Tâm sự của giáo viên bán mứt dừa online lấy tiền tiêu Tết

Giáo viên trẻ buôn hoa tươi, quần áo, mỹ phẩm. Có cô đi buôn hoa quả cúng Tết, ngày thường tay quen cầm phấn, giờ cũng sọt thồ như ai, cực lắm.

Tôi là một giáo viên vùng nông thôn ở Ninh Bình. Ngày Tết đang đến trong sự nô nức, niềm vui của con trẻ. Những người xa quê đang trở về đón Tết. Còn tôi lùi hụi trong căn bếp để làm những mẻ mứt dừa cuối cùng, đem bán lấy tiền trang trải cho Tết.

Những ngày cuối năm, báo chí và các trường học xôn xao chuyện lương thưởng của giáo viên. Riêng tôi, một giáo viên công tác 20 năm trong nghề, không lấy gì làm háo hức.

Nhiều giáo viên ở vùng sâu, xa không có thưởng Tết.Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Nhiều giáo viên ở vùng sâu, xa không có thưởng Tết.Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.

Có người sẽ nói rằng tôi may mắn hơn nhiều giáo viên khác, khi còn có thưởng Tết. Nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn khác không có thưởng. Đúng như vậy, nhưng giáo viên biết tiêu gì ngày Tết với số tiền ấy?Những năm trước, tiền thưởng Tết của chúng tôi là tổng của các loại quỹ như: Công đoàn, tham quan và tiền do hội phụ huynh học sinh, UBND xã gộp lại. Số tiền ấy đem chia cho giáo viên được 200.000 đồng mỗi người. Hai năm nay, tiền thưởng Tết nhiều hơn là mức 500.000 đồng.

Lương giáo viên vốn đã thấp, chỉ đủ trang trải cơ bản cho cuộc sống. Thưởng Tết chỉ vài trăm nghìn như thế này khiến tôi và đồng nghiệp không có những ngày nghỉ thảnh thơi. Cái đầu của người giáo viên không được yên, họ phải lo đến cơm áo gạo tiền.

Giáo viên chúng tôi thường nói đùa, thưởng Tết 500.000 là tiền tự thưởng của mình dành cho mình mà thôi. Bởi số tiền đó phần lớn được trích ra từ các quỹ của giáo viên đóng góp như quỹ công đoàn (1% lương của giáo viên), quỹ tham quan hàng năm (mỗi tháng giáo viên tự đóng 50.000-100.000 đồng/tháng)…

Thời đại này chi tiêu Tết thế nào với số tiền 500.000 đồng? Tôi cũng không có tâm lý nịnh nọt hiệu trưởng nhưng cả năm có cái Tết lại không đến thăm sếp cho tình cảm thì cũng không phải. Vì vậy, số tiền thưởng Tết này lại mang đi mua quà biếu sếp.

Chúng tôi, những năm qua, đã quen với mức thưởng Tết như vậy nên hầu như không ai bàn chuyện lương thưởng cuối năm. Ngày tổng kết, sau khi công bố mức tiền, người nào về nhà người nấy, chuẩn bị cho công việc tất bật cuối năm.

Câu chuyện chúng tôi hỏi đồng nghiệp ngoài giờ lên lớp không phải "Thưởng Tết bao nhiêu?", "Mua gì sắm Tết", mà là "Năm nay buôn gì?".

Ở trường tôi, những giáo viên trẻ buôn hoa tươi, quần áo, mỹ phẩm. Thầy giáo có sức khỏe hơn thì buôn đào, quất. Một số cô đã tuổi trung niên buôn hoa quả ngày Tết. Giáo viên ngày thường tay quen cầm phấn, giờ bê chậu cảnh, tay sọt, tay thồ, cực lắm.

Để chi trả cho dịp Tết sắp tới, tôi lên kế hoạch làm nhiều việc khác nhau, trong đó có làm mứt dừa rao bán trên mạng.

Khi học sinh bắt đầu nghỉ học, giáo viên mỗi người một việc. Tôi bắt đầu dậy từ 4h sáng, sau đó kết thúc một ngày lúc 24h để nạo dừa, sên mứt dừa, đăng tải lên Facebook rao hàng, sau đó chuyển đến người mua. Khách hàng của tôi chủ yếu là phụ huynh và học trò cũ, họ mua ủng hộ. Những ngày làm mứt dừa đến mỏi tay, còng lưng cũng giúp tôi có thêm đồng ra, đồng vào cho kỳ nghỉ sắp tới.

Bởi ngoài việc sắm sửa những ngày Tết, việc đi lại cũng rất tốn kém. Tôi là giáo viên lấy chồng xa, một chốn đôi nơi, Tết phải di chuyển 300 km giữa gia đình nội và ngoại. Mỗi tháng, với đồng lương ba cọc ba đồng, tôi dành dụm từng chút, cộng việc làm thêm, may ra đủ tiền tàu xe, quà cáp cho người già, lì xì cho con trẻ. 

Cứ như vậy, những ngày trước Tết nhọc nhằn trôi qua cùng gánh lo. Đáng ra giờ này, chúng tôi có thể bên gia đình sửa soạn đón Tết. Thời gian rảnh rỗi soạn thêm giáo án, tư duy, sáng tạo thêm những điều thú vị cho bài giảng trên lớp.

Ngẫm lại nghề nghiệp của mình, tôi viết lại những vần thơ của một đồng nghiệp đăng tải trên mạng xã hội bày tỏ nỗi niềm:

Vợ hỏi rằng Tết được thưởng gì không?

Em đọc báo thấy nhiều ngành thích thật!

Nghề của anh Tết càng thêm chật vật

Hỏi làm chi cho rơm rớm nỗi niềm...

Tôi vẫn nghĩ giáo dục là quốc sách hàng đầu mà sao chế độ của giáo viên bao nhiêu năm vẫn thấp như vậy? Đến bao giờ chúng tôi mới toàn tâm toàn ý cho việc dạy học? Đến bao giờ chúng tôi mới có tháng lương thứ 13 như các ngành nghề khác?

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.