Thâm nhập “quy trình” “sản xuất” giấy chứng nhận sức khỏe tại BV Đa khoa Thăng Long
Nhiều tờ GKSK “khống” được cấp ra mỗi ngày.
(PLO) - Chỉ mất vài phút khám bằng “mắt thường”, các bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa Thăng Long (xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cũng có thể đưa ra kết luận tình trạng sức khỏe “tốt” đối với những người đến xin cấp Giấy chứng nhận sức khỏe (GKSK).
Chỉ mất vài phút khám bằng “mắt thường”, các Bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa Thăng Long (xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cũng có thể đưa ra kết luận tình trạng sức khỏe “tốt” đối với những người đến xin cấp Giấy chứng nhận sức khỏe (GKSK). Sự buông lỏng quản lý trong công tác quản lý của đơn vị này khiến hàng trăm tờ GKSK “khống” được cấp ra mỗi ngày.
Chỉ mất vài phút khám bằng “mắt thường”, các Bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa Thăng Long (xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cũng có thể đưa ra kết luận tình trạng sức khỏe “tốt” đối với những người đến xin cấp Giấy chứng nhận sức khỏe (GKSK). Sự buông lỏng quản lý trong công tác quản lý của đơn vị này khiến hàng trăm tờ GKSK “khống” được cấp ra mỗi ngày.
Chỉ mất vài phút khám bằng “mắt thường”, các Bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa Thăng Long (xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cũng có thể đưa ra kết luận tình trạng sức khỏe “tốt” đối với những người đến xin cấp Giấy chứng nhận sức khỏe (GKSK). Sự buông lỏng quản lý trong công tác quản lý của đơn vị này khiến hàng trăm tờ GKSK “khống” được cấp ra mỗi ngày.
Mục sở thị quy trình “sản xuất” Giấy khám sức khỏe
Những năm gần đây, Bộ Y tế đã có những quy định siết chặt quản lý trong công tác khám và cấp GKSK nhằm đảm bảo đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của các đối tượng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cụ thể về sức khỏe. Tuy nhiên, một số đơn vị vẫn buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng cấp giấy không đúng quy định.
Để “lấy” giấy khám sức khỏe ở đây (BV Đa khoa Thăng Long) rất dễ và không mất nhiều thời gian.
Trong vai người đi làm Giấy khám sức khỏe để hoàn thiện hồ sơ xin việc, phóng viên PLVN đã "thâm nhập"tìm hiểu quy trình khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe tại BV Đa khoa Thăng Long (xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội).
Sau khi nộp lệ phí 100 nghìn đối với loại giấy khám sức khỏe để đi học, đi làm, người khám được nhận một tờ giấy khổ A4 in một mặt, có ghi “Giấy chứng nhận sức khỏe”.
Tiếp đó, chúng tôi được một nhân viên tại bàn tiếp đón hướng dẫn điền đầy đủ các thông tin cá nhân, kèm mẩu giấy nhỏ ghi danh sách 04 phòng cần khám tại nhà A2. Cũng chính nhân viên này trực tiếp hỏi chỉ số về chiều cao, cân nặng mà không cần kiểm tra bằng thiết bị y tế, sau đó tự điền các thông tin được cung cấp vào “Giấy chứng nhận sức khỏe” và “kiêm” luôn bác sĩ đo áp lực động mạch.
Đến phòng số 201 (Răng – Hàm – Mặt), vị bác sĩ trẻ thăm khám bằng việc “liếc nhìn” để kết luận tiêu chuẩn BT (bình thường – PV). Tiếp theo, chúng tôi đến phòng số 202 và 203 là phòng khám Mắt và Tai – Mũi – Họng, lúc này có hàng chục người chờ khám sức khỏe nhưng không có bác sĩ trực trong phòng. Một người mặc áo Blue trắng ngồi tại chiếc bàn đặt trước hành lang gọi tất cả những người đến xin GKSK lại để “khám” bằng mắt. Sau khi hỏi lý do làm GKSK, người này ghi đầy đủ các thông số khám mắt, tai, mũi, họng… lần lượt vào Giấy khám cho tất cả mọi người và kết luận “tốt”.
