Tập trung chia sẻ, kinh nghiệm “giải cứu” bệnh nhân ung thư

 Ban Tổ chức tặng quà lưu niệm cho đại biểu, khách mời
Ban Tổ chức tặng quà lưu niệm cho đại biểu, khách mời
(PLO) - Tối 26/10/2017, Bệnh viện Ung Bướu TP Cần Thơ phối hợp với Hội Ung thư TP Cần Thơ tổ chức khai mạc Hội thảo khoa học Ung bướu TP Cần Thơ lần thứ IX.

Đến tham dự buổi lễ có ông Lê Hùng Dũng, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ; BS.CKII Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ, GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam. Ngoài ra, còn có sự tham dự của lãnh đạo các bệnh viện, đơn vị y tế ở các tỉnh, thành trong cả nước.

Hội thảo khoa học ung bướu được tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Đây là điều kiện thuận lợi để các bác sĩ chuyên ngành ung bướu toàn quốc cập nhật những kiến thức mới, trao đổi, thảo luận và đúc kết kinh nghiệm trong chẩn đoán, phòng chống bệnh ung thư. Từ đó, góp phần nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho y bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh ung thư, tạo nền tảng xây dựng và triển khai các chương trình phòng chống ung thư quốc gia ngày càng hiệu quả.

Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, BS.CKII Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ cho biết, bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ trở thành trung tâm phòng chống ung thư, giải quyết nạn ung thư cho TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Đồng thời, giảm áp lực chuyển bệnh đến TP Hồ Chí Minh. Khi cơ sở 2 bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ đi vào hoạt động đã giảm tải phần nào tình trạng lồng ghép bệnh nhân, cải thiện và đáp ứng mới môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên.

 Việc Cần Thơ xây dựng bệnh viện ung bướu TP Cần Thơ hiện đại với quy mô 500 giường được xem là “bước tiến lớn” của ngành y tế nói chung và các bệnh nhân ung bướu nói riêng. 

“Hội thảo năm nay chia làm 2 phần, đào tạo tập huấn và phần báo cáo các nghiên cứu khoa học. Đó đều là những kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu điều trị. Đồng thời, các nhà khoa học, bác sĩ sẽ có cơ hội thống nhất lại những quan điểm trong chẩn đoán một số bệnh ung thư. Đặc biệt thực hiện chuyên đề Phát triển chuyên ngành ung bướu tại khu vực ĐBSCL thuận lợi và thách thức. Nhằm tạo mạng lưới liên kết đưa ra những khó khăn, thách thức chia sẻ kinh nghiệm để công tác phòng chống vững mạnh hơn.

 Bệnh ung thư không thực sự “đen tối”

Bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, Cần Thơ định hướng tăng trưởng xanh phát triển bền vững, đảm bảo cuộc sống sức khỏe tốt, nâng cao phúc lợi tốt nhất cho người dân. Vì vậy trong thời gian qua, UBND TP đã chỉ đạo Sở Y tế và các ban ngành liên quan nỗ lực trong đảm bảo chăm sóc người dân, lấy người dân làm trung tâm. Hiện nay, cơ bản các hệ thống bệnh viện đảm bảo chữa trị kịp thời các loại bệnh cho bệnh nhân. Đầu tư và quyết tâm cao độ của hệ thống các bệnh viện, mở rộng các mạng lưới y tế đến tuyến huyện, tuyến xã. Đảm bảo công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát hiện sớm và phòng ngừa cho mình và gia đình để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Đồng thời, qua hội thảo, bà Ánh mong muốn các nhà khoa học, các bác sĩ nghiên cứu nguyên nhân đang tiềm ẩn trong cuộc sống trong môi trường để giúp công tác phòng ngừa ngày càng tốt hơn. 

Là người nhiều năm kinh nghiệm, “đồng hành” cùng công tác giảng dạy và khám chữa bệnh ung thư, GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam bày tỏ niềm cảm kích sự đầu tư cho công tác phòng chống ung thư của TP Cần Thơ. Đồng thời chúc mừng và cảm ơn lãnh đạo TP Cần Thơ đã tạo điều kiện để có thể xây dựng bệnh viện ung bướu quy mô và hiện đại nhất khu vực ĐBSCL. Nói về căn bệnh ung thư, GS Hùng cho biết, ba loại ung thư khó trị nhất là rơi vào nam giới đó là ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày. Điều đó xuất phát từ thói quen không quan tâm sức khỏe, hút thuốc, uống rượu, thực phẩm bẩn,… Tuy nhiên, theo GS Hùng, bệnh ung thư thật sự không “đen tối”, không phải mắc ung thư là phải chết như nhiều người đã nghĩ, bệnh ung thư có thể ngăn ngừa và có những loại ung thư có thể phát hiện sớm nên có thể an tâm điều trị. 

“Ngày nay mỗi lúc tiến bộ, biết sớm, phương pháp hay có thể trị tốt cho nên mọi người phải lưu tâm. Ung thư không phải lúc nào cũng “đen tối”. Hiện nay điều trị ung thư có nhiều điều mới. Tuy nhiên, mổ vẫn là phương pháp hiệu quả nhất. Khi ung thư còn sớm thì mổ được. Sau khi mổ có thuốc, phương pháp xạ trị, phương pháp sinh học bổ sung. Ngoài ra còn có phương pháp mới là biến gen trong tế bào ung thư, dùng thuốc đánh trúng vào gen hư để sửa lại. Vì vậy, biết phối hợp chung đúng cách thì kết quả khác hẳn ngày xưa”, GS Hùng nói.

Từ những ý kiến trên, chúng ta có thể thấy được với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, bệnh ung thư dần dần không còn là nỗi ám ảnh và sợ hãi của mỗi người. Tuy nhiên, mỗi người cần phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời hiệu quả để trị “dứt điểm” căn bệnh ung thư.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.