Tăng cường giáo dục pháp luật, đảm bảo an toàn vận tải quân sự

Thiếu tướng Nguyễn Văn Điều (thứ ba từ trái sang) thăm, kiểm tra Tiểu đoàn Vận tải 6, Quân đoàn 4.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Điều (thứ ba từ trái sang) thăm, kiểm tra Tiểu đoàn Vận tải 6, Quân đoàn 4.
(PLO) - Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống ngành Vận tải quân sự (18/6/1949-18/6/2017), Thiếu tướng Nguyễn Văn Điều - Cục trưởng Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần thông tin về công tác đảm bảo an toàn vận tải quân sự.

Vận tải quân sự là một bộ phận của ngành Hậu cần Quân đội, ra đời và lớn lên cùng với quá trình xây dựng, phát triển, trưởng thành và chiến thắng của lực lượng vũ trang nhân dân. Cục trưởng có thể cho biết những kết quả nổi bật trong công tác vận tải quân sự thời gian qua? 

- Kế thừa và phát huy truyền thống Bộ đội vận tải anh hùng, những năm qua, Cục Vận tải đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất với Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng nhiều chủ trương, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận tải - tàu thuyền quân sự. Chỉ đạo công tác vận tải chiến dịch và trực tiếp tổ chức vận chuyển chiến lược, bảo đảm cho các đơn vị trong toàn quân sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện, xây dựng đơn vị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Hàng hóa mà ngành Vận tải quân sự vận chuyển là các loại hàng hóa phức tạp, dễ xảy ra cháy, nổ, có nhiều yếu tố gây nguy cơ mất an toàn như đạn, vũ khí, xăng dầu, có loại dễ hư hỏng như lương thực, thực phẩm, khí tài, trang thiết bị, phải bảo quản nghiêm ngặt. 

Phạm vi hoạt động của Bộ đội vận tải rộng, ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, trên tất cả các loại địa hình đồng bằng, miền núi, trung du và trên biển. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Bộ đội vận tải phải linh hoạt vận dụng nhiều loại hình phương tiện như ô tô, tàu thủy, tàu hỏa. Mặt khác, hoạt động vận tải quân sự luôn phải tiến hành trong điều kiện giao thông và thời tiết, khí hậu thủy văn phức tạp cũng như những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường…

Những năm qua, vận tải toàn quân đã hoàn thành tốt việc vận chuyển thường xuyên và đột xuất với khối lượng khoảng 2 triệu tấn hàng hóa và trên 1 triệu lượt quân/năm. Ngành Vận tải quân sự đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ vận chuyển quan trọng như: vận chuyển bảo đảm cho Trường Sa, vận chuyển bảo vệ chủ quyền biển đảo, kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước như 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 40 năm thống nhất đất nước, 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vận chuyển phục vụ Hội nghị APEC... Ngoài ra, lực lượng vận tải các cấp còn tích cực tham gia vận chuyển cứu hộ, cứu nạn, chống hạn, chống xâm ngập mặn…, giúp đồng bào các vùng bị thiên tai, bão lũ, để lại những hình ảnh tốt đẹp trong lòng nhân dân.

Thưa Thiếu tướng, vậy khó khăn lớn nhất của ngành Vận tải quân sự hiện nay là gì?

- Khó khăn lớn nhất hiện nay là hầu hết các phương tiện vận tải đều đã cũ, xuống cấp, tính đồng bộ không cao. Theo thống kê, hiện nay toàn ngành có khoảng trên 70% các loại xe vận tải thế hệ cũ. Các phương tiện thủy vừa qua tuy có được đầu tư mới nhưng số lượng còn ít, số còn lại cơ bản đều đã hơn 20 năm khai thác. Do đó, chất lượng phương tiện kỹ thuật không đồng bộ, quá trình sử dụng hay phát sinh hỏng hóc, hiệu quả sử dụng không cao, lại tiêu thụ lượng nhiên liệu lớn. Việc đầu tư, bảo đảm trang bị, phương tiện vận tải mới, hiện đại còn nhiều khó khăn. Cùng với đó, lực lượng cán bộ, nhân viên lái xe hiện nay trình độ không đều, còn thiếu, nhất là các đơn vị ở phía Nam. Những vấn đề trên đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ vận tải.

Bộ đội vận tải mỗi ngày “trên từng cây số”, thì hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện thế nào để giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông và tệ nạn xã hội, thưa đồng chí? 

- Đã là lái xe thì phải hiểu, thuộc và chấp hành nghiêm luật giao thông, pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội. Nhiều người lái xe lâu năm thành kinh nghiệm, nhưng có những quy định mới, luật, nghị định, thông tư thay đổi, nếu không cập nhật thì không nắm được. Do đó, hàng năm, từ Cục tới các đơn vị đều có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện nghiêm “Ngày Pháp luật” gắn với thực hiện các nội dung sinh hoạt “Ngày Đảng”, “Ngày chính trị và văn hóa tinh thần cơ sở”; đưa nội dung giáo dục pháp luật thành một nội dung của phong trào Thi đua Quyết thắng. Ở nhiều đơn vị đã vận dụng và duy trì hiệu quả việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ví dụ: Cuối tuần, các đơn vị vận tải kiểm tra luật giao thông. Lái xe không đạt thì thứ bảy, chủ nhật không được về nhà, phải ở lại đơn vị học luật. 