Cuối cùng là phòng 207 của Trưởng khoa khám bệnh Phạm Đức Khang, vị bác sĩ này cũng chỉ cần nhìn sơ qua rồi nhanh chóng ký xác nhận, trước khi được đóng dấu kết luận Đủ sức khỏe để học tập và công tác.
Tất cả quy trình khám để lấy GKSK tại Bệnh viện Đa khoa Thăng Long được thực hiện chỉ trong vòng chưa đầy… 05 phút, nếu không kể thời gian chờ. Qua các phòng, các bác sĩ, thậm chí cả nhân viên hướng dẫn... đều sử dụng cách thăm khám nhanh nhất bằng “mắt thường”, không cần sử dụng đến các thiết bị y tế để kết luận “Đủ điều kiện học tập và công tác”.
Theo quan sát của phóng viên, hầu hết các trường hợp đến xin GKSK chỉ cần làm theo các bước trên đều được xác nhận tốt. Và mỗi ngày có rất nhiều giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe được “xuất” ra bằng cách này.
Lãnh đạo Bệnh viện nói gì?
Trao đổi với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, bà Nghiêm Kim Hồng – Giám đốc bệnh viện Đa khoa Thăng Long thừa nhận có sự việc cấp GKSK sai quy trình, quy định đang diễn ra tại bệnh viện này như phản ánh.
Tuy nhiên, bà Hồng lý giải: “Cái tờ khám sức khỏe 100 đó (100 nghìn đồng) là khám cho học sinh, sinh viên, vì học sinh làm gì có tiền, còn khám cho công chức là phải thử máu. Với lại xin vào các cơ sở tư nhân người ta không để ý đâu, quan trọng người đi làm cần giấy nào? Các y tá sẽ hỏi làm tờ đơn hay tờ kép.”
Bà Hồng còn lưu ý phóng viên: “Cháu (phóng viên) nên nhớ rằng lứa tuổi xin đi làm là lứa tuổi có sức khỏe mà bác sĩ người ta cảm thấy đây toàn là người người khỏe xin đi làm, chứ khám thế này làm sao mà ra bệnh được, nghe tim phổi một chút làm sao ra bệnh được. Chứ giờ đứa học mẫu giáo cũng đi khám sức khỏe, chẳng nhẽ bị bệnh là không được đi học”!?
Những phát biểu có phần "hồn nhiên" của bà giám đốc cho thấy bệnh viện đa khoa Thăng Long coi thường các quy định của ngành y tế trong công tác chăm sóc, khám sức khỏe cho nhân dân. Hệ quả của những tấm giấy chứng nhận sức khỏe được cấp sai quy trình sẽ như thế nào, ai phải chịu trách nhiệm khi kết quả thực tế và kết quả khám bệnh "trên giấy" khác nhau?
PLVN đề nghị Sở y tế Hà Nội kiểm tra, làm rõ và thông tin để dư luận được biết.
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
(PLVN) - Trong số người nhiễm HIV mới phát hiện năm 2024, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 31,2% người nhiễm, TP Hồ Chí Minh có 24,3% và khu vực Đông Nam Bộ có 12,8%.
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận và điều trị bệnh nhân N.V.K (nam, 82 tuổi ở Thái Bình) được chuyển đến ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Sản của bệnh viện vừa tiếp nhận sản phụ B.H.N, 27 tuổi, ở Hà Nội, mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu chuyển dạ sớm.
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa cấp cứu kịp thời bệnh nhi 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
(PLVN) - Theo Sở Y tế TP HCM, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi trên địa bàn.
(PLVN) - Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.
(PLVN) - Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
(PLVN) - Các quảng cáo "lương y gia truyền" bán các loại thuốc đông y được “thổi phồng” chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính, đang xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và giá trị của dược liệu y học cổ truyền nước ta.
(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...
(PLVN) - Các ca trẻ mắc sởi gia tăng, thay vì đợi đủ 9 tháng tuổi, Bộ Y tế đồng ý để TP HCM triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.