Thành Được - 'ông vua không ngai' của nghệ thuật cải lương

Thành Được và Thanh Nga diễn cùng nhau vở “Đoạn tuyệt”. (Nguồn ảnh: tư liệu)
Thành Được và Thanh Nga diễn cùng nhau vở “Đoạn tuyệt”. (Nguồn ảnh: tư liệu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thành Được từng là kép nam sáng nhất trong làng cải lương, được mệnh danh là nghệ sĩ “có cả thanh lẫn sắc”. Thế hệ sau tôn vinh ông không chỉ bởi tài hoa, cốt cách, mà bởi ông là một chứng nhân của một thời huy hoàng của nghệ thuật cải lương.

Thành Được và thời hoàng kim cải lương

Tin nghệ sĩ Thành Được qua đời tại Mỹ vào giữa tháng 11 vừa qua đã khiến biết bao đồng nghiệp, người hâm mộ tiếc nuối. Người ta nhớ đến Thành Được như một nghệ sĩ tài năng thiên phú với giọng ca có chiều sâu, một chứng nhân của thời đại hoàng kim cải lương Việt ngày ấy.

Nhắc đến Thành Được, điều người hâm mộ nhớ đến đầu tiên có lẽ là gương mặt đẹp sáng ngời, cái phong độ hào hoa và nụ cười rất duyên. Nhưng Thành Được không chỉ có thế. Ông được xem là nghệ sĩ “thanh sắc vẹn toàn”, trăm năm có một, một người toàn năng, ca hay, diễn giỏi và cực kỳ đẹp trai của làng cải lương Việt Nam.

Nghệ sĩ Thành Được tên thật là Châu Văn Được, sinh năm 1934 ở Sóc Trăng. Học xong tiểu học, ông theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát và lên sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát Thanh Cần. Hồi ấy, gánh Thanh Cần chuyên đi lưu diễn ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ. Nhờ vào sắc vóc và giọng hát trời phú, cộng với sự ưu ái của người cậu, Thành Được nhanh chóng trở thành kép chính của đoàn, nhận được sự hâm mộ của khán giả các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Năm 1957, khi bộ tứ Bầu gánh Kim Thanh gồm Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thúy Nga và Thanh Tao tan rã và giải tán đoàn cải lương Kim Thanh - Út Trà Ôn, nữ nghệ sĩ Thúy Nga đã tụ hợp một số nghệ sĩ cũ của Kim Thanh để thành lập đoàn Thúy Nga - Phước Trọng. Thúy Nga đã mời nghệ sĩ Thành Được đảm nhận vai trò kép chánh với hợp đồng trị giá 150.000 đồng trong hai năm.

Vở diễn đầu tiên đánh dấu sự thành công của Thành Được với rộng rãi công chúng là vở cải lương “Khi hoa anh đào nở” của soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng, Thành Được trong vai kiếm sĩ Tô Điền Sơn. Thời ấy, tuồng cải lương theo hướng các câu chuyện Nhật Bản rất được công chúng ưa chuộng. Đi đúng sở thích đám đông, cộng với sự “xuất thần” trên sân khấu của Thành Được, vở tuồng đã gặt hái thành công lớn về mặt nghệ thuật và tài chính.

Năm 1958, nghệ sĩ Thành Được về đoàn Kim Chưởng, sau đó tới đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, rồi trở lại Kim Chưởng. Kim Chưởng được coi là một “danh sư” có khả năng đào tạo đào kép thành những ngôi sao sáng chói. Và Thành Được đã may mắn được Kim Chưởng đào tạo để “nâng tầm” tài năng bẩm sinh mới bắt đầu tỏa sáng. Thời ấy, đoàn Kim Chưởng đã quy tụ những diễn viên tài giỏi như Thành Được, Út Bạch Lan, Kim Nên, Mộng Thu, Trường Xuân, Nam Hùng, Thanh Sơn và Hề Minh.

Trong số đó, Thành Được và Út Bạch Lan dần dà trở thành cặp đôi ăn ý trên sân khấu. Họ đã cùng nhau đóng nhiều vở tuồng và khiến khán giả say mê, như “Nửa đời hương phấn”, “Chưa tắt lửa lòng”, “Bên đồi trăng cũ”, “Thuyền ra cửa biển”...

