Đạo diễn Lê Quý Dương - “Phù thủy sân khấu Việt”: “Tôi luôn yêu và trân trọng lịch sử”

Hoạ sĩ Trần Lưu Hậu - họa sĩ thiết kế sân khấu và Tác giả Lê Quý Dương sáng tác vở đầu tay “Chợ Đời” năm 1990.
Hoạ sĩ Trần Lưu Hậu - họa sĩ thiết kế sân khấu và Tác giả Lê Quý Dương sáng tác vở đầu tay “Chợ Đời” năm 1990.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vở diễn “Làm vua”, tác giả kịch bản Đăng Chương, kịch bản sân khấu, dàn dựng và đạo diễn dàn dựng Lê Quý Dương, do Sân khấu Lệ Ngọc trình diễn sẽ chính thức ra mắt tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào các ngày 2, 3, 4/5/2021.

Điều làm mọi người khá bất ngờ là bấy lâu nay, ai cũng nghĩ đạo diễn Lê Quý Dương được mệnh danh là “Phù thủy của sân khấu Việt” chỉ chuyên sâu làm các chương trình Festival lễ hội và sự kiện với qui mô lớn trên khắp cả nước, nhưng thực ra anh đã có một nền tảng kiến thức và kinh nghiệm sáng tác, dàn dựng cho sân khấu kịch từ 30 năm trước ở cả trong nước và quốc tế.

Đạt nhiều giải thưởng sân khấu quốc tế danh giá

Tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành nghiên cứu, lý luận, phê bình sân khấu tại Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh khóa 1985 - 1990, ngay từ khi còn là sinh viên khi mới tròn 22 tuổi, Lê Quý Dương đã sáng tác kịch bản đầu tay “Chợ đời”, tiết mục gây tiếng vang lớn tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1990 tại Hà Nội.

Vở diễn “Chợ đời” được bốn cây đại thụ của âm nhạc, hội họa, sân khấu và kỹ thuật ánh sáng tham gia dàn dựng. Đó là đạo diễn dàn dựng NSƯT Vũ Minh, họa sỹ Trần Lưu Hậu thiết kế sân khấu. Nhạc sỹ Doãn Nho sáng tác âm nhạc và kỹ thuật ánh sáng do nghệ sỹ Việt Hồ đảm nhận. 

Từ “Chợ đời” năm 1990, Lê Quý Dương đã liên tục sáng tác nhiều kịch bản sân khấu như “Muỗi người” năm 1991 do đạo diễn NSND Lê Hùng và thiết kế sân khấu do NSND Doãn Châu thực hiện năm 1991 tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Năm 1992, Lê Quý Dương cùng cố đạo diễn NSƯT Đoàn Anh Thắng và tác giả Nguyễn Quang Vinh dàn dựng vở “Đi giữa đời lặng lẽ”. Tiết mục tham gia Hội Diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc gây tiếng vang lớn.

Năm 1990, Lê Quý Dương đã được Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam kết nạp là hội viên tác giả trẻ nhất khi anh tròn 22 tuổi. Tốt nghiệp đại học, anh được chọn lựa về công tác tại Phòng Nghệ thuật của Cục Sân khấu, nay là Cục Nghệ thuật biểu diễn. Tới năm 1993, Lê Quý Dương quyết định bán nhà đi học tự túc tại Úc, chuyên ngành Đạo diễn sân khấu biểu diễn tại Học viện Kịch nghệ Liên Bang Úc - NIDA - National Institute of Dramatic Art.

Hơn mười năm học tập và làm việc tại nước ngoài, tác giả - đạo diễn Lê Quý Dương đã tạo dựng một sự nghiệp sân khấu vẻ vang, tự hào cho người Việt Nam ở xa Tổ quốc. Anh đã sáng tác và dàn dựng nhiều tác phẩm sân khấu kịch và nhạc kịch lớn, đạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá.

