Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương: “Công nghệ mới đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần giải quyết”

(PLVN) - Ở Hoa Kỳ, sự xuất hiện của Uber khiến cho thị phần của các hãng taxi truyền thống sụt giảm mạnh. Trong khi đó, sự ra đời của Airbnb lại khiến lượng cung về phòng cho thuê tăng lên, tác động trực tiếp tới thị phần của các khách sạn truyền thống.

Tháng 6/2019, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”.Tháng 11/2019, Đoàn công tác của Viện Khoa học pháp lý tiếp tục nghiên cứu, khảo sát tại Hoa Kỳ về những vấn đề pháp lý đặt ra trong chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phóng viên Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp về vấn đề này. 

Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương:  “Công nghệ mới đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần giải quyết” ảnh 1
TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp 

PV: Được biết ông vừa dẫn đầu Đoàn công tác của Viện Khoa học pháp lý thăm làm việc, nghiên cứu, khảo sát thực tế tại một số cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại Hoa Kỳ. Đoàn tập trung làm việc về những nội dung gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Cương: Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trong các ngày từ 15 - 22/11/2019, Đoàn Công tác do Viện Khoa học pháp lý dẫn đầu có sự tham gia của các đơn vị khác như Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Học viện tư pháp đã tiến hành làm việc với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo của Hoa Kỳ.

Đoàn chúng tôi đã làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị của Hoa Kỳ như: Học viện Công nghệ Massachusettes; Khoa Luật Đại học Harvard; Khoa Luật Đại học Boston; Khoa Luật Đại học Fordham; Cơ quan nghiên cứu của Thư viện Quốc hội; Trung tâm tư pháp liên bang; Khoa Luật Đại học George Washington.  

Các đối tác đã tập trung trao đổi về cơ hội hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo luật với Đoàn cùng các vấn đề pháp lý phát sinh từ việc ứng dụng những công nghệ mới hiện nay, nhất là ứng dụng các nền tảng kết nối giữa thương nhân, doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa người tiêu dùng với nhau; công nghệ trí tuệ nhân tạo; vấn đề xây dựng và triển khai các dự án về thành phố thông minh; vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và tôn trọng quyền riêng tư của mỗi cá nhân trong kỷ nguyên số.

Đoàn công tác đã làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị của Hoa Kỳ
 Đoàn công tác đã làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị của Hoa Kỳ 

PV: Hoa Kỳ có quan tâm tới các vấn đề pháp lý phát sinh từ việc ứng dụng những công nghệ mới hiện nay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Cương: Tại Hoa Kỳ, chủ đề về sự xuất hiện công nghệ mới hoặc nâng cấp công nghệ làm thay đổi các hiện tượng kinh tế, xã hội, thay đổi lối sống, cách ứng xử của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan công quyền, thay đổi trật tự pháp lý hiện hành rất được quan tâm nghiên cứu.

Thời gian gần đây, việc ứng dụng các thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, các công nghệ số đang diễn ra mạnh mẽ ở Hoa Kỳ và đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần giải quyết.

Ông Nguyễn Văn Cương cho biết, Hoa Kỳ rất quan tâm nghiên cứu những vấn đề pháp lý đặt ra với công nghệ mới
 Ông Nguyễn Văn Cương cho biết, Hoa Kỳ rất quan tâm nghiên cứu những vấn đề pháp lý đặt ra với công nghệ mới

PV: Được biết là việc ứng dụng các thành tựu mới tạo nên nền kinh tế chia sẻ cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi ở Hoa Kỳ?

Ông Nguyễn Văn Cương: Đúng là việc xuất hiện các phần mềm kết nối giữa bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng mà không cần các bên trung gian môi giới đang gây ra nhiều vấn đề tại Hoa Kỳ.

Trong số đó, phải kể tới sự xuất hiện của phần mềm kết nối giữa người lái xe ô tô với người có nhu cầu đi xe, vừa có tính cạnh tranh, vừa thay thế cho dịch vụ taxi truyền thống mà dịch vụ kết nối của công ty Uber là một điển hình.

Trong lĩnh vực khách sạn và nhà ở, sự xuất hiện phần mềm kết nối tương tự do công ty Airbnb thực hiện cũng tác động trực tiếp tới các phân khúc của thị trường lưu trú khách sạn cũng như thị trường căn hộ cho thuê.

