Tấp nập “nhấp chuột” đặt mua khẩu trang vàng mã và những đồ xa xỉ

Xe máy “xịn sò” dành cho người âm đang được đi ship.
Xe máy “xịn sò” dành cho người âm đang được đi ship.
(PLVN) - Từ xa xưa, rằm tháng 7 được gọi là ngày xá tội vong nhân và cũng là ngày các cô hồn được người trần cúng lễ. Bởi vậy, trên dương thế, mọi gia đình đều làm cỗ cúng gia tiên đồng thời đốt vàng mã và phóng sinh. Rằm tháng 7 “mùa Covid”, có nhiều gia đình chuyển hướng sang đặt mua vàng mã online. 

Theo suy nghĩ, “trần sao âm vậy”, các nơi sản xuất vàng mã “bắt trend” đã sản xuất đủ loại kiểu dáng, sắc màu khẩu trang bằng giấy kèm “combo” bình xịt rửa tay giấy và cặp nhiệt độ và những “đồ hiệu” âm phủ xa xỉ khác dành cho người quá cố. Việc đốt vàng mã đã bị người ta lạm dụng, đi quá giới hạn tâm linh khiến nó trở thành vấn nạn. Hàng ngàn tỷ đồng tan theo mây khói. 

“Nhấp chuột” đặt vàng mã và khẩu trang âm phủ trở thành “hot trend”

Mùa lễ Vu Lan ở Hà Nội năm nay bắt đầu từ rất sớm. Ngay những ngày đầu tháng 7 âm lịch, trên các đường phố đã xuất hiện nhiều gánh hàng rong bán quần áo, mũ mão thần linh. Con phố Hàng Mã, Lương Văn Can… oằn mình chứa bao thứ hàng mã. Tuy nhiên, khác với sự tấp nập người đến mua trực tiếp như mọi năm, các cửa hàng vàng mã chủ yếu đóng hàng, gọi xe ôm ship hàng tới những địa chỉ đặt hàng. Bà Hoàng D. chủ cửa hàng bán vàng mã phố Hàng Mã cho hay: “Năm nay, lượng khách mua trực tiếp ít hơn các năm. Thay vào đó là tôi nhận được đến 70% đơn đặt hàng online so với số lượng cửa hàng bán ra.”

Chị Xuân Nga, 35 tuổi (Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Để hạn chế đi lại mùa dịch Covid 19, tôi đã đặt mua vàng mã các loại trị giá khoảng 2 triệu đồng tại trang mạng. Tôi chẳng phải đi mà có người giao hàng cồng kềnh tại nhà mình”.  

So với năm trước, năm nay, giá cả các mặt hàng vàng mã đều đắt hơn gấp 1,5- 2 lần bởi giá nguyên vật liệu (giấy, phẩm). Ví như năm trước: một chiếc ti vi giấy có giá 40 nghìn đồng thì nay là 60 nghìn đồng. Tính sơ sơ, nếu sắm đủ bộ lễ dành cho người đã khuất: quần áo, nón mũ, dép guốc, tiền vàng, ti vi, xe máy, nhà cửa loại bình dân… thì phải mất 300- 500 nghìn đồng, thêm khoảng 30-50 nghìn đồng tiền ship.

Có không ít người bỏ tiền ra chơi trội, muốn người đã khuất phải được “hưởng thụ” những đồ đạc mà trần gian đang thịnh hành. Họ có hàng ngàn lý do bỏ tiền triệu mà mình dày công kiếm được để rước những đồ rởm hóa cho người đã khuất. Bà Thu Giang ở phố Lãn Ông (Hà Nội) đã  về “lò” vàng mã ở Đông Hồ “thửa” cho ông chồng già quá cố (70 tuổi) chiếc ô tô thể thao “hot” trên thị trường…với kích thước, kiểu dáng y như xe thật. Theo bà thì lúc ông còn sống gia đình nghèo khó, xe máy chẳng có mà đi. Nay ông thác, bà muốn ông “nở mặt, nở mày với ông bà tiên tổ”, tậu hẳn siêu xe thể thao trị giá 2,5 triệu đồng cho ông đi “dã chiến”… “đáng mặt anh tài”! Và bà cũng không quên “thửa” cho ông chiếc mũ bảo hiểm “rất ngầu” và bằng lái xe mang tên ông có dấu triện đỏ để dưới âm ty, ông khỏi bị cảnh sát… tuýt còi!  