Các tác phẩm sân khấu đánh dấu tên tuổi của Lê Quý Dương tại nước ngoài bao gồm: “Thỉnh cầu mùa xuân” (City Moon Theatre  - Sydney 1994); A Graveyard for the Living” (Belvoir Street Theatre 1996),  “Market of Lives” (Theatre South - Sydney 1998), “Meat Party (Playbox - Melbourne Festival 1999), “Motherland” (Chamber Made Opera - Melbourne Festival 2000),  “Lời thì thầm từ thế giới bí mật” (Melbourne Festival 2001).

Lê Quý Dương đã giành những giải thưởng văn học kịch hết sức danh giá của Australia như: Queensland Premier’s  Literary Award for Best Drama Stage (2001) do Thủ hiến bang Queensland ngài Peter Beatie trao tặng.

Tại Pháp, Lê Quý Dương đã làm việc với nhiều nhạc sỹ, diễn viên và nghệ sỹ Pháp, cùng nhà soạn nhạc  nổi tiếng Dominique Probst và Douglas Horton dàn dựng vở Motherland bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp và Việt Nam, được giải thưởng của Hiệp hội các Nhà Soạn nhạc và Biên kịch Pháp mang tên Beaumarchais.

Tại Anh, Lê Quý Dương đã phối hợp cùng nghệ sĩ  Geaoff Gilham xây dựng thành công chương trình sân khấu giáo dục, sử dụng các kỹ năng sân khấu như một hệ phương pháp năng động và hiệu quả trong giáo dục hiện đại. 

Dù sống và làm việc tại nước ngoài, những dịp nghỉ hè đạo diễn Lê Quý Dương vẫn luôn trở về Việt Nam tham gia dàn dựng và đào tạo tại Trường Sân khấu Điện ảnh và các nhà hát, với mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho các nghệ sĩ trẻ.

Năm 1998, Lê Quý Dương là người tiên phong mở đầu cho phong trào sân khấu thử nghiệm tại Việt Nam với các vở diễn “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” (Lưu Quang Vũ) 1998, “Giấc mộng đêm hè” (William Shakespeare) 1999, “Ngôi nhà đông người” (John Romeril) 2000 dựng tại Trường Sân khấu Điện ảnh TP HCM và Nhà hát Kịch TP Hồ Chí Minh.

Sau khi tốt nghiệp Đạo diễn Điện ảnh tại Trường Điện ảnh Los Angeles Film School theo học bổng Fulbright của Mỹ từ năm 2002 - 2004), Lê Quý Dương chính thức trở về Việt Nam sinh sống và làm việc. Về nước cuối năm 2004, ngay đầu năm 2005 anh đã sáng tác, dàn dựng và cùng Nhà hát Múa rối Trung ương trình làng vở diễn sân khấu thử nghiệm độc đáo kết hợp rối nước với nghệ thuật sắp đặt mang tên “Những giấc mơ bí mật của Tễu và Kangaroo”.

Năm 2006, Lê Quý Dương gây bất ngờ lớn tại Festival Sân khấu Thử nghiệm Quốc tế tại Hà Nội với vở diễn “Huyền thoại cuộc sống” tiết mục tham dự của Nhà hát Kịch TP Hồ Chí Minh giành Giải thưởng Đặc biệt của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.

Gần đây nhất, Lê Quý Dương lại gây bất ngờ với khán giả và đồng nghiệp tại Festival Sân khấu Thử nghiệm Quốc tế 2019 tại Hà Nội  với vở diễn “Mơ rồng”, tiết mục đặc biệt kết hợp sân khấu rối nước với nghệ thuật hình thể và hiệu ứng kỹ thuật hiện đại do Nhà hát Múa Rối Thăng Long thực hiện.

Ít ai biết hóa ra, Lê Quý Dương đã từng là người tiên phong trong việc tạo nên sân khấu thử nghiệm, sân khấu du lịch và đào tạo nghệ thuật sân khấu theo mô hình xã hội hóa từ hơn 10 năm trước. 