Lái xe tiếp xúc xã hội nhiều, do đó, đơn vị phải giáo dục cho bộ đội ý thức phòng ngừa, ngăn chặn, kiên quyết không để tệ nạn xâm nhập, tiêm nhiễm vào lái xe, chống tiêu cực, lãng phí trong thực hành vận chuyển. Giáo dục cho bộ đội tinh thần khắc phục khó khăn, bảo quản tốt hàng hóa, trang bị trong quá trình vận chuyển vì hàng hóa trên xe có giá trị lớn, không để mất mát, thất thoát. Xây dựng nét văn hóa của người chiến sĩ vận tải khi tham gia giao thông đặc biệt là lái xe biết nhường nhịn, mềm mỏng, tiếp xúc nhã nhặn.

Phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã được các cấp ủy, chỉ huy vận dụng thực hiện bằng nhiều hình thức vừa tập trung, vừa phân tán, đặc biệt là các hình thức giáo dục trực quan, sân khấu hóa (Năm 2016 Cục Vận tải được Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Hậu cần giao làm điểm tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; Cục Vận tải đã tổ chức buổi giao lưu bằng hình thức sân khấu hóa với chủ đề “Bộ đội vận tải với an toàn giao thông”, được các cấp đánh giá cao). Ở các đơn vị, từ cấp đại đội, con tàu đều có tủ sách pháp luật; cấp tiểu đoàn có phòng Hồ Chí Minh với nhiều loại sách, tài liệu để cho bộ đội nghiên cứu, tham khảo. Rất mừng là ý thức của cán bộ, chiến sĩ tốt, rất tự giác học tập, nên đã hình thành ý thức tự giác của bộ đội trong chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, các vụ việc vi phạm đều giảm.

Để thực hiện tốt việc quản lý, nắm chắc tình hình và bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển, chúng tôi quy định khi đi lẻ 1-2 xe, chỉ huy phải cử những lái xe là đảng viên. Đi từ 2 xe trở lên phải theo đội hình, ăn nghỉ tập trung, nếu đội hình vận chuyển có từ 3 xe trở lên phải có cán bộ chỉ huy. Chính vì làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và quản lý nắm tình hình nên những năm qua, đội ngũ lái xe, lái tàu không có người nghiện hút, không vướng vào tệ nạn xã hội, không vi phạm kỷ luật khi tiếp xúc với nhân dân. Đội ngũ lái xe, lái tàu luôn xác định gắn bó với nghề nghiệp nên hăng hái phấn đấu tốt để trở thành đảng viên. Hiện nay tỷ lệ đảng viên trong Đảng bộ Cục Vận tải chiếm trên 75%.

Thưa Thiếu tướng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân đội hiện nay có bước phát triển mới, đặt ra cho ngành Vận tải quân sự những nhiệm vụ nặng nề, với mục tiêu, yêu cầu cao hơn. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận tải thì Ngành đã có những giải pháp gì?

- Trước mắt, Ngành tập trung nghiên cứu, tham mưu cho Tổng cục Hậu cần và Bộ Quốc phòng đẩy mạnh kiện toàn tổ chức biên chế các đơn vị vận tải trong toàn quân theo hướng chính quy, tinh gọn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ vận tải trong tình hình mới. Đồng thời, tiếp tục rà soát, tham mưu, đề xuất quy hoạch đầu tư mua sắm, hiện đại hóa trang bị, phương tiện vận tải, phù hợp với khả năng ngân sách, yêu cầu phát triển của Quân đội. Tiếp tục đổi mới phương thức vận tải, thực hiện phân cấp vận chuyển cho cấp dưới một cách linh hoạt, sử dụng kết hợp nhiều thành phần lực lượng, phương tiện vận tải ở trong và ngoài quân đội cùng vận chuyển.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho bộ đội. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện vận tải. Các đơn vị vận tải trong toàn quân chuẩn bị chu đáo mọi mặt về lực lượng, phương tiện và trang bị, vật chất các loại, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao cả thường xuyên và đột xuất, nâng cao khả năng bảo đảm vận tải cho các phương án tác chiến, đặc biệt trong tình hình biển đảo, biên giới hiện nay, trong điều kiện địch sử dụng rộng rãi vũ khí công nghệ cao. 

Ưu tiên vận chuyển bảo đảm cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai, thảm họa; các đơn vị đóng quân vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; các địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh. Các đơn vị đẩy mạnh phong trào thi đua “Giữ xe tốt, lái xe an toàn”, “Xây dựng đơn vị vận tải chính quy, an toàn, hiệu quả” và các hoạt động hội thao, hội thi tàu thuyền, xe - máy; gắn đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” với thực hiện Cuộc vận động 50, duy trì tốt hệ số kỹ thuật và khai thác có hiệu quả các loại phương tiện vận tải hiện có trong đơn vị.

Trân trọng cảm ơn Thiếu tướng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.