Tăng cường trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình

(PLVN) -Từ thực trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc tăng cường công tác trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị BLGĐ trên địa bàn cả nước. 

Bạo lực gia đình “không còn là chuyện trong nhà”

Song hành cùng cuộc sống hiện đại, hành vi BLGĐ không còn gói gọn trong việc chà đạp thể chất, thượng cẳng chân hạ cẳng tay mà còn là bạo lực về tinh thần, hoặc có những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm soát về kinh tế… Đặc biệt, đại dịch Covid-19 gây ra tổn thất nặng nề trên toàn thế giới, đồng thời khiến cho trẻ em và phụ nữ gia tăng nguy cơ bị bạo lực, như ngược đãi, bạo lực trên cơ sở giới và xâm hại tình dục. Một số báo cáo gần đây cho thấy việc hạn chế đi lại, cách ly xã hội đi kèm với áp lực kinh tế và xã hội đối với các gia đình đang dẫn đến bạo lực tăng lên, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực gia đình tăng từ 30% đến 300%. Tại Việt Nam, 21 triệu trẻ em không đến trường và cách ly ở nhà trong thời gian qua. Hiện thực mới này tác động trực tiếp đến sự chăm sóc, bảo vệ và an toàn của trẻ em.

Đối tượng phụ nữ bị BLGĐ phần lớn kiến thức về pháp luật mà đặc biệt là kiến thức về luật Phòng chống bạo lực gia đình, luật Bình đẳng giới còn hạn chế. Nên khi có vụ việc bạo hành gia đình xảy ra, các nạn nhân không biết phải làm sao, giải quyết như thế nào, cũng như các cách tự bảo vệ mình trước hành vi BLGĐ. 

Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật và chính sách liên quan phòng, chống bạo lực trong gia đình và bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có Luật Phòng, chống BLGĐ năm 2007. Thế nhưng, đa số nạn nhân của BLGĐ vẫn gặp phải một số rào cản trong việc thoát khỏi người gây bạo lực và tìm kiếm sự giúp đỡ, kể cả hỗ trợ của pháp luật. Do đó, hiệu quả của việc thực thi pháp luật và các mô hình phòng, chống bạo lực chưa được đánh giá một cách khách quan, tồn tại những khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế thực hiện; vẫn còn những khoảng trống, điểm mờ pháp lý trong nỗ lực đưa ra ánh sáng những hành vi bạo hành thể xác và tinh thần, trong đó có xâm hại, lạm dụng tình dục phụ nữ, trẻ em. Bên cạnh đó, kiến thức và nhận thức pháp luật về BLGĐ của người dân, cha mẹ, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm, thậm chí của cả người thực thi pháp luật vẫn còn hạn chế, lệch lạc; BLGĐ vẫn bị coi là vấn đề riêng tư, là chuyện trong nhà…

Nâng cao năng lực TGPL cho nạn nhân BLGĐ

Để nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (TGPL) cho trẻ em và nạn nhân BLGĐ, Bộ Tư pháp và các địa phương đã quan tâm, đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều hình thức. Cụ thể, tăng cường công tác thông tin và truyền thông về TGPL để các đối tượng có thể chủ động yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết, đặc biệt khi nạn nhân là phụ nữ, trẻ em. Thời gian qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều Hội nghị tập huấn về Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; xây dựng nhiều phóng sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng về các vụ việc TGPL cho trẻ em, nạn nhân bị BLGĐ; giúp người dân, trong đó có nạn nhân chịu BLGĐ và trẻ em hiểu về quyền được TGPL của họ, kịp thời tiếp cận dịch vụ TGPL (miễn phí) của Nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Không những thế, cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan “Phản ứng nhanh” về các vụ việc BLGĐ. Sự phối hợp giữa các tổ chức TGPL với các cơ quan liên quan để phát hiện và TGPL kịp thời nạn nhân bị BLGĐ là rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền TGPL. Các tổ chức thực hiện TGPL cần tận dụng lợi thế của của mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube, Zalo… để chủ động tiếp cận, xử lý các thông tin liên quan người được TGPL là phụ nữ, trẻ em gái trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.

Bên cạnh đó, phải tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ người thực hiện TGPL và chất lượng dịch vụ TGPL; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý theo hướng kết hợp giữa tự học, tự nghiên cứu hoàn thiện mình với đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn lại, trong đó đặc biệt chú trọng việc tự học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới và kỹ năng làm việc với các đối tượng đặc thù và thực hiện TGPL trên từng lĩnh vực cụ thể. Nâng cao trách nhiệm của luật sư với tư cách là người bảo vệ công lý khi tham gia TGPL cần nhiệt tình, có trách nhiệm, bảo đảm cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng khi thực hiện TGPL cho các đối tượng dễ bị tổn thương… 

Đọc thêm

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Chương trình thiện nguyện “cùng em đến trường” tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
(PLVN) -Ngày 27/4, Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan miền Bắc và thân hữu đã phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hoà Lạc, Tỉnh đoàn Hoà Bình, Ủy ban nhân dân huyện Đà Bắc tổ chức Chương trình thiện nguyện “CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” trao tặng 200 chiếc xe đạp và một số phần quà dành cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.