Đạo diễn Lê Quý Dương luôn yêu và trân trọng lịch sử Việt.
 Đạo diễn Lê Quý Dương luôn yêu và trân trọng lịch sử Việt.

Luôn chú trọng nghệ thuật, tính hiện đại của các vở kịch, lễ hội lịch sử

Một trong những lý do, đạo diễn Lê Quý Dương luôn gây tiếng vang, “bách chiến, bách thắng” khi làm tổng đạo diễn các lễ hội lớn và những vở kịch lịch sử có chiều sâu. Bởi anh rất yêu và trân trọng lịch sử. Đối với anh, lịch sử luôn là một kho tàng vô tận cho sáng tạo hiện đại, bao gồm cả nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác. Điểm cốt lõi khi lấy lịch sử làm chất liệu cho những sáng tạo hiện đại là những thông điệp hiện đại được truyền tải từ các dữ liệu lịch sử đó. 

Trong nghệ thuật kịch, tính hiện đại của các vở kịch lịch sử chính là vấn đề vở diễn đặt ra và cách giải quyết chúng trong bối cảnh của cuộc sông hôm nay... Nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã có những tác phẩm lịch sử trở thành kinh điển vì tính hiện đại của nó như bộ ba vở chèo “Bài ca giữ nước” của tác giả Tào Mạt. 

Đạo diễn Lê Quý Dương tâm sự: “Khi tôi nhận dàn dựng vở “Làm vua” của tác giả Đăng Chương, điều khiến tôi tâm đắc đầu tiên chính là từ câu chuyện mối tình tay ba giữa Đinh Tiên Hoàng đế Đinh Bộ Lĩnh, Chính cung Hoàng hậu Dương Vân Nga và Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn đã được tác giả Đăng Chương khéo léo đặt ra một vấn đề rất mới cho xã hội hiện đại. Làm vua, làm tướng, làm quan thì phải thế nào? Tác giả Đăng Chương trả lời câu hỏi của chính mình: Làm vua, làm tướng, làm quan thì phải biết hy sinh! Hy sinh quyền lợi của cá nhân mình, gia đình mình, dòng họ của mình để vì quyền lợi của đất nước và muôn dân! Chẳng phải đó là một vấn đề đang nhức nhối trong xã hội của chúng ta hôm nay!

Tôi viết lại kịch bản và mở rộng chủ đề đó để tác phẩm có một tầm vóc mới. Làm vua phải biết đặt ngai vàng của mình giữa lòng dân. Con vua không có nghĩa rồi sẽ lại được làm vua nếu không đủ tâm, trí, tài đức... Câu chuyện của Đinh Tiên Hoàng, Hoàng hậu Dương Vân Nga và Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn sẽ điều chỉnh và thức tỉnh lại một tâm thế của xã hội hôm nay. Kẻ nào phá nước, hại dân, lợi dụng chức quyền phải bị lên án và trừng trị! Khi xác định được tính đương đại cho một câu chuyện lịch sử thì “Làm vua” sẽ dễ dàng cuốn hút, hấp dẫn khán giả”.

“Làm kịch lịch sử theo anh khó nhất là điều gì?”, đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ: “Làm kịch lịch sử, điều khó nhất là phải có tính đương đại. Nếu làm kịch lịch sử giống như lịch sử nguyên bản hiện lên thì làm làm gì? Tuy nhiên, cũng không được xuyên tạc hay bịa đặt, bóp méo lịch sử. Khó là ở chỗ đó. Phải tìm ra được những bài học hiện đại sâu sắc và có giá trị đương thời từ câu chuyện lịch sử đó. Thực ra thì những vấn đề lớn lao và triết lý nhân văn của loài người cũng chẳng thay đổi mấy theo suốt chiều dài văn minh của nhân loại.

