Thịt heo siêu nạc và chuyện trên bàn ăn

Thông tin về một loại chất cấm được nhiều hộ nuôi heo sử dụng và sự phát hiện hàng loạt công ty sử dụng chất tạo nạc cung ứng cho các hộ chăn nuôi đang khiến cho trên bàn ăn của nhiều gia đình vắng bóng thịt heo. Đây là vấn đề thời sự vẫn nóng hổi ngay trong bữa ăn của mọi nhà.

Thông tin về một loại chất cấm được nhiều hộ nuôi heo sử dụng và sự phát hiện hàng loạt công ty sử dụng chất tạo nạc cung ứng cho các hộ chăn nuôi đang khiến cho trên bàn ăn của nhiều gia đình vắng bóng thịt heo. Đây là vấn đề thời sự vẫn nóng hổi ngay trong bữa ăn của mọi nhà.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Lời cảnh báo của bác sĩ thú y

Bác sĩ thú y Vương Thiện Đức, một người chuyên hành nghề thú y ở Bình Dương cho biết, việc sử dụng chất cấm (được ông xác định là 2 loại hóa chất Clenbuterol và Salbutamol) đã bắt đầu từ năm 2002. Trong suốt 10 năm ấy, dù ông đã cảnh báo và tự thực hiện một video clip và tung lên You Tube, nhưng dường như chưa có ai để ý, kể cả các cơ quan chức năng.

Mãi đến gần đây mới rộ lên thông tin về việc sử dụng chất cấm, hoặc chất tạo nạc. Những hoài nghi về loại chất tạo nạc hiện đang khiến dư luận hoang mang và đang chờ cơ quan chức năng phân tích, giám định mẫu trước khi công bố cho các cơ quan truyền thông. Nhưng, với tư liệu trong tay, bác sĩ Đức khẳng định: “Clenbuterol và Salbutamol là loại hóa chất khi cho heo ăn với một lượng nhỏ, sẽ làm bung đùi heo, dù nấu thịt chín thuốc vẫn còn, trong điều kiện nước sôi 1000 C và đun nấu kéo dài, các loại hóa chất nói trên hầu như không biến đổi”.

Tác động của Clenbuterol và Salbutamol, theo bác sĩ Đức là vô cùng nặng nề đối với người sử dụng. Đó là gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh, cơ, tim và đã từng có nhiều vụ ngộ độc các loại chất nói trên do dùng thịt heo có sử dụng thuốc, nhưng những ca ngộ độc ấy hầu như chưa được tìm ra nguyên nhân và cảnh báo.

Trong video clip của mình, bác sĩ Đức nhấn mạnh: “Tác hại của Clenbuterol và Salbutamol là rất nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng và không dừng lại ở thế hệ hiện tại”. Từ sự xác định như vậy, ông cảnh báo rằng “ Nhà chăn nuôi heo, nhà giết mổ heo, nhà chế biến mua bán thức ăn gia súc, nhà sản xuất mua bán thuốc thú y: Đừng tìm cách làm bạn với Clenbuterol và Salbutamol”.

Mang tâm trạng bức xúc như vậy, nên khi nổ ra vụ việc nhiều hộ chăn nuôi heo ở Đồng Nai sử dụng các hóa chất này, bác sĩ Đức đã thốt lên: “Nguyên nhân không chỉ vì lợi nhuận, chính tâm lý bệnh hoạn mà những đối tượng sử dụng, buôn bán đã bất chấp tất cả. Hơn nữa vấn nạn trên càng phát triển do các cơ quan chức năng không xem trọng để điều tra, phát hiện, xử lý trong gần 10 năm nay”. Xem lại video clip này, mới thấy sự cảnh báo của bác sĩ Đức là không thừa, bởi ông đã từng kêu gọi : “Các cơ quan chức năng hãy vào cuộc để chặn đứng Clenbuterol và Salbutamol”!

Một bác sĩ thú y khác nay đang hành nghề kinh doanh, ông Trần Hữu Đức, ở Đồng Nai thổ lộ: “Cách đây khoảng 2 năm tôi có thắc mắc với ông giám đốc một công ty sản xuất thức ăn rất lớn ở Bình Dương mà tôi đang làm đại lý, là tại sao cũng cùng tiêu chuẩn như nhau mà sản phẩm dùng cho vịt đẻ của công ty thì trứng nhỏ hơn các sản phẩm cùng loại của các công ty khác ở miền Bắc?. Còn các loại khác dùng cho lợn, gà thịt thì tỷ lệ nạc và màu sắc thịt cũng kém hơn.

Tôi nhận được trả lời là các công ty ở miền Bắc có thể do chung chi được với các cơ quan quản lý và họ cho "đồ chơi" vào (đồ chơi ở đây tôi hiểu là chất tăng trọng hay hooc môn). Còn ở miền Nam thì việc quản lý của cơ quan chức năng tốt hơn và không chung chi được. Phải chăng đây là ý kiến đúng vì tôi không thấy báo chí phản ánh là thức ăn tổng hợp cho lợn có hoóc môn mà toàn là do các chủ trại dùng thông qua lái lợn”…

Cuộc chiến chất siêu nạc

Một chuyên gia trong ngành chăn nuôi cho rằng, thực ra một số loại hợp chất dùng cho tăng trọng ở heo vốn đã xuất hiện và sử dụng từ lâu, tuy nhiên chất tăng trọng này trộn vào thức ăn gia súc trong vòng kiểm soát thì được. Nhưng chất siêu nạc mà các cơ quan chức năng đang vào cuộc kiểm tra ráo riết lại là một ẩn số khác, phải phân tích kỹ thành phần mới rõ được.

