Thanh Hương giấu chồng chuyện suýt chết khi đóng cảnh tắm trần

Thanh Hương giấu chồng chuyện suýt chết khi đóng cảnh tắm trần
Khi thực hiện một cảnh tắm trần và bơi qua sông lúc nửa đêm, nữ diễn viên suýt chết đuối vì quá mệt mỏi, hụt hơi.

 Cơ duyên nào đưa chị đến với vai Nương trong phim 'Thương nhớ ở ai'?

- Anh trợ lý đạo diễn gọi tôi lên thử vai và đó cũng là lần đầu tiên tôi gặp đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Trước đó, tôi cũng biết rằng có rất nhiều người thử vai này rồi nhưng không được. Khi gặp tôi, anh Ninh nhìn chằm chằm một lúc, không nói năng gì. Sau đó, anh ấy bảo: "Vì em làm ở nhà hát nên anh không lo về khả năng diễn xuất của em nhưng cái quan trọng là em phải hát được. Em hãy hát thử một đoạn cho anh nghe". Sau khi tôi hát một bài dân ca, anh liền thốt lên "Đúng là Nương của tôi rồi".

Anh Ninh nói rằng Nương là vai chính của phim và là một vai rất quan trọng. Anh ấy rất tâm đắc với vai Nương vì đây là nhân vật mà anh ấy sáng tạo rất nhiều so với phiên bản điện ảnh từng làm trước đó.

thanh-huong-giau-chong-chuyen-suyt-chet-duoi-khi-dong-canh-tam-tran

Tạo hình của Thanh Hương trong 'Thương nhớ ở ai'.

- Bộ phim đã đóng máy được gần 3 năm. Cảnh quay nào trong phim khiến chị bị ám ảnh nhất?

- Trong số những cảnh quay mà tôi nhớ nhất, có một cảnh tôi phải tắm trần và bơi qua sông lúc 12h đêm tại Tam Cốc (Ninh Bình). Dù có thể dùng người đóng thế, tôi vẫn yêu cầu để mình tự diễn. Sau một ngày mệt mỏi vì quay suốt từ sáng đến tối, tôi bị hụt hơi lúc đóng cảnh này. Lúc bơi đến giữa sông, tôi còn bị rong rêu quấn vào chân nên càng đuối sức và thấy chới với. Vì đoàn phim ở cách đó rất xa, chỉ nhìn thấy lấp ló bóng tôi trên mặt sông nên không hề hay biết tôi bị nạn. Khi đó, tôi vẫy vẫy mãi không thấy ai nên hét lên kêu cứu và hét được một lúc thì tôi thấy mình bắt đầu chìm xuống. May mắn là phó đạo diễn đã nhảy xuống kịp để cứu tôi, đưa lên bờ. Lúc ấy, nếu anh ấy xuất hiện chậm thêm vài phút nữa thì không biết tôi sẽ như thế nào. Khi được đưa lên bờ, tôi gần như ngất ngay tại chỗ vì uống no nước. 

- Cảm xúc của chị như thế nào ở khoảnh khắc đó? 

- Biết chắc là mình đã thoát chết nhưng tôi vẫn sợ thất thần và cứ thế ngồi khóc. Khi được đưa lên bờ, tôi vừa đắp chăn bông vừa run khiến cả đoàn lo lắng. Tối đó khi trở về phòng nghỉ, tôi vẫn không thể ngủ được và cứ trằn trọc mãi vì sợ. Tuy nhiên, tôi không hề để gia đình biết chuyện đó. Tôi giấu ông xã vì sợ anh ấy lo lắng. Tôi cũng không muốn anh ấy biết rồi sau này lại phải suy nghĩ, lo lắng mỗi khi tôi đi diễn. 

thanh-huong-giau-chong-chuyen-suyt-chet-duoi-khi-dong-canh-tam-tran-1

Cảnh tắm trần của Thanh Hương trong phim.

- Ngoài việc suýt chết đuối, cảnh quay nào để lại cho chị nhiều cảm xúc nhất khi diễn?

- Nhân vật của tôi là một ca nương lang bạt nhiều năm ở thành phố nên khi về quê, bị người làng hắt hủi, phải ra ngoài bãi sông ở. Đóng xong cảnh ca nương ngồi hát và nghĩ thương thân phận mình rồi khóc, tôi không thoát khỏi cảm xúc của nhân vật. Khi đạo diễn hô cắt, tôi ra một góc ngồi và cứ khóc suốt gần 2 tiếng sau mới dừng. Anh Ninh nói đó là do tôi nhập tâm quá và bảo mọi người cứ để tôi khóc cho hết đi đã rồi mới quay tiếp. 