Ngày xưa thì chiến tranh bằng giáo mác, voi ngựa, rồi phát triển hơn thì súng đạn, xe tăng, máy bay, rồi phát triển hơn nữa thì chiến tranh bằng thương mại, kinh tế, thậm chí văn hóa, rồi phát triển hơn nữa thì chiến tranh bằng công nghệ. Hình thức có thể đổi thay nhưng bản chất của chiến tranh thì vẫn không thay đổi. Bởi vậy, kịch lịch sử khi được dàn dựng đúng sẽ giúp con người đi vào bản chất các vấn đề của xã hội và tồn tại. Nó làm con người sống tự tin hơn, sáng tạo hơn và điều quan trọng nhất là giữ nguyên vẹn cho mình khát vọng sống và những giá trị nhân văn”.

… Làm việc với cường độ công việc liên tục, tại nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều loại hình, nhưng tác giả - đạo diễn Lê Quý Dương luôn là người thân thiện và phóng khoáng với đời, với người. Ngoài đời thường, anh luôn mỉm cười, đùa vui với bạn bè.  Khi thực sự bắt tay vào công việc, tác giả - đạo diễn Lê Quý Dương bỗng hóa thành một nghệ sĩ đặc biệt sáng tạo, cẩn trọng, tỉ mỉ và vô cùng năng động. 

Và các vở kịch, lễ hội của Lê Quý Dương làm tác giả - tổng đạo diễn đều được khán giả đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật và sự độc đáo chỉ có ở “Phù thủy của sân khấu Việt!”.

Lê Quý Dương hiện đang là người Việt Nam đầu tiên giữ cương vị Chủ tịch Diễn đàn Festival Quốc tế và được bầu vào Ủy viên Ban Chấp hành với hai nhiệm kỳ liên tục 2014 - 2018 và 2018 - 2022) của Hiệp hội Sân khấu Thế giới trực thuộc UNESCO với hơn 140 quốc gia và tổ chức thành viên - ITI/UNESCO.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ca sĩ Tuấn Hưng Nam tiến với 'Tâm hồn mới'

Ca sĩ Tuấn Hưng Nam tiến với 'Tâm hồn mới'
(PLVN) - Trong bữa tiệc Tân niên mang tên “Tâm Hồn Mới” tại TP HCM, nam ca sĩ Tuấn Hưng đã có nhiều chia sẻ mới về những kế hoạch trong năm 2025 đầy hứa hẹn với những dự án âm nhạc đột phá, cũng như những bước tiến mới trong sự nghiệp của mình.

Nhóm nhạc Thanh Âm Xanh phá cách với MV đầu tay mang tên Mộng Thượng Ngàn

Nhóm nhạc Thanh Âm Xanh phá cách với MV đầu tay mang tên Mộng Thượng Ngàn
(PLVN) -  Bằng việc lấy ý tưởng đạo Mẫu, MV Mộng Thượng Ngàn được giới chuyên môn đánh giá cao khi tạo nên sợi dây kết nối vô hình giữa âm nhạc đương đại và tín ngưỡng bản địa lâu đời. Đây cũng là bước đột phá của Thanh Âm Xanh khi lan tỏa âm thanh, nghệ thuật với những yếu tố mộng ảo tới đại chúng.

Phim hoạt hình 'vắng bóng' trên thị trường điện ảnh Việt Nam

Để phim hoạt hình Việt Nam có những bước phát triển mới cần sự đầu tư mạnh về cả công nghệ, kỹ thuật, nhân lực và kinh phí. (Nguồn: Viện Phim Việt Nam)
(PLVN) - Hoạt hình vốn là một thể loại phim hấp dẫn, phù hợp với mọi lứa tuổi. Hiện nay, phim hoạt hình đang đem lại nguồn doanh thu lớn và được nhiều hãng phim nổi tiếng thế giới đầu tư. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây là một dòng phim khá kén người làm.

