Thị trấn 'lửa địa ngục'

Người ta cho rằng 250 năm sau đám lửa này mới tắt
Người ta cho rằng 250 năm sau đám lửa này mới tắt
(PLVN) - Centralia là một thị trấn nhỏ trong quận Columbia, bang Pennsylvania, Mỹ. Với khoảng 10 người sinh sống, đây là thị trấn ít dân nhất tại Pennsylvania. Người dân sống ở đây luôn sẵn sàng đối diện với việc đường bất thình lình nứt toác, lộ hố địa ngục phía dưới và những đốm lửa đang cháy. 

Quá khứ tấp nập

Một thế kỷ trước, Centralia là một thị trấn tấp nập, sầm uất, sôi động có dân số khoảng 1.500 người, cùng với nhà hát, ba trường học, một bưu điện, bảy nhà thờ và hàng chục cửa hàng, doanh nghiệp buôn bán…

Centralia được thành lập vào những năm 1850 khi thị trấn này bắt đầu hoạt động khai thác than đá, một trong những nguồn năng lượng chính, cung cấp chất đốt cho cuộc Cách mạng Công nghiệp. Thời điểm đó, thị trấn này giàu có nhờ trữ lượng than antraxit phong phú và được cho là lớn bậc nhất thế giới. Kể từ đó đến năm 1860, thị trấn là nhà của hầu hết là thợ khai thác mỏ và các thành viên trong gia đình họ. 

Đến ngày 25/3/1947, thảm họa đã xảy ra với Centralia khi một mỏ than ở đây phát nổ, khiến 111 người thiệt mạng, tám người khác được giải cứu nhưng sau đó cũng qua đời vì bị thương quá nặng. Trong vụ tai nạn, chỉ có 31 người thoát chết. 

Vào năm 1962, rác thải ở một hố than đã đốt cháy một mạch than ở dưới lòng đất bị bỏ hoang lâu năm, lượng than này bị cháy đã dẫn tới gây cháy các mạch than đá khác, tạo ra một đám cháy khủng khiếp.

Hình ảnh hoang vắng ở thị trấn Centralia
Hình ảnh hoang vắng ở thị trấn Centralia

Đến năm 1981, ngọn lửa âm ỉ dưới lòng đất đã tạo nên những vết nứt, hố đất sụt sâu hay những cột hơi nước phun lên khí cacbon monoxit lớn đến mức gây chết người. “Lửa địa ngục” tỏa đi bốn mặt bên dưới những tầng đất của khu vực rộng 1,6 km2.

Lúc này, 80% số dân của thành phố phải sơ tán vì mỏ than cháy gây ô nhiễm không khí. Chính quyền địa phương không thể xử lý nổi hệ quả vụ cháy nên đã sơ tán hết dân. Trong năm 2007, chỉ còn 10 người sống trong thị trấn. T

hậm chí, số ngôi mộ trong nghĩa trang còn nhiều hơn số người còn sống. Hiện nơi công cộng duy nhất vẫn còn hoạt động là nhà thờ St Mary, mở cửa ngày Chủ nhật.  

Mồi lửa tai hại

Ban đầu không ai biết chính xác ngọn lửa ở Centralia bốc lên như thế nào. Sau này các chuyên gia cho rằng giả thuyết có lý nhất là việc đốt rác ở một bãi rác. 

Năm 1962, nhiều mỏ hoang chuyển thành bãi rác, lượng rác ở thị trấn Centralia nhiều đến mức trở thành vấn đề nhức nhối và chính quyền địa phương không thể kiểm soát nổi.

Sau đó, ngọn lửa cứ thế âm ỉ lan rộng theo đường hầm xuyên qua các mỏ. Đến tháng 5/1962,  thành phố quyết định dọn dẹp các bãi rác. Trong khi dọn hố chôn rác, khi châm lửa đốt người ta đã không ngờ đến việc hố rác này nằm trên một mỏ than lộ thiên bị bỏ hoang cạnh nghĩa trang Odd Fellows. Điều này dẫn đến việc than nóng thâm nhập vào mạch than bên dưới hố chôn rác và ngọn lửa ngầm được nhóm lên, xuyên qua những hốc đá, bén vào hệ thống mỏ than bên dưới Centralia. 

Ban đầu, khoảng 1.500 cư dân sống ở Centralia cho rằng nó chỉ gây bất tiện đôi chút. Nhưng suy nghĩ của họ thay đổi khi khói lưu huỳnh và khí carbon monoxide bắt đầu lọt ra ngoài hầm mỏ, làm các cư dân ngạt thở vì mức độ hôi hám khó chịu. Ngọn lửa dưới lòng đất cũng khiến mặt đất nứt nẻ, dẫn đến hố sụt xuất hiện khắp mọi nơi.

Thị trấn Centralia
Thị trấn Centralia

“Mọi người trong thị trấn đều chung một mối lo ngại, rằng bạn đi ngủ vào ban đêm và không biết liệu sẽ thức dậy vào buổi sáng hay không”, ông Michael Sulick, một thợ mỏ nghỉ hưu bày tỏ. Nhiều người đã gọi Centralia là thị trấn không ai có thể trốn thoát nếu còn tiếp tục sống ở đây. Họ không biết lúc nào nền đất có thể sụp xuống và những chiếc hố sâu, nóng bỏng, đầy khói sẽ nuốt chửng họ.

Ngày 14/2/1981, cậu bé Todd Domboski khi đó 12 tuổi, bị sụt xuống một chiếc hố sâu 4m khi đang ở nhà bà ngoại. Todd thoát chết nhờ bám vào rễ cây, và chờ đợi anh em họ đến cứu.  

Trong nhiều năm, chính quyền thành phố cố gắng dập tắt ngọn lửa, nhưng vô vọng. Họ khoan hố xuống hầm mỏ và lấp cát để chặn nguồn không khí, nhưng cách này không hiệu quả, buộc phải dừng lại vào thập niên 1980. Không thể làm gì khác hơn, thành phố quyết định bồi thường cho người dân thị trấn, trả tiền cho họ di chuyển và định cư ở vùng đất mới. Đến năm 1992, thị trấn Centralia bị đóng cửa và phần lớn cư dân đã rời đi.  

Ngày nay khu vực này trở thành địa điểm thám hiểu với nhiều khách du lịch. Du khách đến với Centralia thường e dè với những con đường nứt toác, khói bốc lên và phía dưới đỏ rực màu lửa. Nhiều ngôi nhà ở đây đã bị bỏ hoang, nhiều con đường chằng chịt nét vẽ bằng sơn như một lời cảnh báo bất kỳ ai cũng có thể bị nuốt chửng vào lòng đất do lửa cháy ngầm phía dưới và đất có thể sụp xuống bất kỳ lúc nào. 

Vì sao ngọn lửa này vẫn cháy âm ỉ cho đến bây giờ? Than đá cháy chậm và ổn định, có nghĩa cần một thời gian dài để nó cháy hết. Chỉ cần có đủ nhiệt, nhiên liệu và oxy để duy trì, ngọn lửa sẽ không tắt. Đó là lý do tại sao ngọn lửa bốc lên từ mỏ than đá có thể cháy dữ dội trong nhiều thập kỷ qua. Nhiều người e ngại rằng, khoảng 250 năm nữa ngọn lửa mới có thể tắt. 

Bên cạnh đó, khi ngọn lửa cháy còn giải phóng khí carbon monoxide qua mặt đất. Lượng khí này trong không khí được đánh giá là gây nguy hiểm cho con người khi nó tích tụ trong máu. Những người mắc bệnh sẽ bị các triệu trứng giống cúm, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.