợp không xử lý được vi phạm như nêu trên.

Đối với người chưa thành niên sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy thì cũng có 2 nhóm ý kiến khác nhau và đây cũng là vấn đề hết sức khó, có phần nhạy cảm. Các lập luận đưa vào hay không việc áp dụng biện pháp này đã được trình bày tại Tờ trình của Chính phủ, báo cáo bổ sung, báo cáo thẩm tra. Vấn đề này Chính phủ xin lắng nghe và báo cáo Quốc hội quyết định.

Riêng việc có đưa lao động công ích thành một biện pháp chế tài trong dự thảo Luật không thì Bộ trưởng Long cho hay, lần sửa đổi này Chính phủ chưa đưa vào bởi năm 2012, Chính phủ đã trình biện pháp này, có hạn chế trong một số trường hợp khi vi phạm trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự. 

Nhưng khi ấy, Quốc hội không đồng tình vì đây là biện pháp liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp; chưa khả thi vì chúng ta chưa sẵn sàng thiết kế hệ thống cơ sở để buộc phải lao động công ích. 

Ngoài ra, lần sửa đổi này, Chính phủ chỉ đề xuất sửa đổi, bổ sung những vấn đề hết sức cấp thiết và nếu đưa biện pháp buộc lao động công ích thì phải nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ với hệ thống pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Đọc thêm

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.