Đoàn công tác làm việc tại Khoa Luật Đại học Harvard
 Đoàn công tác làm việc tại Khoa Luật Đại học Harvard

PV: Ông có thể nói rõ hơn vấn đề pháp lý mà Hoa Kỳ đang gặp phải đối với Uber là gì không ạ?

Ông Nguyễn Văn Cương: Đối với dịch vụ của công ty Uber, việc ứng dụng dịch vụ này làm gia tăng số lượng người có xe ô tô và có thời gian rảnh để cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách lên một cách nhanh chóng.

Cái lợi của sự gia tăng về phía cung dịch vụ này được lan tỏa và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người tiêu dùng dịch vụ.

Tuy nhiên, hoạt động này tác động trực tiếp tới vị thế nghề nghiệp của các tài xế taxi truyền thống cũng như các hãng taxi truyền thống (vốn trước đây được kiểm soát rất chặt chẽ bởi chính quyền các thành phố và người muốn hành nghề phải đầu tư một khoản tiền ban đầu để nhận chuyển nhượng giấy phép hoạt động taxi có nơi lên tới hơn 1 triệu USD).

Tại Hoa Kỳ, một số hãng taxi truyền thống đã lên tiếng phàn nàn và phản đối việc triển khai Uber
 Tại Hoa Kỳ, một số hãng taxi truyền thống đã lên tiếng phàn nàn và phản đối việc triển khai Uber

Thị phần của các hãng taxi truyền thống bị sụt giảm mạnh. Thêm vào đó, sự gia tăng của người cung cấp dịch vụ vận tải hành khách bằng phương tiện cá nhân làm gia tăng nhanh lưu lượng xe cá nhân vận chuyển trên đường gây ra tình trạng tắc đường.

Chính vì vậy, một số hãng taxi truyền thống đã lên tiếng phàn nàn và phản đối việc triển khai dịch vụ mới này. Các hãng taxi cũng phàn nàn về việc hãng taxi phải chịu quá nhiều ràng buộc pháp lý vốn đã được ban hành từ rất lâu trước thời điểm xuất hiện dịch vụ vận tải hành khách thông qua ô tô sử dụng phần mềm kết nối.

Hiện tại, chính quyền các thành phố đang rà soát lại các điều kiện kinh doanh taxi truyền thống và việc kiểm soát hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô sử dụng phần mềm kết nối để tạo môi trường cạnh tranh công bằng hơn giữa taxi truyền thống và dịch vụ vận tải hành khách thông qua ô tô sử dụng phần mềm kết nối.

PV: Còn đối với Công ty Airbnb, việc ứng dụng phần mềm vào lĩnh vực khách sạn và nhà ở chắc phải đem lại nhiều thuận lợi cho người sử dụng, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Cương: Đối với hoạt động của Công ty Airbnb, dịch vụ kinh tế chia sẻ có mặt lợi là giúp cho việc kết nối giữa người còn dư phòng không sử dụng với các du khách có nhu cầu thuê phòng ngắn hạn khi đi du lịch với mức giá phải chăng.

Tuy nhiên, với phần mềm kết nối của Airbnb, lượng cung về phòng cho thuê được tăng lên, tác động trực tiếp tới thị phần của các khách sạn truyền thống. Thêm vào đó, việc đưa phòng dư thừa của các hộ dân và các căn hộ tham gia dịch vụ Airbnb lại làm giảm lượng cung căn hộ và phòng cho thuê dành cho những người có nhu cầu thuê dài hạn để làm chỗ ở cho việc sinh hoạt, học tập và làm việc tại các thành phố lớn. Điều đó làm cho giá sinh hoạt của các thành phố lớn tăng lên, ảnh hưởng tiêu cực tới tầng lớp trẻ đang theo học hoặc mới ra trường, đang có nhu cầu thuê phòng trọ để sinh sống, học tập và làm việc.

Do vậy, chính quyền một số bang và thành phố ở Hoa Kỳ, chẳng hạn tại thành phố Boston từ tháng 12/2019, đang cân nhắc việc áp đặt một số kiểm soát đối với việc đưa các phòng ở dư thừa của hộ gia đình và các căn hộ cho thuê vào hệ thống Airbnb. Chính quyền thành phố Boston đang cân nhắc đặt ra các điều kiện chẳng hạn như người đi thuê căn hộ thì không được sử dụng căn hộ để cho thuê lại thông qua dịch vụ Airbnb hoặc người sở hữu căn hộ thì chỉ được đưa căn hộ của mình cho thuê theo dịch vụ Airbnb không quá một số tháng/năm. Trước đó, vào tháng 12/2018, chính quyền bang Massachusetts (nơi Boston là thủ phủ) đã ban hành đạo luật về cho thuê phòng ngắn hạn.

