Tăng cường hợp tác hải quan giữa Việt Nam với ASEAN và thế giới

Các đại biểu dự Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33. (Ảnh: P.Đào)
Các đại biểu dự Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33. (Ảnh: P.Đào)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bên lề Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33, các đại biểu tham dự đã trao đổi nhiều thông tin liên quan đến Hội nghị với báo chí.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ: Nâng cao vị thế, vai trò của Hải quan Việt Nam trong cơ chế hợp tác ASEAN và thế giới

Tại Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 do Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức tại Phú Quốc từ 4-6/6/2024, các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN cùng nhau thảo luận các nội dung kế thừa, tiếp nối thành quả của Hội nghị lần thứ 32 tổ chức tại Thái Lan.

Các nội dung chính bao gồm Danh mục biểu thuế chung ASEAN, Cơ chế một cửa ASEAN, Hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN, Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên ASEAN và các chiến dịch, sáng kiến hợp tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại chung của ASEAN.

Hội nghị cũng bàn bạc và định hướng hợp tác hải quan trong thời gian tới, đặc biệt là định hướng cho Kế hoạch Chiến lược Phát triển Hải quan (SPCD) giai đoạn 2026-2030.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ. (Ảnh: P.Đào)

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ. (Ảnh: P.Đào)

Một phần quan trọng của Hội nghị là các phiên tham vấn giữa Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN với Tổng cục trưởng/Cao ủy Hải quan các đối tác trong khu vực, bao gồm Hải quan Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia và Tổng Thư ký Tổ chức Hải quan thế giới nhằm trao đổi thông tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ để triển khai các sáng kiến của Hải quan ASEAN trong thời gian tới.

Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, Hải quan Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công 3 Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN tại Việt Nam lần lượt vào các năm 1995, 2004 và 2014.

Việc đăng cai tổ chức và chủ trì Hội nghị quan trọng nhất trong cơ chế hợp tác Hải quan ASEAN lần thứ 33 năm 2024 có ý nghĩa lớn đối với Hải quan Việt Nam. Ý nghĩa đầu tiên là thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị số 25-CT/TW của Bộ Chính trị về chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, trong đó có ASEAN. Sau đó, thể hiện Hải quan Việt Nam là thành viên có trách nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong ASEAN. Qua đó, nâng cao vị thế, vai trò của Hải quan Việt Nam trong cơ chế hợp tác ASEAN và trên thế giới.

Hải quan Việt Nam mong muốn và hy vọng với sự đóng góp trong phạm vi, khả năng của mình, cùng Hải quan ASEAN hướng đến một mục tiêu chung trong tiến trình hội nhập của Hải quan ASEAN, góp phần vào xây dựng thành công Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Phó Tổng Thư ký ASEAN Satvinder Singh: Mong các cơ quan hải quan khác thực hiện những nỗ lực tương tự như Hải quan Việt Nam

Phó Tổng Thư ký ASEAN Satvinder Singh. (Ảnh: P.Đào)

Phó Tổng Thư ký ASEAN Satvinder Singh. (Ảnh: P.Đào)

Trong những năm qua, Việt Nam đã đóng vai trò rất tích cực trong thúc đẩy hội nhập hải quan khu vực. Đầu tiên, có thể kế đến Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên, đây là một trong những sáng kiến quan trọng trong nội khối ASEAN, nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Sự tham gia của Việt Nam vào Thỏa thuận này là rất quan trọng.

Ngoài ra, trong Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN, Việt Nam cùng 5 nước thành tham gia sáng kiến về Giấy phép phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh, cho phép 1 xe chở hàng sử dụng 1 giấy phép để đi qua nhiều quốc gia trong thời gian quá cảnh. Bên cạnh đó là việc Việt Nam tham gia sáng kiến về Nhà vận chuyển được cấp phép trong ACTS cùng các nước thành viên khác.

Việt Nam cũng tích cực đi đầu trong chống thương mại bất hợp pháp. Cùng với đó, Việt Nam cũng nghiên cứu, áp dụng những thông lệ tốt nhất của hải quan ASEAN, trong những lĩnh vực như đơn giản hóa thủ tục hải quan, thương mại điện tử… Tôi mong muốn các cơ quan hải quan khác cũng thực hiện những nỗ lực tương tự như Hải quan Việt Nam, từ đó mang lại giá trị cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải và logistic.

Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN trong một giai đoạn rất quan trọng. Khu vực ASEAN đang thay đổi rất nhanh trong các lĩnh vực như chuyển đổi số, chuyển dịch sang tính bền vững…, tạo thuận lợi cho thương mại phi giấy tờ cũng là một hình thức hiệu quả giúp giảm phát thải cacbon trong chuỗi cung ứng. Trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam, tôi mong Hải quan ASEAN có thể triển khai thực hiện Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên. Một lĩnh vực lớn khác là cải thiện trao đổi thông tin thương mại điện tử giữa hải quan doanh nghiệp, hy vọng sẽ đạt được trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ này, Việt Nam cũng cần làm việc với Hải quan các nước ASEAN hoàn thành các Kế hoạch chiến lược phát triển hải quan giai đoạn 2026-2030, cũng như tầm nhìn trong những năm tiếp theo.

Giám đốc điều hành, Hội đồng Kinh doanh EU - ASEAN Chris Humphrey: Nhiều ý tưởng hợp tác với Hải quan ASEAN

Giám đốc điều hành, Hội đồng Kinh doanh EU - ASEAN Chris Humphrey. (Ảnh: P.Đào)

Giám đốc điều hành, Hội đồng Kinh doanh EU - ASEAN Chris Humphrey. (Ảnh: P.Đào)

Chúng tôi đại diện lợi ích doanh nghiệp EU, một mặt mong muốn hàng hóa thông quan nhanh, tạo thuận lợi thương mại, một mặt chúng tôi cũng sẵn sàng giúp Hải quan nâng cao hiệu quả hoạt động, tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như trong các vấn đề khác như đấu tranh chống thương mại bất hợp pháp.

Do đó, chúng tôi có một số ý tưởng hợp tác với Hải quan ASEAN:

Đầu tiên là sáng kiến về tuân thủ được thông tin. Sáng kiến này giúp doanh nghiệp hiểu biết tốt hơn về những thủ tục mà doanh nghiệp phải thực hiện để tuân thủ các yêu cầu của cơ quan hải quan, trong đó có HQVN. Doanh nghiệp hiểu biết tốt hơn về các thủ tục, như các biểu mẫu, tờ khai, từ đó sẽ giúp việc thông quan được nhanh chóng hơn.

Một lĩnh vực khác là hàng hóa trị giá thấp và hàng hóa thương mại điện tử. Chúng ta đã thấy sự tăng trưởng của thương mại điện tử sau đại dịch COVID-19 trong khu vực, với sự gia tăng các lô hàng trị giá thấp, và ASEAN lại là khu vực có nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ. Xuất phát từ nhu cầu thông quan nhanh chóng và đảm bảo kiểm soát được hàng hóa trị giá thấp, tôi cho rằng doanh nghiệp thương mại điện tử cần tăng cường hợp tác với cơ quan hải quan để hiểu biết hơn về nhu cầu của nhau, giúp thông quan nhanh loại hàng hóa này ở khắp khu vực Đông Nam Á.

Lĩnh vực cuối cùng nhưng rất quan trọng, đó là tăng cường hợp tác chống thương mại bất hợp pháp. Đây cũng là một vấn đề rất nghiêm trọng trong khu vực. Thương mại bất hợp pháp gây thất thu ngân sách cho chính quyền. Đối với người tiêu dùng, đó là mối lo ngại về sự an toàn của các sản phẩm bất hợp pháp. Đối với doanh nghiệp, đó là sự tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp nếu các sản phẩm hàng giả, hàng nhái được bày bán trên thị trường. Đây là lĩnh vực mà hải quan và doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác, không chỉ trong đào tạo xây dựng năng lực, mà còn chia sẻ thông tin.

Ông Kim Hyeon-seok, Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu, Hải quan Hàn Quốc: Thúc đẩy trao đổi thông tin, tăng cường hỗ trợ lẫn nhau giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu (Hải quan Hàn Quốc) Kim Hyeon-seok. (Ảnh: P.Đào)

Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu (Hải quan Hàn Quốc) Kim Hyeon-seok. (Ảnh: P.Đào)

Cơ quan Hải quan của Việt Nam và Hàn Quốc có thể xem xét thực hiện một số nhiệm vụ sau nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin và tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong giai đoạn sau của Chiến dịch Con rồng Mekong. Cụ thể như:

