'Tây Hồ quyết tâm, nỗ lực phát triển công nghiệp văn hóa xứng tầm lợi thế sẵn có'

Ông Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận ủy Chủ tịch UBND quận Tây Hồ.
Ông Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận ủy Chủ tịch UBND quận Tây Hồ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TP Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng. Là một trong những vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, hội tụ nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, quận Tây Hồ đã sớm chủ động triển khai nhiều giải pháp phát triển ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận, góp phần tạo dựng sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô

Trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam về câu chuyện phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn quận, ông Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, CNVH ở nước ta hiện nay vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ.

Tại Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), CNVH đã được đề cập chính thức trong Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Ngày 08/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành CNVH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra yêu cầu cụ thể hơn, nhấn mạnh mối quan hệ giữa CNVH với “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam và việc tiếp thu, vận dụng có chọn lọc, sáng tạo những thành tựu, giá trị văn hóa của nhân loại.

Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2021- 2025 đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 “Về phát triển CNVH trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” làm bước đột phá phát triển văn hóa Thủ đô, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống tinh thần của Nhân dân.

Với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều cảnh quan được thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt có hồ Tây - một thắng cảnh vô cùng quý giá cùng với nhiều di sản văn hóa hấp dẫn, quận Tây Hồ xác định phấn đấu là trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô. Do đó, việc quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển các ngành CNVH trên địa bàn quận là điều rất cần thiết.

Có thể thấy, quận Tây Hồ hội tụ những thời cơ, thuận lợi và thách thức để xây dựng và phát triển các ngành CNVH trong xu thế phát triển chung của Thủ đô. Xin ông cho biết, thực hiện nhiệm vụ này, quận Tây Hồ đã có định hướng như thế nào trong phát triển CNVH?

- Trên cơ sở nội dung Nghị quyết số 10-NQ/QU ngày 12/4/2022 của Quận ủy Tây Hồ, UBND quận đã ban hành Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 1/6/2022 phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” với 7 mục tiêu cụ thể cho 2 giai đoạn cùng 6 nhóm nhiệm vụ giải pháp trọng tâm. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tiễn của địa phương, quận Tây Hồ xác định phát triển CNVH tập trung vào các lĩnh vực: Du lịch văn hóa; Làng nghề truyền thống; Lễ hội truyền thống; Không gian văn hóa sáng tạo; phát huy giá trị của các di tích - là những lợi thế riêng có của quận Tây Hồ, phù hợp với mục tiêu định hướng tập trung đầu tư phát triển CNVH của TP Hà Nội.

Có thể nêu ra đây một ví dụ, để phát triển du lịch văn hóa, quận đã đề nghị UBND thành phố công nhận khu, điểm du lịch Nhật Tân thuộc phường Nhật Tân là khu, điểm du lịch cấp thành phố; xây dựng các điểm đến du lịch hấp dẫn trên địa bàn như Thung lũng hoa hồ Tây, Vườn hoa bãi đá sông Hồng; chuẩn hóa bài thuyết minh tại 42 di tích đã được xếp hạng; tăng cường tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch gắn với các sự kiện giao lưu văn hóa nghệ thuật tạo điểm nhấn tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ.

Bên cạnh đó, nhằm hướng tới phát triển du lịch văn hóa thông minh, quận triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng (số hóa) phục vụ công tác bảo tồn văn hóa, quản lý di tích và phát triển du lịch trên địa bàn quận”; xây dựng trang thông tin Tây Hồ 360 nhằm cung cấp thông tin dữ liệu, quảng bá về văn hóa và dịch vụ du lịch của quận, về các điểm đến du lịch, văn hóa, thương mại, dịch vụ trên địa bàn để hỗ trợ cho du khách khi đến Tây Hồ...

Đặc biệt, để cùng tham gia xây dựng, phát triển và định hướng thương hiệu “Thành phố sáng tạo” của UNESCO với Thủ đô, quận đã có những bước đi chủ động, sáng tạo trong nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, phát huy các giá trị văn hóa trong thiết kế sáng tạo và tổ chức nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc, phong phú. Nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức thành công, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với Nhân dân và du khách như các không gian văn hóa ẩm thực Sen Tây Hồ; Lễ hội quảng bá di sản văn hóa phi vật thể “Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ”..., cùng rất nhiều sự kiện, biểu diễn nghệ thuật với sự tham gia của những người dân đang sinh sống trên địa bàn quận, hàng trăm tổ chức, cá nhân, mang đến không khí sáng tạo, thu hút đông đảo công chúng, khách du lịch khám phá, tìm hiểu. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng, tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử cũng được quận tích cực triển khai với nhiều dự án, góp phần tạo dựng hình ảnh và thương hiệu mới hấp dẫn cho du lịch văn hóa ở Tây Hồ.

Trong nhóm các lĩnh vực tập trung để phát triển CNVH mà ông nhắc tới ở trên có làng nghề truyền thống. Là địa bàn có nhiều làng nghề truyền thống ở Thủ đô, ông có thể cho biết, quận Tây Hồ khai thác các tiềm năng này như thế nào để thúc đẩy CNVH trên địa bàn phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế?

