Hé lộ nguyên nhân “tia chớp” tàng hình F-35 của Nhật Bản lao xuống biển

Máy bay F-35.
Máy bay F-35.
(PLVN) - Không quân Nhật Bản ngày 10/6 cho biết, việc mất phương hướng nhiều khả năng là nguyên nhân khiến một trong số các phi công của lực lượng này lái máy bay chiến đấu tàng hình F-35 lao xuống Thái Bình Dương vào tháng 4 vừa qua.

Theo Reuters, thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya đưa ra tại một cuộc họp báo.

“Chúng tôi tin rằng rất có thể viên phi công đã bị mất thăng bằng hoặc mất phương hướng về không gian nhưng không ý thức được tình trạng của mình”, Bộ trưởng Iwaya cho biết.

Theo Bộ trưởng Nhật Bản, bất cứ phi công nào cũng có thể rơi vào hoàn cảnh trên, dù họ có là người có nhiều kinh nghiệm đến đâu. Giới chức Nhật Bản cho biết, phi công trên máy bay bị rơi 41 tuổi. Người này đã tử nạn sau vụ việc nhưng thi thể ông chưa được tìm thấy.

Vẫn theo không quân Nhật, họ không phát hiện dấu hiệu cho thấy phi công trên máy bay gặp nạn đã gặp rắc rối. Người này cũng được cho là đã không tìm cách tránh va chạm dù trên máy bay có thiết bị tiên tiến và hệ thống cảnh báo sát mặt đất để cảnh báo.

Không quân Nhật Bản cũng cho biết không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy viên phi công đã cố nhảy dù ra ngoài. Theo các đánh giá, chiếc máy bay F-35 xấu số đã lao xuống nước với vận tốc lên tới 1.100km/giờ.

Chiếc máy bay F-35A của Nhật Bản đã biến mất khỏi màn hình radar hôm 9/4 khi đang cùng với 3 máy bay khác thực hiện nhiệm vụ huấn luyện ở vùng biển trên Thái Bình Dương, cách thành phố Misawa của nước khoảng 135 km về phía đông.

Việc Bộ Quốc phòng Nhật Bản loại bỏ lỗi kỹ thuật hay phần mềm là nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay tối tân do Mỹ sản xuất được xem là động thái khiến một số nước đang vận hành hoặc có kế hoạch mua máy bay F-35A như Anh, Mỹ, Australia...

Tuy nhiên, cho đến nay, không quân Nhật Bản vẫn chưa khôi phục được bất kỳ dữ liệu nguyên vẹn nào từ thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay của máy bay để củng cố đánh giá trên của họ.

Ông Iwaya cho biết, không quân Nhật Bản sẽ tăng cường huấn luyện chống mất thăng bằng cho các phi công, đồng thời tiến hành kiểm tra những chiếc F-35 còn lại và gặp gỡ những người dân sống gần căn cứ ở Misawa, quận Aomori trước khi khởi động lại việc sử dụng các máy bay trên.

Việc điều tra nguyên nhân vụ rơi máy bay của Nhật Bản đang rất được chú ý trong bối cảnh Tokyo vào tháng 12 năm ngoái cho biết sẽ mua thêm 45 máy bay chiến đấu tàng hình F-35, bao gồm một số biến thể có thể cất và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) B, trị giá khoảng 4 tỷ USD. 

Trước đó, Nhật Bản cũng đã đặt hàng 42 máy bay phản lực này. Theo giới chức Nhật Bản, tổng cộng, họ muốn trang bị cho lực lượng không quân khoảng 150 chiếc F-35, khiến Nhật trở thành nước mua nhiều máy bay F-35 của Mỹ nhất.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.