Thêm 15 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vắc xin Covivac

Nam tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin Covivac. Ảnh: Ngọc Nga
Nam tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin Covivac. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Thông tin từ Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội, trong sáng nay (23/3), có thêm 15 tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin Covivac của IVAC. Đây là Covivac phòng Covid-19 thứ 2 do Việt Nam sản xuất đang thử nghiệm lâm sàng.

PGS.TS.BS Phạm Thị Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết cho biết, do điều kiện người tiêm thử nghiệm phải lưu trú trong 24h để theo dõi nên sẽ chỉ tiêm tối đa cho 15 người trong bổi sáng ngày 23/3. Mỗi buổi sẽ có 8 người nam và 7 nữ hoặc 8 nữ 7 nam. Độ tuổi của người tiêm từ 18-59. Buổi tiêm tiếp theo trong tuần này, dự kiến sẽ diễn ra ngày 25/3, cũng với 15 người tình nguyện.

Trước đó, sáng 15/3, 6 tình nguyện viên đầu tiên đã được tiêm thử nghiệm mũi đầu tiên của vắc xin Covivac. Với liều tiêm thứ nhất, 114 người còn lại sẽ lần lượt được tiêm theo các đợt, mỗi đợt cách nhau 8 ngày cho đến 20/04/2021. Theo lịch trình nghiên cứu, mỗi đợt sẽ tổ chức tiêm từ 12-18 người/ngày

120 tình nguyện viên được chia thành 5 nhóm: 3 nhóm vắc xin không có tá chất với các mức liều: 1mcg, 3mcg và 10mcg; 1 nhóm vắc xin mức liều 1mcg có tá chất và 1 nhóm gồm 20 người tiêm giả dược.

Vắc xin Covivac của công ty IVAC là vắc xin ngừa Covid-19 thứ hai của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng. Vắc xin này sử dụng công nghệ véc tơ NewCastle trên phôi trứng gà theo dây chuyền sản xuất vắc xin cúm mùa.

Theo GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vắc xin Covivac đã được đánh giá ở những chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau, đặc biệt đối với biến chủng Anh và Nam Phi, với cả 2 chủng này và các chủng khác vắc xin cho kết quả bảo vệ khá tốt.

Và theo ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học - Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), cho biết IVAC đã mua bảo hiểm cho các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu, tổng tối đa cho cả đợt nghiên cứu vào khoảng 40 tỉ đồng.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.