Những vấn đề pháp lý kể trên có phần tương đồng với bài toán pháp lý mà Việt Nam đang cần giải liên quan tới việc ứng dụng phần mềm kết nối dịch vụ vận tải của Grab, Bee và Goviet (hoặc trước đây là Uber) trong mối quan hệ với các hãng taxi truyền thống (Mai Linh, Vinasun v.v.).

Riêng với dịch vụ Airbnb, có vẻ, hiện tại Việt Nam chưa thấy vấn đề này bức xúc nhưng có thể trong tương lai, tại các thành phố lớn, các dịch vụ tương tự như Airbnb xuất hiện thì không loại trừ việc gặp vấn đề tương tự như ở Hoa Kỳ để có sự căn chỉnh về chính sách. 

Tham gia Đoàn công tác có ông Hoàng Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia; bà Nguyễn Minh Hằng, Học viện tư pháp; bà Đinh Bích Hà và và Nguyễn Thu Hương, Viện Khoa học pháp lý
  Tham gia Đoàn công tác có ông Hoàng Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia; bà Nguyễn Minh Hằng, Học viện tư pháp; bà Đinh Bích Hà và và Nguyễn Thu Hương, Viện Khoa học pháp lý

PV: Cùng với nền kinh tế chia sẻ, Việt Nam cũng đang rất quan tâm tới việc ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng thành phố thông minh, nơi các vấn đề về đô thị được giải quyết bằng công nghệ, tạo nên một môi trường sống tiện lợi hơn. Đoàn công tác có nghiên cứu về vấn đề này ở Hoa Kỳ không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Cương: Ý tưởng triển khai dự án về thành phố thông minh cũng được chính quyền những thành phố lớn ở Hoa Kỳ quan tâm. Trong thực tế, quản trị các thành phố lớn ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như New York đã ứng dụng rất phổ biến công nghệ thông tin và các công nghệ có liên quan để tăng cường hiệu lực, hiệu quả cung cấp dịch vụ công cho người dân.

Điều đó thể hiện ở việc ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường cung cấp thông tin cho người dân (nhất là thông tin về các dịch vụ thiết yếu liên quan tới xe buýt, tàu điện ngầm, rác thải, điện, nước, bãi đậu xe v.v.). Tại các bãi đỗ xe thông minh, sự tự động hóa trong các công đoạn quản lý xe đi vào, xe đi ra, biển báo chỗ trống để đỗ xe, tính phí đỗ xe v.v. là phổ biến.

Mặc dù vậy, các giáo sư và chuyên gia của Đại học Fordham cho biết, việc triển khai các dự án về thành phố thông minh, nhất là dưới hình thức đối tác công tư, đang gặp phải sự lo ngại của cư dân thành phố về tính minh bạch trong việc thu thập dữ liệu và sử dụng dữ liệu cá nhân.

Khi triển khai các dự án về thành phố thông minh, các cảm biến và camera quan sát sẽ được đặt ở hầu khắp các đường phố, trung tâm thương mại, nơi công cộng để dễ dàng quan sát hành vi ứng xử của bất cứ ai nằm trong tầm bao quát của các camera và các cảm biến.

Điều lo ngại đối với người dân là những dữ liệu ấy sẽ được sử dụng cho việc gì và có cách nào để bảo đảm rằng những dữ liệu ấy không bị sử dụng sai lạc, không bị lộ, lọt và không bị khai thác sai mục đích.

Những quan ngại như vậy về quyền riêng tư của cư dân nếu không được giải quyết thì có thể việc triển khai dự án về thành phố thông minh sẽ bị phản đối và không nhận được sự đồng thuận cao của cư dân thành phố. Do vậy, các giáo sư và chuyên gia cho rằng, khi triển khai các dự án về thành phố thông minh, những quan ngại pháp lý kể trên rất cần lưu tâm để xử lý.

Đoàn Công tác cũng có hỏi về tiêu chuẩn pháp lý để xác định một thành phố nào đó là thành phố thông minh hay không thì các giáo sư và chuyên gia của Hoa Kỳ cho rằng, cho tới nay, ở Hoa Kỳ chưa có văn bản pháp lý nào quy định về vấn đề ấy.