- Thường xuyên tổ chức các cuộc họp trao đổi thông tin: Cơ quan Hải quan hai nước có thể thường xuyên tổ chức các cuộc họp trao đổi thông tin giữa các đơn vị liên quan để chia sẻ xu hướng và phương thức thủ đoạn buôn lậu ma tuý mới nhất. Hai nước cũng có thể chia sẻ, cập nhật kết quả kiểm soát và dữ liệu các vụ bắt giữ liên quan đến ma tuý nhằm tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tăng cường triển khai các Chiến dịch thực thi chung: Cơ quan Hải quan hai nước có thể hợp tác để tăng cường triển khai các chiến dịch thực thi chung, bao gồm chia sẻ thông tin kịp thời trên các tuyến vận chuyển trái phép ma tuý chủ yếu và tiến hành các hoạt động kiểm soát ở cả hai quốc gia. Ví dụ, Hải quan Hàn Quốc có thể nhận các thông tin trước về mặt hàng nghi vấn trên chuyến bay hoặc chuyến tàu xuất phát từ Việt Nam để thực hiện kiểm soát hiệu quả hơn.

- Phân tích thông tin và đánh giá rủi ro chung: Các chuyên gia phân tích thông tin của hai nước có thể cùng tiến hành đánh giá rủi ro liên quan đến vấn đề vận chuyển trái phép ma tuý.

- Triển khai cán bộ liên lạc làm việc trực tiếp: Bố trí cán bộ liên lạc đến Việt Nam để tăng cường thu thập và phân tích thông tin 24/7. Bao gồm thu thập thông tin tình báo về các hoạt động liên quan đến ma tuý trên địa bàn và phối hợp kiểm tra các kiện hàng có nghi vấn tới Hàn Quốc. Việt Nam cũng có thể triển khai cán bộ liên lạc tới Hàn Quốc để tạo điều kiện trong trao đổi thông tin và hợp tác hiệu quả hơn.

- Hợp tác tổ chức các chương trình đào tạo và phát triển: Cơ quan Hải quan hai nước có thể cùng xây dựng, tổ chức các chương trình đào tạo cho cán bộ kiểm soát của cơ quan thực thi hai cơ quan hải quan để chia kỹ thuật phương pháp kiểm soát tiên tiến nhất. Các chương trình đào tạo này giúp nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ Hải quan hai quốc gia và tối đa hóa sức mạnh hợp tác quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh: Thanh Thanh)

Mục tiêu 54 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ hoàn thành

(PLVN) - 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản đã đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023., nhờ đó thặng dư thương mại toàn ngành đạt  trên 8 tỷ USD, tăng hơn 62%.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến quả quyết mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay chắc chắn đạt được..

Đọc thêm

Giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí, ngân sách giảm thu khoảng 700 tỷ đồng.

Giảm 50% đối với: Phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy
(PLVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số: 43/2024/TT-BTC ngày 26/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự kiến với việc giảm từ 10-50% cho 36 khoản phí, lệ phí, ngân sách giảm thu khoảng 700 tỷ đồng.Thông tư quy định: Kể từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, mức thu một số khoản phí, lệ phí được quy định như sau:

Ông Phạm Đức Sơn giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư

Ông Phạm Đức Sơn giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư
Với các quyết định bổ nhiệm vừa được công bố, từ 1/7/2024, Ban biên tập Tạp chí Nhà đầu tư đã chuyển giao thế hệ lãnh đạo, với 4 thành viên, gồm Tổng biên tập Phạm Đức Sơn, 2 Phó Tổng biên tập Nguyễn Phong Cầm, Võ Tá Quỳnh, và Ủy viên Ban biên tập Nguyễn Thái Sơn.

Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công thương

Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công thương
(PLVN) -  Sáng 28/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. Trước đó, Bộ trưởng Công Thương cũng trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng cho ông Nguyễn Hoàng Long...

Nỗ lực 'hạ nhiệt' giá vé máy bay

Vé máy bay cao do nhiều nguyên nhân. (Ảnh: VNA)
(PLVN) - Giá vé máy bay nội địa được đánh giá là cao trong thời gian gần đây, ảnh hưởng đến việc đi lại của khách hàng, ngành Du lịch cũng chịu thiệt. Các hãng bay và cơ quan quản lý đang nỗ lực để kìm hãm giá vé máy bay.