Vài năm sau đó, Thành Được và Út Bạch Lan đã rời đoàn hát Kim Chưởng để gia nhập đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, đánh dấu một bước tiến mới trong sự nghiệp của cả cặp đôi. Lúc này, Thành Được mới chính thức bước lên “ngai vàng” của “vương quốc cải lương”, trở thành kép chánh tỏa sáng với hàng vạn người hâm mộ. Còn Út Bạch Lan thì được mệnh danh là “đệ nhất danh ca”. Năm 1961, Thành Được kết hôn với Út Bạch Lan. Đến năm 1964, hôn nhân của họ tan vỡ.

Lý giải sự thành công của Thành Được, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đó là sự tổng hòa của nhiều yếu tố: Thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Nói cách khác, không thể phủ nhận tài năng và nội lực tuyệt vời của Thành Được, nhưng may mắn của ông là sinh ra ở đúng thời hoàng kim của cải lương, khi mà nhân dân thì yêu chuộng, mê đắm nghệ thuật cải lương, các gánh hát thì phát triển mạnh mẽ, có thể kể đến đoàn Kim Thanh, Kim Chưởng, Thanh Minh - Thanh Nga, Thúy Nga - Phước Trọng, được coi là những “hiện tượng” bầu gánh của Nam Bộ. Đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều soạn giả cực kì tài năng, cho ra đời những vở tuồng kinh điển, như Hà Triều - Hoa Phượng, Thiếu Linh, Kiên Giang, Nguyễn Phương, Qui Sắc, Hoàng Khâm, Thu An,…

Chính những soạn giả này với năng lực và sự nhạy bén, đã cho ra đời những tác phẩm tuồng với nội dung hấp dẫn, lại “đo ni đóng giày” cho những kép trẻ tài hoa đang lên như Thành Được, thế nên Thành Được mới có “đất diễn” đến thế.

Nghệ sĩ Thành Được. (Nguồn ảnh: tư liệu)

Nghệ sĩ Thành Được. (Nguồn ảnh: tư liệu)

Thời kì 1956 - 1968, khi Thành Được tỏa sáng rực rỡ nhất cũng là thời huy hoàng của nhiều đào, kép trẻ vang danh, như các kép nam Hữu Phước, Hùng Cường, Tấn Tài, Út Hiền, Thanh Hải, Út Nhị, Minh Tấn, Thanh Tú, Minh Vương, Minh Cảnh, Minh Phụng, Dũng Thanh Lâm... Các nghệ sĩ nữ nổi danh trong thời gian này có thể kể đến Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Hồng Nga, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Bích Sơn, Ngọc Bích, Bích Hạnh, Thanh Kim Huệ, Hà Mỹ Xuân, Trương Anh Loan và Kiều Phượng Loan,… Đó đều là những tên tuổi “vàng” trong làng cải lương, sống mãi qua bao thế hệ.

Những vở diễn để đời

Nhắc đến Thành Được, nhiều người sẽ nhớ ngay đến vở diễn để đời của ông là “Nửa đời hương phấn”, đóng cặp với Út Bạch Lan. Thời điểm ấy, Thành Được và Út Bạch Lan rời đoàn Kim Chưởng để gia nhập đoàn Thanh Minh - Thanh Nga một lần nữa. Đoàn hát của họ đã lưu diễn ở miền Trung tập vở tuồng “Nửa đời hương phấn”.

Trong vở tuồng, Thành Được đóng vai Tùng, Út Bạch Lan đóng vai Hương (tên The khi ở quê) và Hữu Phước đóng vai Hai Cang - anh trai của Hương. Vở tuồng “Nửa đời hương phấn” đã lập kỷ lục “ăn khách” vào thời điểm đó nhờ diễn xuất xuất thần đầy ăn ý của Thành Được, Út Bạch Lan, Hữu Phước, Việt Hùng và Ngọc Nuôi. Trong đó, Thành Được, Út Bạch Lan là nhân vật trung tâm của vở tuồng đầy sáng chói. Vở diễn mang đầy những trăn trở về tình yêu, thân phận người đàn bà, về đức hy sinh, lấy đi biết bao nước mắt của khán giả cho đến tận hôm nay.