Tùy từng thành phố khi triển khai các dự án về thành phố thông minh trên địa bàn của mình sẽ phải đưa ra bộ nhận dạng riêng.

Theo ghi nhận của Đoàn công tác, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, xây dựng thành phố thông minh với rất nhiều vấn đề đặt ra về tính bảo mật, quyền riêng tư... cũng đang là vấn đề được bàn luận tại Hoa Kỳ
 Theo ghi nhận của Đoàn công tác, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, xây dựng thành phố thông minh với rất nhiều vấn đề đặt ra về tính bảo mật, quyền riêng tư... cũng đang là vấn đề được bàn luận tại Hoa Kỳ

PV: Hoa Kỳ đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quá trình ra quyết định quản lý chưa, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Cương: Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quá trình ra quyết định quản lý (ví dụ, ra các quyết định nhận diện về việc một cư dân nào đó có cần sự hỗ trợ đặc biệt từ phía chính quyền trong các chương trình an sinh xã hội, phòng chống bạo lực gia đình v.v.) cũng đã được đặt ra.

Riêng trong lĩnh vực tư pháp, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang được bàn luận, nhất là việc tìm kiếm các án lệ tương đồng để phục vụ việc xử lý một vụ việc.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai phần mềm trí tuệ nhân tạo phục vụ việc ra quyết định chưa thực sự phổ biến (ngoại trừ các phần mềm hỗ trợ tìm kiếm thông tin pháp lý). Lý do là, việc ứng dụng phương thức học máy (machine learning) trong trí tuệ nhân tạo thông qua thuật toán dựa vào dữ liệu quá khứ. Bản thân các dữ liệu quá khứ mang trong mình những định kiến (bias) của người tạo ra dữ liệu.

Chính vì vậy, nếu dựa vào trí tuệ nhân tạo, có thể người ra quyết định sẽ bị định kiến theo và quá trình ra quyết định trở nên thiếu chính xác. Đây là vấn đề mà các phần mềm trí tuệ nhân tạo gặp phải và chưa dễ khắc phục.

PV: Xin cảm ơn ông về những thông tin rất thú vị và hữu ích mà Đoàn Công tác đã khảo sát và nghiên cứu được!

Còn tiếp: Xây dựng thành phố thông minh: làm gì để tôn trọng quyền riêng tư và bảo hộ dữ liệu cá nhân? 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm (Ảnh: Xaydungchinhsach.chinhphu.vn)

Đổi mới công tác lập pháp

(PLVN) -  Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh yêu cầu phải “đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp” nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đọc thêm

Sắp xếp bộ máy của các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng: Đã hoàn thiện Đề án gửi về Ban Chỉ đạo Trung ương

Đồng chí Trần Cẩm Tú phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều qua (24/12), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã làm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương về tình hình tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Bộ Y tế có bước tiến vượt bậc, đáng ghi nhận trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025. Ảnh: VGP
(PLVN) - Thông tin tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 diễn ra vào sáng nay, 24/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Bộ Y tế có bước tiến vượt bậc, đáng ghi nhận trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách. Phó Thủ tướng dẫn chứng, Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHYT.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Quảng bá sức mạnh Quân đội, năng lực CNQP Việt Nam

Đông đảo người dân đến xem Triển lãm.
(PLVN) - Sau 5 ngày trưng bày, chiều qua (23/12), Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024 đã thành công tốt đẹp. Triển lãm đã quảng bá sức mạnh Quân đội, năng lực công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam. Qua triển lãm, người dân tham quan có thêm hiểu biết về nền CNQP quốc gia, đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Quà tặng Tết dành cho đối tượng chính sách phải kịp thời, đầy đủ

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết người có công tại Yên Bái vào dịp Tết Giáp Thìn năm 2024. (Ảnh: Bộ LĐTBXH)
(PLVN) - Theo Quyết định số 1301/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về việc tặng quà cho một số đối tượng có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, có khoảng 1,6 triệu người có công với cách mạng được nhận quà dịp Tết Nguyên đán năm 2025 với tổng kinh phí trên 506 tỷ đồng. Thực hiện Quyết định số 1301, Bộ LĐ-TB&XH đã có hướng dẫn thêm một số điểm.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Công tác xây dựng Đảng tại Bộ Ngoại giao đạt nhiều kết quả quan trọng

Đoàn kiểm tra 1477 của Ban Bí thư làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng làm Trưởng đoàn vừa làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.