Thế nhưng, nhìn vào thực trạng sử dụng các chất không rõ nguồn gốc cho heo ăn để tạo nạc trước khi xuất chuồng mới thật sự kinh hoàng. Chỉ riêng trong các ngày 9, 10, 12.3, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương đã kiểm tra hàng loạt các công ty, cở sở chế biến thức ăn gia súc.

Tại nhiều công ty như Dinh Dưỡng Vàng, Thiên Hương Phát (huyện Trảng Bom), công ty Nhân Lộc (huyện Vĩnh Cửu) hoặc một số cơ sở chế biến thức ăn gia súc ở TP Biên Hòa, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện và tịch thu hàng tấn chất tạo nạc thành phẩm dùng trong chăn nuôi. Những lô hàng này chưa kịp đưa ra thị trường, tuy nhiên nhiều công ty không lý giải được nguồn gốc hoặc hoàn toàn không có chứng từ bản gốc. Cá biệt có công ty còn sử dụng bao bì không có nhãn hiệu và có nhiều biểu hiện tránh né, không khai báo rõ ràng xuất xứ các lô hàng…

Điều đặc biệt khiến dư luận quan tâm là những cơ sở, công ty này đã làm ăn một thời gian dài và chính là nơi cung ứng chất tạo nạc cho rất nhiều trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai-một vùng chuyên cung ứng sản phẩm thịt heo cho TP HCM và cả miền Đông Nam Bộ!

Dù vẫn chưa có kết luận cuối cùng thành phần sinh hóa của những lô hàng chất tạo nạc của các công ty vừa bị phát hiện nhưng khi so sánh tác dụng “bung đùi, nặng ký, rút ngắn thời gian nuôi, kích thích chuyển hóa protein một cách nhanh nhất, giảm mỡ lưng, tỷ lệ thịt thăn cao và nặng ký” (theo lời khai của ông Nguyễn Văn Liên, Giám đốc Công ty Thực phẩm Dinh Dưỡng Vàng) với tác dụng của các chất Clenbuterol và Salbutamol mà bác sĩ Vương Thiện Đức cảnh báo trong video clip của mình, thì người viết không khỏi hoài nghi rằng trong các lô hàng đó, thành phần có thể có sự hiện diện của Clenbuterol và Salbutamol.

Nếu hoài nghi này biến thành sự thật, có lẽ rất nhiều người sẽ “đoạn tuyệt” với thịt heo. Và chúng ta có thể hình dung trên bàn ăn của mỗi gia đình sẽ ra sao.

Người chăn nuôi điêu đứng

Ngày 13.3, ông Nguyễn Thanh Sơn, Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) phát đi thông báo rằng, có thể cuối tháng 3 sẽ có kết quả kiểm tra và công bố tỉ lệ nhiễm chất cấm trên đàn heo hiện nay. Cũng theo Cục Chăn nuôi, giá thịt heo hiện đang giảm từ 10-15% so với thời điểm sau Tết nguyên đán.

Tác động của việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi heo đã khiến nhiều nông dân điêu đứng. Anh Nguyễn Văn Sáu , ngụ ở xã Xuân Thạnh, huyện Long Khánh, Đồng Nai kể: “ Tôi có nuôi bầy heo gần 20 con, định bán bớt một số để cho con đi thi đại học, nhưng bây giờ thương lái ép giá quá nên không biết làm sao. Nếu bán theo giá họ đưa ra thì giá bán mỗi con heo lỗ từ 500-600 ngàn đồng. Tính ra, bầy heo của tôi lỗ mất hơn 10 triệu đồng.Số tiền này không phải nhỏ đối với hộ nông dân như tôi”.

Cùng tâm trạng với anh Sáu, người viết nhận được nhiều thông tin từ các hộ nông dân khác ở các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai), Tân Uyên (Bình Dương), Tánh Linh (Bình Thuận)…Tất cả họ đều than thở rằng, đến thời điểm xuất chuồng, heo vẫn cứ bị ứ đọng, và khó khăn càng thêm chồng chất.

Trong khi đó, cô giáo Nguyễn Thị Liên, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hương Sen ở quận Gò Vấp, TP.HCM, cho biết: “Suốt 10 ngày nay, nhiều phụ huynh học sinh của trường đã trực tiếp đến gặp tôi đề nghị không nên cho nhà bếp mua thịt heo để cho các cháu ăn trong thời gian này. Họ tỏ ý rất lo ngại vì loại thịt heo siêu nạc đang được bán đầy dẫy ở ngoài chợ. Khi nghe trấn an rằng, bếp của trường chỉ mua thịt heo có chất lượng, được kiểm dịch ở các siêu thị, một số phụ huynh có phần yên tâm, nhưng nhiều người vẫn còn rất lo lắng”.

Từ bàn ăn của mỗi gia đình, đến bếp ăn ở các trường, các khu công nghiệp… hầu như đều rất e ngại khi dùng thịt heo. Điều này đã khiến cho người chăn nuôi chân chính gặp rất nhiều khó khăn. Đây là một thực tế rất cần các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, ráo riết xử lý các hộ chăn nuôi, các cơ sở bán chất cấm và phân định rõ đâu là thịt heo chất lượng, thịt heo có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có làm quyết liệt như vậy, mới trả lại tâm lý yên tâm cho người tiêu dùng, cứu ngành chăn nuôi heo và giải tỏa “nỗi oan” cho những hộ nông dân chăn nuôi chân chính.

An Phong

Đọc thêm

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.

Ngành công nghiệp bán dẫn “chạy đua” với thời gian

Lễ trao thỏa thuận hợp tác chiến lược và ra mắt Liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn VASA. (ảnh: MOET)
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, hiện nay, Chính phủ đặc biệt quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở Việt Nam. Trong đó chú trọng xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư đến năm 2030.