Thể chế phải "đi trước một bước"

 Cuối tuần qua, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Văn phòng Bộ đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng văn bản, đề án thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Tư pháp hoặc liên tịch ban hành. Có thể nói, việc xây dựng các văn bản, đề án ngày càng đi vào nề nếp nhưng vẫn còn không ít tồn tại, bất cập.

Cuối tuần qua, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Văn phòng Bộ đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng văn bản, đề án thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Tư pháp hoặc liên tịch ban hành. Có thể nói, việc xây dựng các văn bản, đề án ngày càng đi vào nề nếp nhưng vẫn còn không ít tồn tại, bất cập.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị

Không “nợ” văn bản hướng dẫn

Trong giai đoạn 2007 – 2010, Bộ, ngành Tư pháp đã tham mưu cho Chính phủ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội thông qua nhiều dự án luật, pháp lệnh và nghị định. Trên cơ sở đó, việc xây dựng các văn bản, đề án thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ hoặc liên tịch ban hành được căn cứ vào các văn bản cấp trên và thực tiễn yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, ngành.

Theo ông Lê Hồng Sơn, Chánh Văn phòng, Bộ luôn quan tâm hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy và cán bộ, về quy trình xây dựng văn bản, qua đó từng bước nâng cao chất lượng và tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản, đề án.

Triển khai chương trình hàng năm, các đơn vị thuộc Bộ đã chủ động phân công cán bộ phụ trách, chủ trì việc xây dựng. Một số đơn vị đã quan tâm xây dựng đề cương, báo cáo lãnh đạo Bộ phê duyệt trước khi triển khai xây dựng dự thảo, đảm bảo được chất lượng văn bản, đề án.

Số lượng văn bản, đề án hàng năm được ban hành chiếm tỷ lệ gần 50% tổng số văn bản, đề án trong chương trình chính thức. Trong 4 tháng đầu năm 2011, chỉ tính riêng đối với thông tư, thông tư liên tịch, Bộ đã ban hành 8/41 văn bản, bằng 66,67% của cả năm 2010.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, hướng dẫn thi hành văn bản cấp trên là rất quan trọng, được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ nên chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ bị trái với văn bản cấp trên. “Với khẩu hiệu “thể chế phải đi trước một bước”, từ 2-3 năm nay, Bộ Tư pháp không “nợ” văn bản hướng dẫn nào với Chính phủ”, Bộ trưởng khẳng định.

Song vẫn chậm ban hành

Tuy nhiên, Bộ trưởng Hà Hùng Cường phải thừa nhận còn tình trạng chậm ban hành một số văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Ông Lê Thành Long, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật nói thêm, trong một số trường hợp, việc soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ hoặc liên tịch ban hành cũng chậm so với kế hoạch.

“Tiến độ xây dựng văn bản, đề án thường chậm, kể cả những văn bản, đề án trọng tâm cần tập trung hoàn thành trong năm. Số lượng văn bản, đề án lùi thời gian trình sang năm sau luôn chiếm tỷ lệ lớn - trên 40%”, ông Lê Hồng Sơn bổ sung.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên nhưng Bộ trưởng Hà Hùng Cường đặc biệt lưu ý đến vai trò của thủ trưởng các đơn vị chưa thực sự tích cực và các đơn vị chưa biết tranh thủ ý kiến của địa phương trong một số vấn đề. Bộ trưởng mong muốn Bộ Tư pháp phải trở thành “tấm gương mẫu mực” cho các cơ quan, tổ chức khác trong công tác xây dựng văn bản hướng dẫn.

Để làm được như vậy, theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, cần chú trọng các giải pháp như tiếp tục đổi mới quy trình đề xuất xây dựng văn bản, đề án; tăng cường điều chuyển cán bộ; đề cao vai trò của thủ trưởng đơn vị và người phụ trách văn phòng, công tác tổng hợp của đơn vị; tăng cường sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ phụ trách và sự phối hợp với các đơn vị khác thuộc Bộ, với địa phương; đổi mới thành phần và chất lượng thẩm định; sử dụng nhuần nhuyễn các “công cụ” tổ chức cán bộ, ngân sách và thi đua khen thưởng.

“Nên chăng nghiên cứu thí điểm chuyên môn hóa đội ngũ làm công tác này, tức là tách rời với hoạt động nghiên cứu chính sách, và thí điểm đấu thầu cho các đơn vị, tổ chức bên ngoài xây dựng một vài văn bản”, Bộ trưởng nói.

Hoàng Thư

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 24-25/4/2025. Bộ Tư pháp vinh dự có đại diện (Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc) tham gia Đoàn chính thức của Chủ tịch nước.

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Ngày 25/4, tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê và Liên Chiểu, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, thành phố đang nghiên cứu một đề án chiến lược nhằm xây dựng khu đô thị nổi trên vịnh Đà Nẵng, với trọng tâm là hình thành tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại – dịch vụ quy mô quốc tế.

Những nhà sư “giữ lửa” trong Văn hóa Khmer tại Bạc Liêu

Hòa thượng Dương Quân giới thiệu với du khách thập phương về dàn nhạc ngũ âm tại chùa Xiêm Cán.

(PLVN) - Nói đến những nhà sư luôn gìn giữ bản sắc dân tộc Khmer ở Bạc Liêu thì không thể không nhắc đến Hòa thượng Hữu Hinh - vị sư 40 năm “cõng chữ” lên phum sóc; Hòa thượng Tăng Sa Vong,Trụ trì chùa Cái Giá Chót, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về tư tưởng của Bác Hồ đối với công tác tôn giáo và dân tộc hay Hòa thượng Dương Quân,Trụ trì chùa Xiêm Cán, người dành nhiều công sức bảo tồn các điệu múa Khmer. 

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
(PLVN) -  Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn khẩn về việc đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn phối hợp thực hiện một số nội dung nhằm tiếp tục triển khai rà soát, xử lý dữ liệu sai lệch đảm bảo hoàn thành đúng chỉ tiêu, tiến độ, đáp ứng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới

Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước: Phát huy tinh thần đoàn kết, hoàn thiện tổ chức bộ máy trong giai đoạn mới
(PLVN) -  Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (ĐKGDBĐ & BTNN), Bộ Tư pháp vừa tổ chức chuỗi hội nghị quan trọng nhằm công bố quyết định thành lập các chi bộ trực thuộc, bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng và tri ân các cán bộ, công chức đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tới thăm Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân và Chi Đội kiểm ngư số 4

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và đoàn công tác tới thăm Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.
(PLVN) - Chiều nay (24/4) Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn cùng 50 thành viên là đại diện các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự đã tới thăm Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân và Chi Đội kiểm ngư số 4.

Chi cục THADS Đức Hoà (Long An): Chấp hành viên "nghìn án" và vụ cưỡng chế giao tài sản 105 người

Chi cục THADS Đức Hoà nhiều năm liền luôn thụ lý án cao nhất tỉnh Long An
(PLVN) - Năm 2024, Chi cục THADS huyện Đức Hoà thụ lý án đứng đầu tỉnh Long An với 3.531 việc thi hành xong, đạt tỷ lệ 88,85%. Tổng giá trị tiền giải quyết xong hơn 615,4 tỷ đồng, cao hơn năm 2023 trên 311,8 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 67,42% trên số việc có điều kiện thi hành. Nhiều vụ việc thi hành án có giá trị lớn, khó thi hành được giải quyết dứt điểm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân theo quy định, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.