“Nụ hôn bạc tỷ” thu 200 tỷ đồng

“Nụ hôn bạc tỷ” thu 200 tỷ đồng
(PLVN) - Sau 21 ngày công chiếu, bộ phim “Nụ hôn bạc tỷ” của Thu Trang đã cán mốc doanh thu 200 tỷ. Sau “Bộ tứ báo thủ”, đây là phim Việt thứ 2 đạt thành tích này trong năm 2025.

Kết cục buồn của Kim Sae Ron và loạt sao Hàn

Kết cục buồn của Kim Sae Ron và loạt sao Hàn
(PLVN) - Thông tin Kim Sae Ron qua đời khi mới 25 tuổi đang gây bàng hoàng trong và ngoài Hàn Quốc. Trước nữ diễn viên, sự ra đi của Sulli, Goo Hara, Moonbin cũng khiến nhiều đồng nghiệp và khán giả thương tiếc.

Giải Cống hiến hy vọng 'tiến ra châu Á'

Theo Ban Tổ chức Giải, Giải Cống hiến hy vọng sẽ “tiến ra châu Á”. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Trong suốt 20 năm qua, Giải Cống hiến đã động viên và cổ vũ để nghệ sĩ nhiệt thành dấn thân vào con đường sáng tạo. Những cái tên được đề cử trải rộng từ những gương mặt gạo cội tới những nghệ sĩ trẻ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Giải Cống hiến hy vọng sẽ “tiến ra châu Á” với sự hợp tác chiến lược với Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản - một giải thưởng đẳng cấp, có tầm châu lục.

“Cha tôi, người ở lại” và “Những chặng đường bụi bặm” được phát sóng khung giờ mới

"Những chặng đường bụi bặm" chạm đến những giá trị nhân văn sâu sắc (ảnh trong phim).
(PLVN) - Từ 17/2/2025, Đài truyền hình Việt Nam sẽ ra mắt khung giờ phim mới vào lúc 20h các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV3. Hai bộ phim: “Cha tôi, người ở lại” và “Những chặng đường bụi bặm” được lựa chọn để “khai sóng”. Hai bộ phim với hai phong cách kể chuyện và chủ đề khác biệt, sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả truyền hình.

Vài suy nghĩ tản mạn về "Đèn Âm Hồn”

Vài suy nghĩ tản mạn về "Đèn Âm Hồn”
(PLVN) -  Bộ phim “ Đèn Âm Hồn” do đạo diễn Hoàng Nam thực hiện đang trở thành tâm điểm bàn luận trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen về bầu không khí ám ảnh và yếu tố kinh dị đậm chất truyền thống, bộ phim lại hứng chịu không ít sự chỉ trích với cáo buộc "đạo nhái" từ những tác phẩm kinh dị nổi tiếng như “ Quật Mộ Trùng Ma” , “ Insidious” hay “ The Further”. Tuy nhiên, liệu những cáo buộc này có thực sự công bằng?

Phim kinh dị Việt 'ghi điểm' nhờ dùng chất liệu dân gian

“Đèn âm hồn phim kinh dị, tâm linh mang màu sắc dân gian đang hút khán giả Việt.
(PLVN) - Lấy cảm hứng từ những câu chuyện về tín ngưỡng, kỳ bí trong dân gian được truyền miệng từ đời này sang đời khác, những tập tục văn hóa tâm linh, tôn vinh và giữ gìn các giá trị truyền thống dân gian qua ngôn ngữ điện ảnh, thể loại phim kinh dị mang màu sắc dân gian được trình chiếu tại các rạp, truyền hình ngày càng thu hút khán giả.

Giám định tử thi, hé lộ nguyên nhân cái chết Từ Hy Viên

Diễn viên Từ Hy Viên. Ảnh: Internet.
(PLVN) - Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nữ diễn viên Từ Hy Viên qua đời do biến chứng nghiêm trọng của cúm A, dẫn đến suy đa tạng. Tuy nhiên, nguồn tin từ tờ Sohu tiết lộ một nguyên nhân khác là nhiễm trùng máu do không được điều trị kịp thời.