Một vở diễn khác cũng gắn với Thành Được là vở “Tiếng hạc trong trăng” của soạn giả Loan Thảo - Yên Ba, ra mắt công chúng vào thập niên 60 tại Sài Gòn. Vở tuồng giúp cho Thành Được giành giải Thanh Tâm danh giá với vai tướng cướp Thi Đằng. Trong vở này, Thành Được đóng cặp với nữ nghệ sĩ Thanh Nga.

Thanh Nga cũng là một trong hai nữ nghệ sĩ ăn ý nhất với Thành Được trên sân khấu, sau Út Bạch Lan. Nhiều người còn nói, đây là một “đôi diễn trời sinh” bởi khi họ cùng đứng trên sân khấu cực kì xứng đôi, vẻ đẹp thanh cao, quý phái của họ tỏa ra rạng rỡ đến lóa mắt và chất giọng kết hợp cùng nhau thì mượt mà đến say lòng. Giữa Thành Được và Thanh Nga cũng có nhiều đồn đoán về “tuồng giả, tình thật”, nhưng thực hư thế nào không ai biết rõ. Duy chỉ có những vai diễn của họ thì sống mãi trong lòng công chúng vì những giá trị đẹp đẽ, đầy rung cảm mà cặp đôi ấy mang lại cho khán giả.

Nghệ sĩ Thành Được nổi danh trên năm mươi năm trên các sân khấu Đại ban ở trong nước và ở hải ngoại. Sau năm 1975, Thành Được vẫn tiếp tục tham gia các vở kịch yêu nước như ông Bảy Đờn trong “Người ven đô”, Trương Định trong “Bình Tây đại nguyên soái”...

Vai diễn anh hùng dân tộc Trương Định trong vở “Bình Tây đại nguyên soái” của tác giả - NSND Nguyễn Thành Châu, Thành Được trở thành một vị tướng oai hùng, kiên cường, lay động mạnh mẽ trái tim khán giả về tinh thần bất khuất của dân tộc Việt trong cuộc kháng chiến giữ nước.

Trong tác phẩm sân khấu “Người ven đô”, Út Trà Ôn và Thành Được tiếp tục đóng cặp cùng nhau. Hai nhân vật: Bảy Đờn (Thành Được) và Tám Khỏe (Út Trà Ôn) làm toát lên hình tượng người dân xứ Hóc Môn 18 thôn vườn trầu bảo vệ các chiến sĩ cách mạng.

Cả 2 tác phẩm này đều được Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh đề cử trong danh sách xét tặng Giải thưởng Tác phẩm sân khấu tiêu biểu TP HCM (1975 - 2025) hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhiều người thời ấy kể rằng, Thành Được cực kì có tài. Hầu hết các kép chỉ có thể “đóng khung” trong loại vai diễn thế mạnh của họ, nhưng Thành Được thì vai nào ông cũng diễn tốt, diễn trọn vẹn, thực sự hóa thân vào nhân vật. Cạnh đó, khả năng đọc nhanh, nhớ thoại của ông vào dạng “thần sầu”, khiến bạn diễn phải kinh ngạc.

Nhưng hơn hết, điều làm người ta khó quên Thành Được, ấy chính là cốt cách hào hoa lịch lãm, thanh nhã mà tinh tế, là sự nghiêm túc với nghề, lòng yêu nghề, hiến dâng trọn vẹn cho nghệ thuật. Đó mới chính là những yếu tố làm nên một nghệ sĩ “đẹp”, sống mãi trong lòng khán giả.

Đọc thêm

Nhiều hoạt động kỷ kiệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Ảnh minh hoạ.

(PLVN) -  Chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa chính thức được Ban chỉ đạo Trung ương phê duyệt. Theo đó, nhiều hoạt động quy mô lớn như diễu binh, hội thảo, triển lãm, chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa sẽ được tổ chức trên cả nước nhằm lan tỏa tinh thần yêu nước, bồi đắp niềm tin và khát vọng phát triển đất nước. 

