'Thấp thỏm' ôn thi tốt nghiệp THPT mùa dịch

'Thấp thỏm' ôn thi tốt nghiệp THPT mùa dịch
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, từ ngày 4/05/2021, hầu hết các trường THPT đã quyết định chuyển từ hình thức ôn thi tập trung sang ôn thi trực tuyến cho toàn bộ học sinh lớp 12.

Nỗi lo “bủa vây” khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại

Sự trở lại của dịch COVID-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp hơn, lây lan nhanh hơn. Trước tình hình đó, hàng loạt tỉnh, thành như: Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang đã thông báo cho học sinh tạm dừng đến trường. Chuyển toàn bộ từ học tập và ôn thi tập trung sang hình thức trực tuyến. 

Tiếp nhận thông tin này, không ít học sinh lớp 12 bày tỏ sự lo lắng về việc ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Nguyễn Thị Đào (học sinh lớp 12, Trường THPT Hưng Nhân, Thái Bình) chia sẻ: “Khi dịch bùng phát trở lại, em cảm thấy rất hoang mang, lo lắng. Lo cho kỳ thi đại học sắp tới, lo cho việc ôn thi, lo cho sức khỏe bản thân và gia đình, nhất là khi nơi em sinh sống có những ca nhiễm COVID-19 nên toàn tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội”. 

Cùng nỗi lo trên, Mai Kiều Trang (học sinh lớp 12, Trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, dịch quay trở lại làm cản trở rất nhiều đến việc học và ôn thi của Trang nói riêng và các bạn lớp 12 nói chung. Lo lắng trước sự lây lan chóng mặt của dịch bệnh khiến Trang không thể tập trung ôn luyện.

Hơn nữa, khi nhắc đến ôn thi trực tuyến, không ít học sinh lớp 12 cảm thấy “ái ngại”. “Học và ôn thi trực tuyến ở nhà dễ mất tập trung do bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố bên ngoài. Tính tương tác trong học trực tuyến chưa cao vì thời gian có hạn và dễ gây nhàm chán. Đặc biệt, còn bị phụ thuộc vào mạng, vào đường truyền nữa, nhiều khi mạng chậm, thoát ra rồi lại vào lại là hết cả buổi học, không học được gì nữa” - Đào chia sẻ.

Lo cạnh tranh, lo phải thi nhiều đợt

Khi trò chuyện nhiều hơn với Đào thì việc ôn thi trực tuyến không phải là nỗi lo duy nhất lúc này của em, nỗi lo về việc cạnh tranh trong thi cử, lo về sự khó hơn của đề thi luôn luôn ám ảnh tâm lý của em. “Em học khối C00, em đăng ký 6 nguyện vọng vào các trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Văn hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đợt gần nhất em thi thử ở trường mới được có 24 điểm, trong khi để đỗ được vào các trường trên thì cần đến 26 - 27 điểm. Năm nay, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học rất đông nên độ phân hóa đề sẽ rõ hơn, em rất lo việc đề thi sẽ khó hơn mọi năm. Dịch như này bọn em phải dừng việc học thêm, lại học trực tuyến nữa nên càng khó khăn hơn”.

Ôn thi trực tuyến đã khó khăn như vậy, các bạn ở tâm dịch thì việc ôn thi lại càng trở nên khó khăn hơn. Nguyễn Thị Vân Kiều (học sinh lớp 12, Trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh) không ngại tâm sự: “Hiện tại, Thuận Thành quê em dịch đang bùng phát mạnh, nhiều giáo viên và học sinh phải đi cách ly nên nhiều lớp vẫn chưa có lịch học online, chưa ôn được gì, chỉ làm các đề có sẵn hoặc cô gửi file rồi tự làm. Dịch như này thì ở đâu cũng học online nên mạng kém, thêm nữa là khó hiểu bài hơn, có giảng thì cũng không hiểu như học trên lớp được”.

