Ly kỳ truyền thuyết về Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Miếu bà Chúa xứ Núi Sam
Miếu bà Chúa xứ Núi Sam
Theo dân gian kể lại, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà về thờ cúng nhưng lạ thay không thể lay chuyển được tượng Bà. Trong lúc đó, có một cô gái “lên đồng” bảo rằng Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng, quả nhiên tượng Bà được khiêng xuống một cách dễ dàng...

Nhắc đến Châu Đốc hay Núi Sam thì người ta lại nhớ ngay đến Miếu Bà Chúa Xứ. Từ lâu, nơi đây đã trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng của các đoàn hành hương và du khách gần xa, đặc biệt là vơi dân miền Tây. Với niềm tin vào sự linh thiêng, ứng nghiệm, “cầu được ước thấy, hàng năm, miếu Bà thu hút hơn 5 triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng.

“Điểm nhấn” của du lịch tâm linh vùng ĐBSCL

Với vị trí địa lý thuận lợi cùng nhiều di tích nổi tiếng chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng, giá trị về lịch sử, kiến trúc, hội họa, tâm linh, tín ngưỡng đã giúp Châu Đốc trở thành thành phố du lịch tâm linh của khu vực ĐBSCL.

Trong đó, Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam chính là tâm điểm. Đặc biệt, năm 2015, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đó, đã phần nào nâng du lịch Châu Đốc lên một tầm cao mới, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội địa phương. Điển hình là lượng du khách đến thăm viếng tăng dần qua các năm.

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mỗi năm có hàng triệu lượt khách đến hành hương và chiếm bái tại miếu Bà. Chẳng biết từ khi nào, Bà Chúa Xứ đã trở thành điểm tựa tâm linh của người dân khắp nơi trên cả nước.

Lịch sử Miếu Bà có từ khi nào đến nay vẫn là điều bí ẩn, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu thì miếu Bà được xây dựng từ khoảng đầu thế kỉ XVIII khi ông Thoại Ngọc Hầu đến trấn giữ vùng đất Tây Nam. Ông được triều đình giao trọng trách đào kênh Vĩnh Tế, con kênh này dài 100km, rộng 50m, nối Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là công trình vĩ đại nhằm mục đích thoát lũ, xả phèn cho ĐBSCL, rút ngắn con đường giao thương đường thủy vùng phía Tây. Tuy nhiên, khi tiến hành thì liên tục gặp trục trặc, nhiều người chết do tai nạn, bệnh tật hay bị thú dữ tấn công.

Trước tình hình đó, vợ ông là bà Châu Thị Vĩnh Tế đã nghe lời dân làng đến cúng bái tượng Bà, quả nhiên ngay sau đó việc xây dựng diễn ra rất suông sẻ. Không những thế, bà còn khấn vái cầu cho ông Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ yên bình cho nhân dân. Về sau, để tạ ơn, bà cho xây dựng lại ngôi miếu to và khang trang hơn. Nếu đúng như vậy thì rất có thể Miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng dưới thời Minh Mạng.

Sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, đến nay kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Chánh điện gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ với tượng Bà bằng đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng cốt cách tiên thánh của Bà.

Bên phải tượng Bà là một linga bằng đá đặt trên một hương án thờ, gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là hương án thờ một tượng gỗ chạm hình yoni, gọi là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai là bàn thờ Hội đồng, sát liền hai tượng chim phượng. Hai bên trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn (ở bên trái) và bàn thờ Hậu hiền khai cơ (ở bên phải).

Mỗi năm có hàng triệu lượt du khách tứ phương đến cúng viếng
Mỗi năm có hàng triệu lượt du khách tứ phương đến cúng viếng

Nhiều truyền thuyết ly kỳ về sự linh ứng

Khi bước vào chánh điện của miếu Bà, chúng ta dễ dàng bắt gặp đôi câu đối thể hiện quyền lực linh thiêng của Bà trong việc ban phúc, bảo vệ nhân dân. 

Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng

(Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết

Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi)

Bởi sự linh ứng đó mà số lượng du khách đến ngày càng đông đúc. Bà con quanh năm làm ăn thuận lợi, phát đạt, mùa màng bội thu. Giặc ngoại xâm nghe tới danh bà cũng phải khiếp sợ.

Theo truyền thuyết, những năm 1820 – 1825, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta, có lần chúng đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng ra sức khiêng tượng Bà xuống núi nhưng đến một đoạn thì lạ thay tượng Bà nặng trĩu, không nhấc lên được. Một tên trong đó tức giận làm gãy cánh tay trái của Bà, ngay lập tức hắn bị Bà trừng phạt. Từ đó, Bà thường hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ dạy dân cách lập miếu thờ để Bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh. 

Trước đây, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Cũng theo dân gian kể lại, khi nhìn thấy sự linh ứng, người dân quyết định khiêng tượng Bà về thờ cúng nhưng lạ thay mấy chục thanh niên cường tráng không thể lay chuyển được tượng Bà. Trong lúc đó, có một cô gái “lên đồng” bảo rằng Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng, quả nhiên tượng Bà được khiêng xuống một cách dễ dàng. Nhưng khi khiêng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch, không thể khiêng một bước nào nữa. Lúc đó các bậc cao niên nghĩ rằng Bà chọn nơi đây để an vị và lập miếu thờ cúng ngay chỗ đó. 

Nói về nguồn gốc của tượng Bà cũng lại là một “ẩn số” và có nhiều truyền thuyết ly kỳ, huyền bí. Người dân Vĩnh Tế xưa chỉ biết rằng có một pho tượng đá lớn không ai biết từ đâu đến ngồi ngự trên lưng chừng núi Sam. Theo nhà văn Sơn Nam, “tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó "Bà Chúa Xứ" là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy”.

Đến nay, mỗi khi về đến chân núi Sam mà hỏi về những truyền thuyết và sự linh ứng của Bà Chúa Xứ thì người dân địa phương kể chẳng biết đến khi nào cho hết. Những truyền thuyết và lời kể đó đến nay chẳng biết có hay không tuy nhiên niềm tin tưởng của du khách gần xa đối với bà là có thật. Miếu Bà Chúa Xứ không chỉ là có ý nghĩa tâm linh to lớn đối với người dân An Giang mà còn là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho nhân dân trong khắp cả nước. Người hành hương đến viếng Bà bằng tất cả sự tôn kính để cầu mong cuộc sống được an yên, ấm no, hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.