- Đạo diễn Lưu Trọng Ninh chia sẻ khi casting vai Nương, anh ấy không hề biết chị là ai. Thời điểm đó chị cũng chưa được nhiều người biết đến. Mục đích thực sự của chị khi nhận phim này là gì?

- Từ lâu, tôi đã biết tiếng anh Ninh là người rất mát tay, giúp nhiều diễn viên từ không nổi tiếng trở thành nổi tiếng. Nhưng thật lòng mà nói, khi đến casting vai Nương trong Thương nhớ ở ai, tôi hoàn toàn không nghĩ đến việc đó. Tôi chỉ nghĩ rằng nếu có cơ hội được làm với đạo diễn giỏi như anh Lưu Trọng Ninh, chắc chắn là kinh nghiệm và diễn xuất của mình sẽ tốt hơn rất nhiều. Kể cả Người phán xử, trước khi tham gia tôi không hề nghĩ vai diễn đó sẽ giúp mình nổi tiếng đến vậy. Tôi cho rằng việc diễn viên có nổi tiếng hay không không chỉ phụ thuộc vào năng lực mà còn do duyên số, may mắn nữa. Tôi nghĩ thà mình đừng tính thì nó sẽ đến với mình chứ tính toán quá, có thể nó cũng chẳng đến nữa, thậm chí còn có thể thất bại. Vì thế, tôi tâm niệm mình cứ làm tốt nhất và hết sức mình, được đến đâu thì còn phải tùy duyên nữa.

- Tái hiện lại một giai đoạn trong lịch sử, chị và đoàn phim đã vất vả như thế nào? 

- Khi vào vai Nương, tôi phải trải qua nhiều vất vả, khó khăn, khổ cực hơn rất nhiều so với việc đóng Phan Hương trong Người phán xử. Đoàn phim Thương nhớ ở ai thường phải quay từ sáng đến đêm. Ngày nào cũng phải 1-2h đêm chúng tôi mới về đến phòng và 4h sáng hôm sau đã phải dậy để chuẩn bị quay tiếp. Chúng tôi đi không biết bao nhiêu con đường, bao nhiêu thị trấn, làng quê ở các tỉnh khắp đồng bằng Bắc bộ. 

Ở phim này, tôi phải cào hến như những người nông dân thực thụ. Khi quay xong cảnh đó và đi lên, chân tôi tóe máu vì vỏ hến móc vào chân. Tôi và nữ diễn viên chính đều bị chảy máu, đau như kim châm vì phải đứng trên rất nhiều vỏ hến. Để thực hiện những cảnh đó, chúng tôi đã phải ở làng, chung sống với bà con suốt mấy ngày trời.

thanh-huong-giau-chong-chuyen-suyt-chet-duoi-khi-dong-canh-tam-tran-2

Thanh Hương phải đi học hát ca trù trước khi vào vai ca nương trong phim mới của đạo diễn Lưu Trọng Ninh.

- Điều gì khiến chị cảm thấy khó khăn nhất khi hóa thân thành một ca nương hát ả đảo?

- Tôi nghĩ cái khó khăn nhất khi đóng một ca nương không phải nằm ở thoại hay diễn biến tâm lý nhân vật mà ở thần thái. Trước khi vào vai này, tôi đã tìm đến cô Bạch Vân để học ca trù suốt 3 tháng. Không những thế, tôi còn tìm đến nhà cổ Mã Mây nghe các ca nương thực thụ hát ca trù. Tôi thấy mấy cô ca nương đều giản dị nhưng ánh mắt lúc nào cũng thất thần, không có biểu cảm gì trên gương mặt. Để có được thần thái ấy, tôi bắt buộc phải luôn luôn diễn bằng mắt và diễn bằng mắt thì rất mệt mỏi.

Phim 'Thương nhớ ở ai' do Lưu Trọng Ninh và Hoàng Tích Thiện đồng đạo diễn. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết 'Bến không chồng' của nhà văn Dương Hướng. Đạo diễn Lưu Trọng Ninh từng thành công với phiên bản điện ảnh của tác phẩm văn học này. Lấy bối cảnh một làng quê Bắc bộ những năm 1954 - 1975, nội dung phim khắc họa số phận bi kịch của những phụ nữ nông thôn thời hậu chiến. 34 tập phim 'Thương nhớ ở ai' lên sóng vào lúc 14h30 thứ bảy, chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV3, bắt đầu từ ngày 4/11

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.