Kiều chia sẻ thêm: “Em theo khối A01 ngay từ khi mới lên cấp 3, em đăng ký 10 nguyện vọng cho kỳ thi xét tuyển đại học này. Ở những nguyện vọng đầu em đặt vào các trường top cao như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại. Em có theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông và biết được năm nay có nhiều hồ sơ dự thi nên chắc chắn sức cạnh tranh rất cao. Dù đã chuẩn bị khá chắc kiến thức nhưng em vẫn sợ việc đề sẽ khó lên, điểm chuẩn năm nay sẽ lấy cao hơn mọi năm. Em thấy năm của bọn em thiệt thòi nhiều, năm học lớp 11 cũng bị dịch, đến năm lớp 12 thì vào năm học mới muộn nên phải học nhanh để kịp chương trình học, đến lúc ôn thi cũng lại bùng dịch, nên giờ chỉ biết cố gắng hết sức”.

Và có thể nói, dẫu có rất nhiều khó khăn, cản trở nhưng không thể phủ nhận được học trực tuyến là hình thức duy nhất có thể đáp ứng được mong muốn ôn thi của học sinh lớp 12 ở thời điểm hiện tại. Bởi đây cũng là phương án duy nhất đảm bảo được sự an toàn giữa tình hình phức tạp của dịch COVID-19.

Không những thế, trước diễn biến khó lường và lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19, nhiều học sinh lớp 12 lo sợ việc phải thay đổi kế hoạch thi tốt nghiệp THPT. “Em cảm thấy lo lắng nếu kế hoạch thi bị thay đổi, có thể phải thi nhiều đợt khác nhau. Như vậy sẽ thiếu công bằng do độ phân hóa khác nhau, đề thi ở mỗi đợt khác nhau” - Nguyễn Văn Hiệp (học sinh lớp 12, Trường THPT Hoằng Hóa 4, Thanh Hóa) chia sẻ.

Cùng tâm trạng đó, Nguyễn Thị Vân Kiều mong muốn đừng lùi lịch thi, Kiều cho rằng lùi lịch có thể được ôn thêm một chút nhưng đề thi lại khó hơn và bản thân lại càng lo lắng hơn: “Em chỉ mong lịch thi diễn ra theo đúng kế hoạch, lùi lịch ôn thêm được một chút nhưng ngày nào cũng phải thấp thỏm, lo âu, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý”…

Thí sinh cần bĩnh tĩnh, tránh bị bệnh mùa thi

Có thể nói, bước vào mùa thi học kỳ, thi chuyển cấp hoặc thi đại học, học sinh, sinh viên thường bị áp lực, dẫn đến mệt mỏi và mất sức, kém tập trung. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân của tình trạng mất sức hay đột ngột bị bệnh trong mùa thi là do các thí sinh ôn luyện quá căng thẳng, ăn uống thất thường, không ngủ đủ giấc và không dành thời gian thư giãn. Do đó, các chứng bệnh mà sỹ tử thường mắc phải trong mùa thi là đau dạ dày, viêm họng, mất ngủ, nhức đầu, vọp bẻ (chuột rút), có khi bị kiệt sức. Ngoài ra, việc quá tập trung học, ngồi lâu trong trạng thái bất động cũng khiến mỏi mắt, máu lưu thông không tốt đến các cơ nên dễ bị chuột rút, tê mỏi vai và lưng. Đặc biệt, vì lo lắng, nhiều thí sinh có tâm lý chán ăn hoặc ăn không đầy đủ, điều này nguy hiểm vì sẽ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Khi đó, cơ thể không cung cấp đủ năng lượng cho não và khối cơ nên các em sẽ bị hoa mắt, bủn rủn tay chân. Đầu óc không thể suy nghĩ hoặc tính toán gì được nữa và hậu quả là chẳng thể làm được bài.

