Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

2 năm “chạy nước rút”

Tại Hội thảo "Nghề nuôi biển: Chuyển đổi từ truyền thống sang công nghiệp" diễn ra tại Bình Định hồi đầu năm 2023, ông Trần Công Khôi, khi đó là Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT) cho biết, tổng diện tích tiềm năng nuôi biển ở nước ta khoảng 500.000ha với các đối tượng nuôi biển phong phú gồm các nhóm: cá biển, nhuyễn thể, giáp xác, rong tảo biển. Năm 2023, ngành thủy sản đặt mục tiêu diện tích nuôi biển cả nước đạt 85.000ha, với 10 triệu m3 lồng nuôi, sản lượng ước đạt 850.000 tấn.

Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 của Cục Thủy sản cho biết, tổng diện tích NTTS năm 2023 ước đạt 1,3 triệu ha nuôi nội địa và 9,5 triệu m³ lồng nuôi biển. Hội nghị không đưa ra con số diện tích nuôi biển đến thời điểm cuối năm 2023. Tuy nhiên, số liệu công bố năm 2022 cho biết, trong giai đoạn 2010 - 2021, nuôi biển đã có những bước phát triển đáng kể về quy mô, diện tích và sản lượng liên tục tăng qua các năm. Năm 2010, diện tích nuôi biển chỉ đạt 38.880ha, sản lượng đạt 156.681 tấn, đến năm 2021, diện tích nuôi đã tăng lên đạt 84.959ha (trong đó chưa tính 202.000ha nuôi cua xen ghép) và 8.942.493m3 lồng nuôi, tổng sản lượng đạt 700.000 tấn.

Theo Đề án phát triển NTTS trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành theo Quyết định 1664/QĐ-TTg ngày 4/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1664), mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000ha, sản lượng 850.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu (XK) 0,8 - 1 tỷ USD. Đến 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000ha, sản lượng 1,45 triệu tấn, kim ngạch XK đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Như vậy, nếu diện tích nuôi biển cả nước đạt 85.000ha vào cuối năm 2023 như đại diện Tổng cục Thủy sản (nay là Cục Thủy sản) nói hồi đầu năm thì trong 2 năm 2024 - 2025, mỗi năm phải tăng thêm gần 100.000ha nuôi biển mới đạt được mục mục tiêu của Đề án 1664. Đây chắc chắn là mục tiêu rất thách thức, chưa nói đến sản lượng hay giá trị XK mà Đề án 1664 đã đưa ra.

Đâu là “điểm nghẽn” cần tháo gỡ?

Thông tin tại họp báo giới thiệu “Hội nghị phát triển bền vững (PTBV) nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh” hôm 26/3 vừa qua, ông Phạm Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Việt Nam là quốc gia có 3 mặt giáp biển, thiên nhiên ưu đãi nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển và nuôi biển đã được Chính phủ, Bộ NN&PTNT xác định là một trong những mũi nhọn ưu tiên và đã được cụ thể hóa bằng Quyết định 1664/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, phát triển nuôi biển tại nước ta hiện cũng đang gặp rất nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức. Đặc biệt là những vấn đề về: Cơ chế chính sách; Khoa học công nghệ; Liên kết sản xuất; Nguồn lực đầu tư; Cấp mã số vùng nuôi phục vụ phát triển nuôi biển bền vững.

Tại cuộc họp báo, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA) Nguyễn Hữu Dũng cho rằng doanh nghiệp (DN) nuôi biển hiện đối mặt với rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn chính là đến thời điểm này, chưa có địa phương nào giao được vùng biển cho DN và ngư dân quản lý. “Đây là rào cản lớn, khiến cho DN khó có thể đầu tư vào lĩnh vực này do vấn đề liên quan đến giấy phép và pháp lý. Nhiều DN đã phải đối mặt với khó khăn kéo dài nhiều năm…” - ông Dũng cho hay.

Cũng theo Chủ tịch VSA, đơn vị đã tiếp nhận hàng chục khuyến nghị, đề xuất từ DN với mong muốn giải quyết những trở ngại này. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự kết nối hiệu quả giữa các Bộ, ngành về chính sách nuôi biển.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chuyên môn cho ngành nuôi biển còn hạn chế do chưa có ngành đào tạo chuyên sâu về nuôi biển. Bộ NN&PTNT cũng chưa có chương trình khuyến ngư cho người dân ven biển tiếp cận công nghệ cao. Thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn về nuôi biển cũng gây ra tình trạng không có đơn vị nào đăng ký cho trại nuôi biển. Mặt khác, thiếu bảo hiểm và rủi ro cao nên nhiều DN do dự, chưa dấn thân cho ngành nuôi biển bền vững…

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân thừa nhận, nuôi biển là một loại đầu tư mạo hiểm với rủi ro cao, nhưng hiện nay mới thí điểm bảo hiểm tôm và cá tra. “Về lâu dài, đây sẽ là nền tảng để Bộ NN&PTNT và các Bộ, ngành liên quan tạo điều kiện để DN nuôi biển đăng ký các gói bảo hiểm phù hợp…” - Cục trưởng Luân khẳng định, đồng thời mong muốn VSA thực hiện ngay việc đóng góp, phối hợp phát triển các quy chuẩn và tiêu chuẩn về lồng bè nuôi, làm cơ sở cho việc thiết lập cơ chế và chính sách bảo hiểm phù hợp.

“Việc thu hút đầu tư cho ngành nuôi biển còn đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành cũng như giải pháp chính sách linh hoạt và hiệu quả từ các cấp quản lý địa phương…” - Chủ tịch VSA bày tỏ.

“Hội nghị PTBV nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh” sẽ diễn ra trong 2 ngày 31/3 - 1/4 tại Quảng Ninh. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan sẽ chủ trì Hội nghị. Hội nghị được đánh giá là một trong những hội nghị quy mô và tầm cỡ nhất về nuôi biển từ trước tới nay tại Việt Nam, khi dự kiến thu hút khoảng trên 350 đại biểu tham dự trực tiếp và nhiều đại biểu trong, ngoài nước dự trực tuyến…

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.