- Quận Tây Hồ có nhiều làng nghề truyền thống như: Đào Nhật Tân, Phú Thượng; Quất cảnh Tứ Liên, Quảng Bá; Trà sen Quảng An; Cá cảnh Yên Phụ; Xôi Phú Thượng; Giấy dó (Bưởi)... Trong tiến trình khai thác tiềm năng từ làng nghề truyền thống để phát triển CNVH, quận xác định không thể tách rời việc chú trọng phát triển sản phẩm và thị trường CNVH. Cụ thể nghề xôi Phú Thượng đã được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện nay, quận đang tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục ghi danh nghề làm trà sen ở Quảng An, trồng hoa đào ở Nhật Tân vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quận tập trung mọi nguồn lực đối với việc triển khai thực hiện các Đề án phát triển ngành dịch vụ du lịch trên địa bàn quận như: triển khai thực hiện Đề án “Điểm du lịch, dịch vụ văn hóa và phục dựng mô hình làng nghề giấy dó, phường Bưởi” vừa phục dựng lại một làng nghề nổi tiếng, vừa là một điểm đến trong chuỗi sản phẩm du lịch của quận; Triển khai thực hiện Đề án “Phát triển làng nghề Hoa đào Nhật Tân gắn với dịch vụ du lịch” bảo tồn và gắn với phát triển du lịch, tạo việc làm cho lao động, nâng cao đời sống vật chất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho người dân địa phương; Đề án “Phát triển làng nghề quất cảnh Tứ Liên gắn với dịch vụ du lịch” đã được UBND quận phê duyệt năm 2021 và đang được triển khai hiệu quả...

Đặc biệt, quận đang thực hiện Đề án “Phát triển trồng hoa sen trên một số hồ nhỏ xung quanh hồ Tây”, mở rộng diện tích trồng sen, nghiên cứu có giải pháp hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường nguồn nước và thổ nhưỡng. Nhãn hiệu “Trà sen Tây Hồ” được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận. Trên địa bàn quận, đặc biệt là ở phường Quảng An có 30 hộ gia đình đang duy trì sản xuất ướp trà sen truyền thống với quy mô nhỏ do thiếu nguyên liệu, nên việc xây dựng, triển khai thực hiện Đề án “Phát triển trồng hoa sen trên một số hồ nhỏ khu vực xung quanh hồ Tây” là cần thiết nhằm cung cấp nguyên liệu cho nghề ướp trà sen truyền thống của quận, thu hút khách du lịch đến với Tây Hồ mỗi khi mùa sen về.

Thời gian tới đây, chủ trương của quận là tiếp tục đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với phát triển du lịch, trong đó tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng như Quất Tứ Liên, Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Chè sen Quảng An... Tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội truyền thống của các làng nghề trên địa bàn nhằm giới thiệu lịch sử văn hóa, quảng bá sản phẩm làng nghề gắn với bảo tồn, phát huy, giá trị văn hóa truyền thống và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao.

Nỗ lực để mỗi người dân sinh sống trên địa bàn quận đều là “sứ giả” văn hóa

Hồ Tây là một thắng cảnh vô cùng quý giá của thành phố Hà Nội. (Nguồn: KTĐT)

Hồ Tây là một thắng cảnh vô cùng quý giá của thành phố Hà Nội. (Nguồn: KTĐT)

Để xây dựng và phát triển thành công CNVH, không thể không nói tới nguồn nhân lực. Vấn đề này được lãnh đạo quận Tây Hồ quan tâm như thế nào, thưa ông?

- Trong những năm qua, Ban Thường vụ Quận ủy luôn xác định phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, được coi là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của ngành CNVH Thủ đô. Vì vậy, quận đang tập trung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, thúc đẩy phát triển CNVH. Ngoài đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về văn hóa từ quận đến cơ sở, quận luôn xác định mỗi một người dân sinh sống trên địa bàn quận chính là nguồn nhân lực quan trọng để quảng bá; ngoài ra còn có các hạt nhân là văn nghệ sỹ, trí thức, các nhà khoa học đang sinh sống trên địa bàn quận cũng là một nguồn lực quan trọng cho phát triển văn hóa, đặc biệt là phát triển CNVH.

Bên cạnh đó, lực lượng thanh niên với tinh thần tiên phong, xung kích cũng là một nguồn lực quan trọng cho phát triển CNVH. Thời gian qua, Quận đoàn Tây Hồ tập trung phát triển các phong trào, hoạt động nhằm trang bị kiến thức về văn hóa Việt cho thanh, thiếu nhi được tổ chức thường xuyên; xây dựng sân chơi, điểm đến thường xuyên, các nền tảng trực tuyến cho thanh niên giao lưu văn hóa, sáng tạo nghệ thuật; tạo điều kiện cho các sản phẩm văn hóa, sáng tạo của thanh niên được tiếp cận với đông đảo Nhân dân trên địa bàn quận.

Đặc biệt, để ươm mầm nguồn nhân lực CNVH tương lai, quận đã xuất bản, phát hành cuốn tài liệu “Tây Hồ - vùng đất con người” và đưa vào giảng dạy trong năm học 2023 - 2024; tổ chức chương trình giáo dục truyền thống lịch sử địa phương, giáo dục di sản văn hóa vào hoạt động ngoại khóa trong các trường tiểu học và THCS trên địa bàn quận, qua đó trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử truyền thống cách mạng, các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường, con người của mảnh đất Tây Hồ, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của quê hương. Năm 2023, đã tổ chức 20 buổi giáo dục di sản cho gần 300 học sinh các trường tiểu học và THCS trên địa bàn quận, qua đó khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, trân trọng di sản văn hóa cha ông ở thế hệ tương lai. Trong 6 tháng đầu năm 2024, 100% các trường tiểu học và THCS tổ chức các chuyên đề Giáo dục Di sản, giáo dục địa phương tại các di tích lịch sử và làng nghề bám sát thực hiện chương trình theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, kết hợp đưa các nội dung cuốn sách “Tây Hồ - vùng đất con người” làm tài liệu giảng dạy. Cấp tiểu học đã thực hiện 45 tiết dạy cho 3.258 học sinh, cấp THCS thực hiện 36 tiết dạy cho 7.296 lượt học sinh tại các di tích lịch sử và các làng nghề.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.