“Thể xác và tâm hồn” của tác gia Maxence van der Meersch, một bộ sách nổi tiếng về ngành y thế kỉ 19 như một sự tri ân đối với những người anh hùng tuyến đầu đã hy sinh chống dịch.
"Thể xác và tâm hồn" được xem là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong văn nghiệp của Maxence Van der Meersch. Bộ tiểu thuyết tâm lý xã hội này từng được vinh danh Giải thưởng Viện Hàn lâm Pháp năm 1943 và dịch sang 13 ngôn ngữ khác nhau. Maxence Van der Meersch (1907-1951) là một trong những nhà văn nổi bật của văn học Pháp thế kỷ XX.
“Thể xác và tâm hồn”- một bộ sách nổi tiếng về ngành y thế kỉ 19. |
Bối cảnh câu chuyện diễn ra tại thành phố Angers những năm 1937 - 1938, "Thể xác và Tâm hồn" đã vẽ nên một bức tranh hiện thực rộng lớn, sâu sắc về đời sống xã hội, cũng như hoạt động y tế tại Pháp trong những năm nửa đầu thế kỷ XX, liên quan đến các bệnh lý tâm thần và bệnh lao.Hình tượng nhân vật chính Michel cũng chính là cuộc đời của bác sĩ Paul Carton, một vị bác sĩ mà nhà văn Maxence Van der Meersch vô cùng biết ơn và ngưỡng mộ - bởi ông cho rằng vợ mình, Thérèse, sống sót khỏi bệnh lao là nhờ công ơn của Paul Carton.
Điểm nổi bật của nhân vật chính - Michel tuy là một chàng trai có xuất phát điểm tốt hơn đám bạn, có cha là một vị bác sĩ tiếng tăm, có địa vị trong giới Y học tại trường Đại học nổi tiếng, nhưng anh không vì thế mà kiêu ngạo. Trái lại anh hết sức học tập trau dồi khả năng phẫu thuật cũng như y đức. Dường như trái ngược với những cậu bạn cùng khóa chỉ chăm chăm dựa vào thế lực và nạn chia bè phái giữa các giáo sư đầu ngành với nhau để tiến thân, Michel chủ trương tin vào bản thân cũng như những giá trị cốt lõi. Cậu sẵn sàng từ bỏ sự sắp xếp của cha trên con đường hoạn lộ tươi sáng để được sống độc lập. Michel còn dành thời gian để theo đuổi cách chữa bệnh lao mới, đồng thời sống vì người bệnh mà không toan tính cũng như trục lợi trên bệnh tình của họ.
Bản thân tác phẩm này khi ra mắt tại Pháp đã bị giới y học chỉ trích nặng nề bởi họ cho rằng Maxene van der Meersch chỉ là kẻ ngoại đạo không am hiểu sâu sắc về ngành y, nhưng nó lại được giới phê bình và công chúng đón nhận bởi nhà văn đã lột tả, khá chân thực những góc khuất của giới y-bác sĩ trong bối cảnh xã hội Pháp những năm 1937-1938 (Vấn nạn rượu bia, mại dâm; hậu quả của đời sống sinh hoạt thiếu khoa học, cách khám chữa bệnh quan liêu tắc trách, tranh giành danh vọng, địa vị trong gia đình/xã hội.) Vậy nên tính thời đại của câu chuyện trong "Thể xác và tâm hồn" thực sự vẫn còn giá trị trong thời đại ngày nay.