Thấy sai mà không dám nói cũng là biểu hiện tiêu cực

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Hương Diệp/ĐCS).
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Hương Diệp/ĐCS).
(PLVN) -Ngày 6/7, phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 (ngày 15/6/2017) quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho rằng, thấy sai mà không dám nói cũng là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, là biểu hiện tiêu cực.

Làm rõ những vướng mắc trong thể chế, pháp luật

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương (UBTƯ) MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà nêu rõ, giám sát phản biện xã hội là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu của MTTQ Việt Nam, qua đó, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng cũng như góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

“Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch (NQLT) số 403, công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng đi vào chiều sâu, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, phát huy hiệu quả thiết thực, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao; vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ngày càng được khẳng định, phát huy trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội”, bà Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, bối cảnh mới, nhiệm vụ đặt ra trong công tác phối hợp giữa hai cơ quan ngày càng cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) mong muốn UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ tập trung hơn nữa vào công tác giám sát, phản biện xã hội và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội làm rõ những vướng mắc trong thể chế, các văn bản pháp luật cụ thể, chỉ ra từng bất cập trong quy định hiện hành nhằm giúp cho UBTVQH sớm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

Ông Ngô Trung Thành nhấn mạnh, trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy trình giám sát, phản biện cần được thực hiện xuyên suốt trong tất cả các khâu, nếu chỉ thực hiện giám sát, phản biện xã hội tại giai đoạn dự thảo thì khó đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, việc tham gia giám sát, phản biện xã hội của UBTƯ MTTQ Việt Nam cần bao quát trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, UBTƯ MTTQ Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan của Quốc hội, giám sát đến cùng, phản biện đến cùng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận đối với hoạt động xây dựng luật của Quốc hội.

Chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện NQLT số 403, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo nhận định, qua thực tiễn cho thấy, càng xuống cấp dưới, công tác giám sát, phản biện xã hội càng khó khăn, lúng túng, mới chỉ dừng ở phát hiện, nêu ý kiến. Nhiều kiến nghị còn chung chung, không nêu rõ cơ quan thực hiện, giải quyết kiến nghị, chưa có cơ sở đánh giá, theo dõi kết quả thực hiện kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Từ thực tế trên, bà Thảo kiến nghị cần phát huy vai trò chủ trì hiệp thương của MTTQ trong xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội; phải lựa chọn đa dạng các hình thức giám sát, phản biện phù hợp với điều kiện thực tế; phát huy tính công khai, minh bạch, đặc biệt là nắm bắt dư luận, tập hợp được ý kiến, kiến nghị của hội viên, nhân dân trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

Coi trọng chất lượng, thực chất, không hình thức

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh Quang Vinh.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh Quang Vinh.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị, hệ thống MTTQ từ Trung ương tới cơ sở phải tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thấm nhuần, nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác giám sát, phản biện xã hội. Cần tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, “dám nói, dám làm”, “nói đúng, làm đúng” vì lợi ích của Đảng, của Nhà nước, nhân dân. Thấy sai mà không dám nói thì cũng là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, là biểu hiện tiêu cực.

“Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên. MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên phải chủ động đề xuất với Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng xây dựng Luật gì, sửa đổi Luật nào, khoản nào? Nếu chúng ta chỉ kiến nghị chung chung thì không biết tiếp thu thế nào, kể cả có sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị quyết liên tịch 403” - ông Đỗ Văn Chiến gợi mở.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam nhấn mạnh, trong thời gian tới, việc triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội cần có tính hệ thống, có chuyên đề toàn quốc như giám sát tối cao của Quốc hội. Trên cơ sở tổng hợp ở phạm vi toàn quốc, tiếng nói của Mặt trận mới giúp cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBTVQH, Chính phủ có cái nhìn tổng quát và đạt được yêu cầu hoạt động giám sát, phản biện có trọng tâm, trọng điểm, coi trọng chất lượng, thực chất, không hình thức.