Theo những người dân làng Đông Hồ (Bắc Ninh), những siêu xe thậm chí du thuyền, máy bay loại lớn năm nay được đặt hàng khá nhiều. Thường mỗi xe có giá từ 1,5 triệu- 4 triệu đồng tùy vào kích cỡ và sự cầu kỳ của xe. 

Tuy nhiên, giữa dịch bệnh, mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất đó là “khẩu trang âm phủ”. Theo suy nghĩ, “trần sao âm vậy”, các nơi sản xuất vàng mã “bắt trend” đã sản xuất đủ loại kiểu dáng, sắc màu khẩu trang bằng giấy kèm “combo” bình xịt rửa tay giấy và cặp nhiệt độ kèm theo mẩu giấy khuyến cáo “Đề phòng đại dịch Covid-19 tìm đường xâm nhập vào thế giới linh hồn”. Giá cả từ 20.000 nghìn đồng – 50.000 đồng/bộ tùy loại. Có người chơi sang đã đặt 50 chiếc “khẩu trang âm phủ” từ ở Hồng Kông (Trung Quốc) với giá tiền rất xa xỉ: 170 nghìn đồng/chiếc chưa kể tiền gửi hàng bưu kiện “xách tay”. Chị Ngô Tú (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay: “Bố mẹ tôi sinh thời thường thích dùng hàng hiệu. Nay bố mẹ mất, tôi cũng phải đặt mua khẩu trang và những món đồ “hàng hiệu” cho chuẩn chỉnh”. 

Không phải kẻ lắm tiền nhiều của mới chơi sang, mà có người nhà nghèo nhưng vẫn  đi vay mượn vài trăm nghìn đồng của người thân cố sắm những vật dụng đắt tiền đốt cho người chết. Tất cả thành tro bụi để rồi ngày hôm sau họ phải chắt chiu từng đồng bạc lẻ trả nợ. Nếu biết như vậy, người âm chỉ còn biết… khóc cho những việc làm ngớ ngẩn của người trần thế.

Khẩu trang âm phủ giá 170 nghìn đồng/chiếc được “xách tay” từ Hồng Kông (Trung Quốc).
Khẩu trang âm phủ giá 170 nghìn đồng/chiếc được “xách tay” từ Hồng Kông (Trung Quốc). 

Hàng ngàn tỷ đồng tan theo mây khói

Những năm qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh rất nhiều về vấn nạn này. Tệ đốt vàng mã đã gây ra sự lãng phí lớn về mặt kinh tế cho xã hội. Năm nay, giá vàng mã cao hơn năm ngoái do giá nguyên liệu tăng chóng mặt. Tuy vậy, sức tiêu thụ mặt hàng này không hề giảm, đồng nghĩa với việc có hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng sẽ bị thiêu rụi trong dịp Rằm tháng bẩy này. Nếu chỉ tính trung bình mỗi gia đình đốt 50 nghìn đồng tiền vàng mã, với 23 triệu gia đình thì chỉ một mùa lễ Vu lan, nước ta đốt  khoảng 1.150 tỷ đồng. Một món tiền quá lớn đối với một nước nghèo như ta. 

Tháng 2 năm 2018, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đề nghị chư Tôn đức Tăng Ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật Giáo Việt Nam. 

Nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên nêu quan điểm: “Tôi ủng hộ quyết định của Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, bởi tục đốt vàng mã giờ đã bị biến tướng. Nếu như trước đây ở góc độ tâm linh người ta đốt vàng mã chỉ là tượng trưng một chút lòng thành con cháu muốn gửi gắm tới ông bà, tổ tiên. Song, giờ đây cái suy nghĩ mê tín dị đoan rằng “trần sao âm vậy” nên họ đốt quá nhiều và đốt đủ thứ một cách sa đà, lãng phí gây nhiều hệ lụy, làm cho ô nhiễm môi trường, tốn kém về tài chính, thậm chí hỏa hoạn và nhiều vấn đề kèm theo dẫn đến tiêu cực, mất đi ý nghĩa ban đầu”.

Hòa thượng Thích Gia Quang, Trưởng ban Thông tin Truyền thông TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định, Phật giáo không có tục đốt vàng mã và việc đốt vàng mã là vô nghĩa:

“Với Phật giáo, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết ghi trong tam tạng kinh điển. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Phật giáo chỉ khuyên các con cái thân thuộc của người chết nên làm các việc như bố thí giúp người nghèo khổ, cúng dường trai tăng, ăn chay niệm Phật và phóng sinh rồi hồi hướng công đức ấy cho vong linh để siêu độ vong linh.

Nếu đem các đồ vật quý cùng mai táng với người chết, hay đốt vàng mã để người chết tiêu dùng dưới âm phủ, thì đó là hành vi thiếu trí tuệ, không xứng đáng là một Phật tử chân chính. Trong ngày Lễ Vu lan, người dân nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ và cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Cần khuyến cáo người dân hiểu rằng việc kính hiếu các thần linh, ông bà tổ tiên về mặt tâm linh đều đáng trân trọng, nhưng ông bà tổ tiên đều đã chuyển sang đời sống khác. Do đó, tất cả đều không còn dùng đồ tương tự như ở trần gian này nữa. Có đốt nhiều, hóa vàng nhiều thì các bậc thần linh, ông bà tổ tiên cũng không dùng được. Nếu người dân hiểu rõ được điều này mà tự bỏ được hành vi đốt vàng mã  thì giảm thiểu vấn nạn… hàng ngàn tỷ đồng tan theo mây khói.

“Chúng ta vẫn thường nói “Dương thịnh âm siêu”. Người dương biết làm phúc, để người âm siêu thoát. Tôi nghĩ, chúng ta nên lên chùa, thành tâm cầu nguyện hồi hướng tâm đức. Nếu có tiền để mua sắm vàng mã đốt cho cha mẹ, thì nên dùng tiền đó để chia sẻ cho những người nghèo khó. Bởi “Cứu một người dương gian bằng ngàn người âm phủ”. Còn cầu nguyện, chỉ cần tấm lòng thành, nếu không thành tâm thì làm gì cũng vô ích” Hòa thượng Thích Gia Quang nhắn nhủ.

Hình nhân thế mạng thời Covid.
 Hình nhân thế mạng thời Covid.

Dịp lễ Tết, mùa Vu lan hàng năm Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cũng đều khuyến cáo không đốt vàng mã ở nơi thờ tự của Phật giáo. Sắp tới, việc không đốt vàng mã sẽ được đưa vào các bài thuyết giảng, nghị lễ để các tăng ni, phật tử biết, thực hiện và qua đó lan tỏa toàn xã hội. Đốt vàng mã là vấn nạn từ nhiều năm qua, Giáo hội cũng như các cơ quan ban ngành đã khuyến cáo nhưng chưa mấy thuyên giảm, cần có sự chung tay của cộng đồng, các cấp chính quyền mới mong giảm được. 

Đốt vàng mã tràn lan và hoang phí như hiện nay là một biến tướng của lối sống thực dụng thời kinh tế thị trường. Chính vì vậy, song hành với việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta cần có sự nhìn nhận một cách đúng đắn hơn về việc đốt vàng mã.

Mỗi người dân, mỗi gia đình, muốn tâm thảnh thơi an lạc, không có gì hay hơn là trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thực hiện lời Phật dạy:  “Không làm điều xấu,ác/ Siêng làm điều thiện,lành/ Tự thanh tịnh tâm ý”. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...