Vietnam Airlines phát triển bền vững nhờ chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng

VNA kỳ vọng hoạt động "Tô cam bầu trời" sẽ góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, chung sức hành động chấm dứt bạo lực với phụ nữ, trẻ em .
(PLVN) - Trong thời đại công nghệ PR phát triển, có những hoạt động của doanh nghiệp như lớp phấn son tô điểm cho nhan sắc một tên tuổi, nhưng cũ ng có những doanh nghiệp liên tục có các sự kiện như những lớp trầm tích làm tăng chất lượng cho thương hiệu vốn đã "vàng 10". “Tô cam” chuyến bay là một sự kiện như thế của Vietnam Airlines (VNA).

Tỷ phú Mai Vũ Minh bàn luận về nền kinh tế thế giới

Tỷ phú Mai Vũ Minh trong buổi làm việc với Ngài Milorad Dodik, Tổng thống Bosnia - Herzegovina.
(PLVN) - Những bàn luận của tỷ phú Mai Vũ Minh về kinh tế thế giới phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của ông về các xu hướng kinh tế toàn cầu, cam kết của ông đối với tăng trưởng bền vững và bao gồm, cùng với khả năng lãnh đạo tầm nhìn của ông trong thế giới kinh doanh...

Số định danh cá nhân thay mã số thuế từ ngày 1/7/2025

Số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1/7/2025. (Ảnh: TCT).
(PLVN) - Tổng cục Thuế khuyến cáo, trường hợp cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam chưa được cấp số định danh cá nhân (ĐDCN) cần liên hệ với cơ quan Công an để cấp số ĐDCN trước khi sử dụng số ĐDCN thay cho mã số thuế (MST), dự kiến từ ngày 1/7/2025.

Chiến dịch hút 'đại bàng' công nghệ bán dẫn

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư chứng kiến Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Công ty ARM và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia. (Ảnh: MPI).
(PLVN) - Việt Nam có nhiều lợi thế để tham gia vào chuỗi công nghiệp bán dẫn toàn cầu, đặc biệt là nguồn nhân lực dồi dào và việc chủ động triển khai chiến dịch “thu hút” đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.

Ngành Hải quan tập trung xử lý nợ thuế

Công chức Hải quan rà soát nợ thuế. (Ảnh T.H)
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, TP tập trung rà soát các hồ sơ quản lý nợ nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ thuế đạt chỉ tiêu giao.

Khởi công Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu tại lễ khởi công Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 25/6, Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP JSC) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án VSIP Hà Tĩnh (giai đoạn 1) với quy mô 190,41 ha tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư muốn nâng tầm quan hệ với Google

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tặng quà là sản phẩm thủ công do người khuyết tật làm trong buổi làm việc với Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Chính sách khu vực công, Tập đoàn Google.
(PLVN) - Làm việc với Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Chính sách khu vực công, Tập đoàn Google, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đề nghị Google tiếp tục nâng tầm quan hệ lên hợp tác chiến lược toàn diện, thông qua thúc đẩy các dự án đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam và hợp tác với Trung tâm đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia (NIC).

Lương tăng có kéo theo giá tăng?

Hệ thống siêu thị sẽ là kênh “giữ giá” khi lương tăng.
(PLVN) -  Từ ngày 01/7/2024, lương cơ sở chính thức tăng lên 30% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay, từ đó kéo theo tâm lý e ngại của người tiêu dùng “lương tăng kéo theo giá tăng”. Làm sao để ngăn chặn “làn sóng” giá tăng theo lương?

Thuế VAT cho phân bón: Áp mức 0% hay 5%?

Đại biểu Phan Đức Hiếu. (Ảnh: baoquocte.vn)
(PLVN) - Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) đã đưa phân bón thành mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế 5%, trong khi theo Luật hiện hành là đối tượng không chịu thuế.

Philippines cắt giảm thuế, gia tăng cơ hội cho gạo Việt?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tổng thống Philippines mới ban hành Sắc lệnh số 62, theo đó sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng. Đối với mặt hàng gạo, thuế nhập khẩu từ mức 35% sẽ cắt giảm xuống còn 15%, thời gian áp dụng tới năm 2028. Điều này có thể sẽ tạo thêm thuận lợi và gia tăng cơ hội cho gạo Việt Nam tại thị trường này.

Kỳ vọng vào các trợ lực cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp kỳ vọng nhiều chính sách trợ lực trong 6 tháng cuối năm. (Ảnh minh họa: Vinatex)
(PLVN) - Hàng loạt các chính sách đang được lấy ý kiến cũng như các trợ lực cho doanh nghiệp được thực thi ngay trong cuối năm 2024 đang được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp có động lực để phát triển sản xuất kinh doanh.