Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021 nhận tác phẩm từ ngày phát động đến ngày 30/9/2021.
Thể lệ Giải báo chí toàn quốc
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng biên tập Báo GD&TĐ phát biểu tại lễ phát động Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021.

Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" là sự kiện của Ngành Giáo dục do Bộ GD&DT phối hợp với Hội nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ Thông tin truyền thông tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thực hiện.

Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp giáo dục; về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Qua đó, tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp của ngành giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Quy định về tác giả, tác phẩm, đối tượng dự thi

- Là công dân Việt Nam, bao gồm những nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên có tác phẩm báo chí xuất sắc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, phù hợp với tiêu chí của Giải.

- Tác giả dự Giải không vi phạm các Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, không vi phạm Luật Báo chí và luật pháp khác.

- Mỗi tác giả, nhóm tác giả không gửi quá 05 tác phẩm dự Giải.

- Thành viên Hội đồng chấm Giải, Ban chỉ đạo, Ban tổ chức không gửi tác phẩm tham dự Giải.

- Tác phẩm báo chí tham dự Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" là những tác phẩm bằng tiếng việt được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng kể từ ngày 5/9/2020 đến ngày 5/9/2021. Nếu các tác phẩm đăng, phát nhiều kỳ thì ít nhất phải có 2/3 số tác phẩm trong khoảng thời gian nêu trên.

- Những tác phẩm đã được trao thưởng ở các cuộc thi ở địa phương vẫn được quyền dự Giải, nhưng phải ghi rõ mức giải và thông tin về cơ quan/đơn vị, thời gian tổ chức giải thưởng. Tác phẩm đã đoạt Giải báo chí Quốc gia, các giải báo chí toàn quốc chuyên ngành khác không được tham dự.

Các tác phẩm dự thi phải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm tác phẩm được công bố.

Tác phẩm được xét trao Giải phải là những tác phẩm bảo đảm tính chân thực, chính xác, khách quan, có định hướng tư tưởng, chính trị đúng đắn. Nội dung tác phẩm phải nêu được những vấn đề về Giáo dục và đang được dư luận xã hội quan tâm; có tính phát hiện, tổng kết hoặc hướng dẫn có tính thuyết phục và hiệu quả xã hội cao; có phương pháp thể hiện hấp dẫn, sáng tạo; có tác động tích cực phục vụ công tác đổi mới Giáo dục. Không xét tác phẩm có tính hư cấu.

Loại hình báo chí được xét trao Giải gồm: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình; thể loại: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra, các chương trình phát thanh, truyền hình

Thời gian nhận tác phẩm từ ngày phát động đến ngày 30/9/2021.

Cơ cấu giá trị giải thưởng

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021 cơ cấu giải thưởng bao gồm: 1 Giải đặc biệt lựa chọn từ các tác phẩm đoạt giải Nhất; 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và một số giải Khuyến khích cho mỗi loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình); Giải nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải (2 nhân vật).

Mỗi giải thưởng sẽ bao gồm: Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”; Chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tiền thưởng bằng tiền mặt:

Giải Đặc biệt: 60.000.000 đồng; Giải nhất: 30.000.000 đồng/giải; Giải nhì: 15.000.000 đồng/giải; Giải ba: 10.000.000 đồng/giải; Giải khuyến khích: 5.000.000 đồng/giải.

Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải được nhận biểu trưng “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” và phần quà (hoặc tiền mặt) trị giá: 10.000.000 đồng.

Địa chỉ nhận tác phẩm: Báo Giáo dục và Thời đại, 15 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc qua Email: cuocthiVSNGDVN@moet.gov.vn

Đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngoài phong bì ghi rõ: Bài tham gia Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021.

Dự kiến Lễ tổng kết và trao giải được tổ chức và truyền hình trực tiếp trên VTV vào ngày 13/11/2021.

Chi tiết Thể lệ Giải báo chí:

Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021
Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021
Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021
Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021
Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021
Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021
Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021
Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2021

Đọc thêm

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Không gây quá tải, áp lực cho thí sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu kết luận Hội thảo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT chuẩn bị trong một thời gian dài, bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, ứng dụng những kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT…

Vì sao trường Cao đẳng Huế có tới 8 Hiệu phó?

Ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) trao quyết định và tặng hoa Hiệu trưởng cùng 8 Phó Hiệu trưởng
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập trường Cao đẳng Huế. Sau khi thành lập, trường này có tới 8 Phó Hiệu trưởng. Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế lý giải việc này ra sao?

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điểm mới cần lưu ý

Thi chứng chỉ VSTEP tại Đại học Kinh tế - Tài chính. (Ảnh: UEF)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi năm nay cơ bản giữ ổn định như năm trước, chỉ điều chỉnh một số điểm về mặt kỹ thuật để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.

Nhiều cơ hội cho thí sinh chọn ngành bán dẫn

Nhiều cơ hội cho việc làm trong ngành công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHBK)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, dự kiến năm 2024, các trường đại học sẽ tuyển sinh đào tạo hơn 1.000 sinh viên ngành vi mạch bán dẫn, chủ yếu là thiết kế và 7.000 sinh viên lĩnh vực liên quan đến ngành này… Con số trên sẽ tăng dần từ 20 - 30% mỗi năm. Năm 2030, số lượng nhân lực ngành bán dẫn cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ.

Tuyển sinh đại học 2024: Cuộc đua đa sắc màu

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT được giữ ổn định từ năm 2022 tới nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh. Do vậy nhiều trường công bố đề án tuyển sinh sớm để thí sinh chuẩn bị tốt nhất, cho cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và các đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2024…

Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (phải) và con gái đỡ đầu là sinh viên Lào. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ, nhưng các sinh viên Lào, Campuchia đã nhận được hơi ấm thân thương từ các gia đình cha - mẹ đỡ đầu Việt Nam. Trao đi tình yêu thương, các bậc cha mẹ người Việt cũng nhận lại nhiều tình cảm và kỉ niệm đẹp từ các con.

Tuyển sinh Đại học 2024: Nhiều ngành “khát” nhân lực

Thí sinh cần cân nhắc trước ngưỡng cửa chọn nghề tương lai. (Ảnh minh họa - Nguồn: huongnghiep.hocmai.vn)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thông tin đầu tiên về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Sắp tới, quy chế thi tốt nghiệp THPT sẽ được chính thức ban hành để thí sinh sẽ đăng ký dự thi từ tháng 4.