Thi hành Luật Bảo vệ Môi trường: Làm rõ nhiều nội dung doanh nghiệp quan tâm

Cơ sở chế biến thủy sản nằm trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Cơ sở chế biến thủy sản nằm trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trước lo lắng của cộng đồng doanh nghiệp về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường làm tăng chi phí, thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức có phản hồi.

Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế bằng mọi giá

Dù ngày 27/9, Bộ Tư pháp đã thẩm định về Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020 (dự thảo Nghị định), ngày 11/10, đại diện 10 doanh nghiệp, hiệp hội vẫn có văn bản kiến nghị tới Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các bộ, ngành liên quan về một số nội dung của dự thảo Nghị định này.

Bên cạnh đó, 30 tổ chức, cá nhân đã có văn bản kiến nghị gửi Chủ tịch Quốc hội về việc xây dựng dự thảo Nghị định. Vì vậy, mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với đại diện các Hiệp hội Thuỷ sản, May mặc, Hoá chất, Thuốc bảo vệ thực vật, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô - xe máy; Hiệp hội Các DN Châu Âu, Mỹ đầu tư tại Việt Nam…

Trong 6 nhóm nội dung quan trọng mà các DN, hiệp hội băn khoăn có thủ tục cấp giấy phép môi trường (GPMT); Bãi bỏ việc thành lập văn phòng EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và hội đồng EPR; Đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm, và xử lý chất thải... Những nội dung này đã được đưa ra thảo luận tại nhiều cuộc tham vấn giữa Bộ TN&MT với DN trước đó.

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Luật BVMT năm 2020 đã thể chể hóa nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều chế định mới bảo đảm “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế bằng mọi giá”; cắt giảm và cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh...

Về cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ TN&MT cho rằng, ý hiểu “Dự thảo quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc áp dụng ngay ở mức 80-90%” là phản ánh chưa đúng nội dung quy định này, có sự hiểu nhầm với tỷ lệ thu hồi tối thiểu của nguyên liệu, vật liệu trong bao bì, sản phẩm. Dự thảo Nghị định hiện nay không quy định cụ thể tỷ lệ tái chế cho từng sản phẩm mà chỉ quy định công thức tham chiếu và quy trình xác định tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng giai đoạn.

Việc xác định tỷ lệ tái chế cụ thể sẽ do Hội đồng EPR quốc gia thảo luận, quyết định trên cơ sở công thức tính tỷ lệ tái chế tham chiếu, mục tiêu tái chế quốc gia và tình hình kinh tế - xã hội của từng giai đoạn.

Đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế quy định tại Điều 54 Luật BVMT 2020, không phải là thuế, phí hay lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí. Về bản chất, đây là quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong trường hợp không trực tiếp thực hiện tái chế, không phải là khoản đóng góp bắt buộc.

Việc đóng khoản tiền này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động tái chế liên quan đến các sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu. Để bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng khoản tiền này, Dự thảo Nghị định quy định nhà sản xuất, nhập khẩu tham gia Hội đồng EPR quốc gia để quyết định và giám sát việc sử dụng khoản tiền này hiệu quả, đúng mục đích.

Đơn giản hóa nhiều quy định về hồ sơ, trình tự cấp

Về trình tự, thủ tục cấp GPMT, Dự thảo Nghị định đã tiếp thu nhiều ý kiến của các hiệp hội, DN tại buổi làm việc ngày 30/8/2021 theo hướng đơn giản hóa nhiều quy định về hồ sơ, trình tự cấp như: chỉnh sửa nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT đơn giản hơn, phù hợp với từng đối tượng được cấp GPMT, trong đó chỉ yêu cầu các thông tin liên quan đến các công trình BVMT đã hoàn thành, kết quả thanh tra, kiểm tra, quan trắc môi trường,...; bỏ trình tự về thông báo việc nộp phí thẩm định cấp GPMT; đơn giản hóa quy trình rà soát tính hợp lệ của hồ sơ theo hướng chỉ thực hiện 01 lần, trong khi Dự thảo cũ thì thực hiện 2 lần.

Về thành phần hồ sơ chỉ yêu cầu báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng thực hiện ĐTM (đối với dự án đã có báo cáo ĐTM hoặc cơ sở đang hoạt động thì không phải nộp bất cứ tài liệu gì ngoài văn bản đề nghị và báo cáo đề xuất cấp GPMT…).

Quy trình cấp GPMT cũng được đơn giản hóa theo tính chất của dự án, như trường hợp các dự án không có công trình xử lý chất thải phải vận hành thử nghiệm và trường hợp điều chỉnh GPMT thì được thực hiện trên môi trường điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong thời gian không quá 15 ngày (rút ngắn 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của cấp bộ và 15 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của cấp tỉnh, cấp huyện so với thời hạn theo quy định của Luật BVMT 2020).

Theo Bộ TN&MT, ý kiến cho rằng phần lớn DN phải trải qua 2 lần thẩm định và 2 lần kiểm tra thực địa (khi thẩm định ĐTM và khi thẩm định, cấp GPMT) là không phản ánh đúng nội dung của Luật BVMT 2020 cũng như quy định chi tiết nội dung này trong Dự thảo Nghị định.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật BVMT 2020, trong trường hợp cần thiết cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM mới tổ chức khảo sát thực tế khu vực dự kiến triển khai dự án để phục vụ công tác thẩm định ĐTM, đây không phải là hoạt động kiểm tra. Đối với việc cấp GPMT, Dự thảo Nghị định cũng chỉ quy định trong trường hợp cần thiết đối với các dự án thuộc nhóm I, nhóm II, cơ quan cấp GPMT mới thành lập đoàn kiểm tra.

Đọc thêm

Cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 để bảo đảm đời sống nhân dân

Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.
(PLVN) - Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), ngày 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?