32 tác phẩm thư pháp tại “Không gian văn hóa sen và Kiều”

Các đại biểu, du khách thưởng lãm và chụp ảnh tại "Không gian văn hóa sen và Kiều). (ảnh T.Dương)
(PLVN) - Không gian văn hóa Sen và Kiều giới thiệu 32 tác phẩm thư pháp mà phần lớn trong đó thể hiện những vần thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đặc biệt là những câu thơ trực tiếp đề cập hoặc gợi lên hình ảnh hoa sen với giá trị ẩn dụ tinh tế.

TS.NSND Quốc Hưng trở thành Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - TS.NSND Quốc Hưng mong muốn Học viện là trung tâm kết nối, hợp tác quốc tế trong âm nhạc nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc (ảnh P.V).
(PLVN) - Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - TS.NSND Quốc Hưng mong muốn Học viện không chỉ là nơi đào tạo đỉnh cao, mà còn là nơi nuôi dưỡng sáng tạo, bệ phóng cho các tài năng trẻ, đồng thời là trung tâm kết nối, hợp tác quốc tế trong âm nhạc nhưng vẫn giữ vững bản sắc dân tộc.

“Lời thề thứ 9” - khát vọng bảo vệ lẽ phải

“Lời thề thứ 9” của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ đề cập lý tưởng của người lính trong những biến động xã hội thời kỳ đầu đổi mới (ảnh ĐTH Hà Nội)
(PLVN) - Không dừng lại ở việc phê phán, vở diễn “Lời thề thứ 9” của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ còn gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc về tình quân dân, niềm tin vào chính nghĩa và khát vọng bảo vệ lẽ phải.

Cuộc đời vẹn toàn của giọng ca 'Ướt mi'

Cuộc đời vẹn toàn của giọng ca 'Ướt mi'
(PLVN) - Khi nhắc đến tài năng gắn liền với nhan sắc, khán giả không thể quên được nữ ca sĩ Thanh Thúy. Bà sở hữu thiên phú âm nhạc với giọng ca trầm buồn cuốn hút cùng gương mặt kiều diễm xứng danh xưng “Hoa hậu Nghệ sĩ”.

“Báo chí đồng hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới”

Quang cảnh hội thảo: “Báo chí đồng hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới” (ảnh T.Dương).
(PLVN) - Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 5/6/2025 tại Hà Nội, Cục Báo chí, Báo Văn Hóa (Bộ VH-TT& DL) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Báo chí đồng hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới”.

Những điều ít biết về Á Hậu Biển Đảo Việt Nam 2025 - Tường Vy

Nguyễn Tường Vy - giành ngôi vị Á hậu 2 tại cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025.
(PLVN) -   Từ quyết định đầy dũng cảm khi bắt đầu lại từ con số 0 tại Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, Tường Vy không chỉ chinh phục ngôi vị Á Hậu mà còn lan tỏa một thông điệp bảo vệ môi trường mạnh mẽ. “Nuôi Cây - Vườn của tôi trên biển ” là một hành trình đầy nghị lực và trách nhiệm mà cô gái trẻ muốn mang đến cho biển cả Việt Nam. Hành trình của Tường Vy là minh chứng cho sự kiên trì, khát vọng và tình yêu mạnh mẽ với thiên nhiên.

Những tín hiệu tích cực từ phim hoạt hình Việt Nam

 Bộ phim “Dế Mèn: Cuộc phiêu lưu tới xóm lầy lội” khẳng định tiếng nói của hoạt hình Việt Nam trong thị trường phim đầu mùa hè năm nay. (Ảnh từ clip)
(PLVN) - Hoạt hình vốn là một “địa hạt” đang bị bỏ ngỏ của điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây có thể nhận thấy những dấu hiệu tích cực của phim hoạt hình Việt Nam, khi đã có những bộ phim chất lượng về cả hình ảnh, nội dung được ra mắt và vươn dần ra thị trường quốc tế.