Báo cáo kết quả thực hiện NQLT số 403, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, từ năm 2018 đến năm 2022, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tiến hành giám sát 5 nội dung thông qua hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân… Các kiến nghị sau giám sát của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đều được Chính phủ trả lời và chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu và có văn bản trả lời.

Trong 5 năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp đã tiến hành giám sát 60.463 cuộc trên nhiều lĩnh vực như: giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ; giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Chủ tịch UBND các cấp; giám sát việc thực hiện chương trình phối hợp vận động và bảo đảm an toàn thực phẩm...

Đặc biệt, trong 5 năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã chủ trì tổ chức 23.869 hội nghị phản biện; gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tham gia góp ý kiến, phản biện vào 42.051 văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... của các cơ quan, tổ chức tại địa phương, cơ sở.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Điều trăn trở về 1.533 dự án còn vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Ngày 30/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Tại buổi tiếp, làm việc với Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ đang tham dự chương trình trao đổi học thuật quốc tế (IAPP) 2025 tại Việt Nam vào ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ Việt Nam cam kết dành mức chi đến 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển con người cả về đức, trí, thể, mỹ.

Thanh tra Chính phủ: Dự án cơ sở 2 của BV Bạch Mai, Việt Đức - hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, điển hình của sự lãng phí

Quang cảnh Hội nghị công bố Kết luận thanh tra. (Nguồn ảnh: dantri.com.vn)
(PLVN) - Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường, hình ảnh 2 bệnh viện to lớn, sừng sững được Nhà nước đầu tư cả chục nghìn tỷ đồng nhưng vẫn để cỏ mọc um tùm vì không sử dụng được trong 10 năm qua, từ lâu đã là hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội và đây là điển hình của sự lãng phí trong đầu tư công.

Quyết tâm phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Cuối tuần qua, phát biểu kết luận Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ, sản xuất được toa xe, đầu máy, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tại Khu căn cứ Núi Bà Bình Định

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hoa trước tượng đài Chiến thắng Núi Bà.
(PLVN) - Ngày 30/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dẫn đầu đoàn công tác cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định đã đến dâng hương, hoa tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà (huyện Phù Cát), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định.

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển
(PLVN) - Sáng 30/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo) để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Tổng Bí thư: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

(PLVN) - Thông tin sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ thảo luận về sáp nhập tỉnh, trong đó dự kiến có khả năng Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng, Tổng Bí thư cho rằng, sáp nhập là cơ hội để Quảng Nam và Đà Nẵng phát huy thế mạnh đôi bên, cùng quy hoạch tầm nhìn dài hạn, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và khát vọng phát triển, để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế...

Khoảnh khắc ấn tượng trong luyện tập diễu binh, diễu hành mừng Chiến thắng 30/4

Khối nam sĩ quan Cảnh sát Nhân dân đã hợp luyện diễu binh qua lễ đài. Sở Chỉ huy đã tổ chức huấn luyện theo chương trình chi tiết được phê duyệt, đảm bảo không đốt cháy giai đoạn và yêu cầu cán bộ huấn luyện chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tổ chức luyện tập. (Ảnh: Dân Trí)
(PLVN) - Bất chấp nắng nóng gay gắt, các đơn vị quân đội, công an từ nhiều quân binh chủng, bộ tư lệnh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, gồm nhiều nữ quân nhân, vẫn hăng say, nỗ lực luyện tập, hợp luyện chuẩn bị cho diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'
(PLVN) - "Có thể nói cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân và đó chính là niềm tự hào đáng trân trọng của Nhân dân Đà Nẵng anh hùng. Đây là tiền đề tạo ra sức mạnh tổng hợp để Đà Nẵng phát triển nhanh và toàn diện trong những năm tiếp theo", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025), 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), sáng 29/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương và thành phố Đà Nẵng đã dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, đường 29/3, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng.

Làm rõ các tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh cuộc họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp, trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành.

Khoa học và công nghệ nâng cao tiềm lực quốc phòng

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng mới chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ giai đoạn 2021 - 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo.