“Thế giới sẽ không trở lại bình thường cho đến khi có vắc-xin chống lại Covid-19“

WHO không hy vọng có được vắc-xin chống virus corona trong ít nhất 12 tháng tới. Ảnh: Reuters
WHO không hy vọng có được vắc-xin chống virus corona trong ít nhất 12 tháng tới. Ảnh: Reuters
(PLVN) - Giới Dược sĩ và kinh doanh Thụy Sĩ dự đoán rằng một loại thuốc hiệu quả chống lại Covid-19 sẽ có vào cuối năm nay, nhưng vắc-xin chống virus này có thể mất nhiều thời gian hơn thế.

"Trong trường hợp tốt nhất, trước cuối năm 2020 sẽ có thuốc đặc trị virus corona" - ông Francesco De Rubertis, Giám đốc và đồng sáng lập của Medicxi (một công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Geneva đầu tư vào công nghệ sinh học) cho biết hôm 13/4.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Tempsexternal của Thụy Sĩ, ông De Rubertis cho biết, có thể vào cuối năm nay sẽ thử nghiệm một loại vắc-xin có triển vọng nào đó. Và nếu  Nếu câu trả lời là tích cực thì, một loại vắc-xin chống virus corona có thể xuất hiện vào nửa cuối năm 2021, có thể là trong quý thứ ba".

Ông lưu ý rằng khung thời gian này sẽ là một thời gian ngắn đặc biệt ngắn - chưa đến hai năm sau khi Covid-19 xuất hiện - khi mà thông thường phải mất từ năm đến bảy năm để phát triển một loại vắc-xin. Ông De Rubertis cũng dự đoán rằng vắc-xin sẽ do một công ty dược phẩm lớn hoặc một công ty công nghệ sinh học lớn sản xuất ra chứ không phải là một công ty mới thành lập.

Trong khi đó, ông Walter Kielholz - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty tái bảo hiểm Thụy Sĩ Swiss Re - cho rằng sớm nhất thì quý 1/2021 sẽ có một loại vắc-xin chống được virus corona - và sau đó nó sẽ phải được đưa vào sản xuất hàng loạt rất nhanh.

Hình ảnh kính hiển vi điện tử của Covid-19 (màu vàng) nổi lên từ bề mặt tế bào (màu xanh / hồng) được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở Mỹ. Ảnh: swissinfo
 Hình ảnh kính hiển vi điện tử của Covid-19 (màu vàng) nổi lên từ bề mặt tế bào (màu xanh / hồng) được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở Mỹ. Ảnh: swissinfo

Trong một cuộc phỏng vấn được xuất bản bởi tập đoàn báo chí CH-Media hôm 14/4, ông Walter Kielholz nói rằng "thế giới sẽ không trở lại bình thường cho đến khi có vắc-xin chống lại Covid-19".

Tuy nhiên, ông cho rằng các biện pháp phong tỏa sẽ được nới lỏng sớm. "Ví dụ, tại sao các cửa hàng trang sức hoặc cửa hàng nội thất phải đóng cửa? Họ có thể tiếp tục hoạt động nếu các quy định vệ sinh được tuân thủ. Điều này cũng áp dụng cho các cửa hàng khác, chẳng hạn như cửa hàng quần áo" - ông Walter Kielholz đặt vấn đề.

Trong một cuộc họp ngắn ở Geneva hôm 14/4, Tiến sĩ Margaret Harris - phát ngôn viên của WHO - cho biết tổ chức này "thực sự không mong đợi có được vắc-xin chống virus corona trong ít nhất 12 tháng hoặc lâu hơn".

Tính đến ngày 14/4, theo thống kê của WHO, số ca mắc Covid-19 mới đang giảm bớt ở một số nước châu Âu, bao gồm Italy và Tây Ban Nha, nhưng dịch bệnh vẫn đang gia tăng ở Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. "90% các trường hợp nhiễm mới là ở châu Âu và Hoa Kỳ. Vì vậy, chúng tôi chắc chắn vẫn chưa thấy đỉnh điểm của dịch", Tiến sĩ Margaret Harris nói. 

Do đó, WHO sẽ ban hành hướng dẫn cho các quốc gia thành viên về sáu bước mà họ cần đảm bảo trước khi bắt đầu giảm bớt các biện pháp hạn chế đã áp dụng để chống dịch COVID-19. "Điều quan trọng nhất là, đường lây truyền có được kiểm soát không?" - Tiến sĩ Margaret Harris lưu ý. 

Đọc thêm

Chính trị gia Singapore sử dụng búp bê Labubu để thu hút giới trẻ

Hình ảnh ông Lam Pin Min chụp cùng Labubu được đăng tải trên Facebook.
(PLVN) - Trong nỗ lực kết nối với giới trẻ và theo kịp xu hướng trên mạng xã hội, một chính trị gia thuộc Đảng Hành động Nhân dân (PAP) của Singapore đã sử dụng búp bê Labubu – một nhân vật đồ chơi nổi tiếng – tại sự kiện phát quà tặng thực phẩm cho người cao tuổi.

Việt Nam dự buổi làm việc giữa các nhà lãnh đạo về Đồng thuận 4P

Hình ảnh tại buổi làm việc.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Đặc Phái viên sáng kiến Đồng thuận Paris vì con người và hành tinh (Đồng thuận 4P), Nguyên Tổng thống Senegal Macky Sall, trưa 25/9 (giờ địa phương), thừa ủy quyền của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự buổi làm việc giữa các nhà lãnh đạo về Đồng thuận 4P.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đồng chủ trì phiên thảo luận tại Đại hội đồng LHQ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại phiên thảo luận.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, trưa 25/9 (giờ địa phương), tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cùng ông Olivier Poivre d'Arvor, Đặc phái viên của Tổng thống Pháp, Đại sứ về các vấn đề biển và vấn đề vùng Cực đồng chủ trì phiên thảo luận chuyên đề về “Tăng cường thích ứng, tài chính và khả năng chống chịu trước các thách thức liên quan đến nước biển dâng” trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng LHQ về “Giải quyết các thách thức tồn vong do tình trạng nước biển dâng”.

Thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển ổn định, lành mạnh và đạt nhiều thành quả hơn

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Đinh Tiết Tường.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, trong khuôn khổ tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 21 tại TP Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, chiều 24/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã có cuộc hội đàm với Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Đinh Tiết Tường.

Chỉ đạo mới của Tổng thống Nga Putin

Chỉ đạo mới của Tổng thống Nga Putin
(PLVN) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho Chính phủ nước này phân bổ tiền từ ngân sách liên bang trước ngày 15/10 để hỗ trợ các nhà phát triển trò chơi điện tử trong nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị CABIS

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã hội kiến ông Lưu Ninh - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ nhiệm Nhân đại (Hội đồng nhân dân) Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc bày tỏ vui mừng dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Hội chợ CAEXPO và Hội nghị CABIS lần thứ 21; đồng thời, nhấn mạnh Việt Nam nhất quán coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, ủng hộ quan hệ truyền thống giữa Quảng Tây với các địa phương Việt Nam.