Thanh tra Bộ Y tế xử phạt 4 công ty

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế mới công khai danh sách 4 công ty bị Thanh tra Bộ Y tế xử phạt vì vi phạm quy định, với tổng số tiền phạt lên tới 650 triệu đồng.

Cụ thể, Thanh tra Bộ Y tế xử phạt Công ty TNHH Á Châu Hóa Sinh (địa chỉ: Lô E4-1, đường số 3 KCN Hồng Đạt - Đức Hòa 3, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) 240 triệu đồng.

Nguyên nhân do Công ty TNHH Á Châu Hóa Sinh có 2 hành vi vi phạm. Hành vi vi phạm thứ nhất là đã đưa hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn (Hoá chất nguyên liệu Deltamethrin) quá thời hạn sử dụng vào sản xuất 2 chế phẩm diệt côn trùng là: Chế phẩm diệt côn trùng Lucky - Delta 3EW và Chế phẩm diệt côn trùng Lucky - Bột kiến. Hành vi vi phạm thứ 2, đơn vị này sản xuất 2 chế phẩm diệt côn trùng không đúng với tiêu chuẩn đã đăng ký và được Cục quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành gồm: Chế phẩm Lucky - Cyper 10EC và Chế phẩm Lucky - Permethrin 50EC.

Ngoài bị phạt tiền, Công ty TNHH Á Châu Hóa Sinh còn bị đình chỉ hoạt động sản xuất hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trong thời gian là 4,5 tháng. Và bị buộc thu hồi và tiêu hủy 2 lô chế phẩm Lucky - Delta 3EW; 3 lô chế phẩm Lucky - Bột kiến; 8 lô chế phẩm Lucky - Permethrin 50EC; 1 lô chế phẩm Lucky - Cyper 10EC; buộc tiêu hủy hóa chất nguyên liệu Deltamethrin còn tồn trong kho, đã hết hạn sử dụng từ 2/2018. Trong trường hợp không tái chế được thì buộc tiêu hủy theo quy định.

Mặt khác, Thanh tra Bộ Y tế xử phạt Công ty TNHH hóa chất phân bón, thuốc BVTV DUBAI (địa chỉ: Lô B115, đường số 5, KCN Thái Hòa, Ấp Tân Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, Long An) 210 triệu đồng.

Nguyên nhân do Công ty TNHH hóa chất phân bón, thuốc BVTV DUBAI đã sản xuất 3 chế phẩm diệt côn trùng không đúng với tiêu chuẩn đã đăng ký và được Cục quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế, cấp số đăng ký lưu hành. 3 chế phẩm là: Furadan; Dubainapyr 250SC; Dubaithrin 400EC.

Ngoài bị phạt tiền, Công ty TNHH hóa chất phân bón, thuốc BVTV DUBAI còn bị đình chỉ hoạt động sản xuất hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trong thời gian 4,5 tháng.

Đồng thời, Công ty TNHH hóa chất phân bón, thuốc BVTV DUBAI bị buộc thu hồi và tái chế 4 lô chế phẩm Furadan; 3 lô chế phẩm Dubainapyr 250SC; 2 lô chế phẩm Dubaithrin 400EC. Trong trường hợp các lô chế phẩm của 3 chế phẩm không tái chế được thì buộc tiêu hủy theo quy định.

Thanh tra Bộ Y tế xử phạt Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật ATC-Chi nhánh Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật ATC (địa chỉ trụ sở chính: 415/14 Đường Mai Thị Buội, Tổ 1, Ấp 5, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) 170 triệu đồng.

Nguyên nhân do sản xuất 3 chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn không đúng tiêu chuẩn đã đăng ký và được Cục quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành. 3 chế phẩm gồm: Sauchua Gold 600SC; Moichua 270SC; Dolim Tagold 600EC.

Ngoài bị phạt tiền, Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật ATC-Chi nhánh Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật ATC bị đình chỉ hoạt động sản xuất hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trong thời gian là 4,5 tháng. Đơn vị này cũng bị buộc thu hồi và tái chế 1 lô chế phẩm Sauchua Gold 600SC; 3 lô chế phẩm Moichua 270SC; 2 lô chế phẩmDolim Tagold 600EC. Trong trường hợp các lô chế phẩm của 3 chế phẩm nêu trên không tái chế được thì buộc tiêu hủy theo quy định.

Thanh tra Bộ Y tế cũng xử phạt Công ty TNHH Dược phẩm Tú Uyên (địa chỉ trụ sở chính: Số 182-182 A Lê Thị Bạch Cát, phường 11, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh) 30 triệu đồng.

Nguyên nhân do Công ty TNHH Dược phẩm Tú Uyên đã mua, bán thuốc vi phạm chất lượng ở mức độ 2 theo quy định của pháp luật đối với thuốc Duo Hexin Tab (Bromhexin Hydrochlorid 8 mg).

Tin cùng chuyên mục

Người dân cần đến cơ sở y tế chuyên nghiệp, được cấp phép khi có nhu cầu khám, chữa bệnh để tránh các nguy cơ về sức khỏe, tính mạng. (Ảnh minh họa - Nguồn: KT)

Lo ngại tình trạng gia tăng cơ sở hành nghề y trái phép

(PLVN) -  Thời gian qua, tại TP Hồ Chí Minh đã tồn tại một thực trạng đáng lo ngại, đó là hoạt động của nhiều cơ sở y tế “chui”, không có giấy phép hành nghề hợp pháp, không tuân thủ các quy định về y tế và an toàn, dẫn đến nguy cơ cao cho sức khỏe cộng đồng.

Đọc thêm

Bà nội hiến thận cứu cháu gái

TS.BS Đặng Ánh Dương – Trưởng khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa đang thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Nhiều lần chứng kiến cháu thoi thóp trên giường bệnh, không thể đến trường đi học như bạn bè cùng trang lứa, bà nội quyết định hiến một bên thận cứu cháu.

Bổ sung chính sách để việc hiếm muộn con không là gánh nặng

Toàn ngành Dệt may hiện có khoảng 2,5 triệu lao động, trong đó 70% là lao động nữ. (Nguồn: vwu.vn)
(PLVN) - Cùng với sự chênh lệch mức sinh giữa các vùng, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao. Ước tính, mỗi năm có hơn 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn (chiếm tỷ lệ khoảng 7,7%). Trong số này, khoảng 50% là cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30. Đặc biệt, tỷ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 - 20% sau mỗi năm.

Giật mình hai xu hướng sống mang lại nhiều rủi ro

Mỗi người cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi thử nghiệm các xu hướng chữa lành lên bản thân. (Ảnh minh họa, nguồn: VNE)
(PLVN) - Quay trở về với tự nhiên đang là một xu hướng chữa lành được nhiều người hướng đến. Từ việc bỏ phố về làng, tham gia các tour du lịch sinh thái, cho đến khoa tu thiền,... Bên cạnh những hoạt động chữa lành có ích, vẫn còn đó những xu hướng cực đoan, đem lại nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của mọi người.

Tin vui cho bệnh nhân HIV

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp nhận thuốc ARV điều trị HIV/AIDS từ Chính phủ Úc trong hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới. Ảnh: Cục phòng, chống HIV/AIDS
(PLVN) - Sau khoảng thời gian nguồn cung ứng thuốc ARV bị gián đoạn, chiều 20/6, Bộ Y tế tiếp nhận 65.000 lọ thuốc ARV từ Chính phủ Australia trong hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).