Đặc biệt, do lo lắng nên một số phụ huynh đã bồi bổ cho con bằng các loại thuốc bổ não. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, một số thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng vì nó tác động vào mạch máu, các thụ cảm thể thần kinh, tác động vào nồng độ các chất trung gian thần kinh như các thuốc vinpocetin, galantamin, modafinil. Vì thế, việc dùng các loại thuốc bổ não cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ mà không được tự ý sử dụng sẽ dẫn tới các hệ lụy cho sức khỏe.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần phải cân đối dinh dưỡng cho thí sinh, trong thực đơn phải phân bố có đủ chất dinh dưỡng từ thịt, cá, nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua, rau, củ, quả, hạt các loại. Đặc biệt, tăng cường lượng rau xanh và trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Đặc biệt quan trọng sau chế độ ăn uống sỹ tử cần chuẩn bị tâm lý thật tốt bước vào kỳ thi. Bởi đây là thời điểm thí sinh cần được gia đình động viên, ủng hộ nhằm giúp các em có tâm lý thật thoải mái, tự tin. Và để tránh dồn dập khối lượng kiến thức “khổng lồ” khi kỳ thi đang đến gần, thí sinh nên phân chia lượng kiến thức để có kế hoạch ôn tập hợp lý, không nên cố gắng quá sức học ngày, học đêm bởi cơ thể sẽ quá tải.

Bởi học quên ăn, quên ngủ không phải là cách học đúng đắn để đạt điểm số như kỳ vọng. Ngủ là thời gian để não bộ nghỉ ngơi, ghi nhớ và phục hồi sau một ngày làm việc dài. Do vậy, thí sinh nên ngủ đủ giấc để giúp giải tỏa căng thẳng và có sức khỏe tốt.

Do đó, bên cạnh việc tập trung ôn thi, các bạn học sinh cần ổn định về mặt tâm lý để đảm bảo mọi thứ tốt nhất cho kỳ thi sắp tới. Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cùng các địa phương chủ động các phương án để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện dịch COVID-19. Trước mắt, các địa phương, nhà trường thực hiện tốt các phương án phòng chống dịch, tổ chức dạy và ôn luyện với các hình thức linh hoạt, hiệu quả, ổn định về tâm lý, không chủ quan để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020-2021 và tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. 

Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 17h00 ngày 11/5/2021 cả nước có 1.014.972 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, thí sinh tự do là 41.944 em (chiếm 4,13%), thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT là 222.356 em (chiếm 21,91%). Thí sinh chỉ xét tuyển sinh là 33.779 (chiếm 3,33%), thí sinh xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh là 758. 837 em (chiếm 74,76%). Tổng số bài thi Khoa học Tự nhiên là 343.564 (chiếm 33,85%). Số nguyện vọng đăng ký bài thi Khoa học Xã hội là 541.777 (chiếm 53,38%). Tổng số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021 là 3.508.718.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT chủ trì thảo luận tại Tọa đàm. (Ảnh: MOET)

Các trường vẫn chưa thể tự chủ trong một số vấn đề

(PLVN) - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, sau 5 năm, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật Giáo dục đại học đã bộc lộ một số bất cập so với yêu cầu thực tiễn phát triển của đại học Việt Nam.

Đọc thêm

Nguyên nhân nào khiến sinh viên hút thuốc lá điện tử?

Thạc sĩ Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội (người chạy) trong một hoạt động tập thể với sinh viên.
(PLVN) - Theo Phó Bí thư Đoàn Trường đại học Luật Hà Nội, 'đua đòi', thích thể hiện bản thân; sự hấp dẫn về hình thức và hương vị sản phẩm, việc tiếp cận quá dễ dàng... là những nguyên nhân khiến giới trẻ nói chung và không ít sinh viên nói riêng hút thuốc lá điện tử.

TP HCM đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh

Ảnh minh họa

(PLVN) - Để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp từ năm học 2025 - 2026. Nếu được thông qua, TP HCM là địa phương đầu tiên thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả cấp học.

Tìm lối đi cho phân luồng học nghề phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là mục tiêu của HS, phụ huynh. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, để chủ trương “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” tại Nghị quyết số 29 sớm trở thành hiện thực, vừa qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm luồng trung học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.