(PLVN) - Tọa lạc nơi ngã ba sông thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cùng với đền Tam Giang, chùa Đại Bi là một trong những di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia có kiến trúc độc đáo, thu hút nhiều du khách đến thăm. Ngôi chùa cổ này do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và cháu gái là công chúa Thiên Thụy xây dựng từ đời Trần (năm 1328) đã có gần 700 năm tuổi.
(PLVN) - Ngài Ưu Ba Cúc Đa là vị tổ thứ tư của Thiền Tông Ấn Độ, tên Ngài còn được phiên âm là Ưu Ba Cấp Đa, Ưu Ba Quật Đa, Ô Ba Quật Đa, Ưu Ba Cúc Đề, Ưu Ba Cúc, Ưu Ba Quật, hoặc gọi tắt là Quật Đa, dịch sang tiếng Hán là Đại Hộ, Cận Tạng, Cận Hộ.
“Chúng ta sống hiếu thảo với tiên tổ, với ông bà cha mẹ là tốt. Nhưng đã là Phật tử thì chúng ta biết đốt vàng, đốt mã thực sự không có lợi ích! Chúng ta biết nó không có lợi ích nhưng do tập tục, ta đốt một tí cũng không sao. Đừng lạm dụng nó, đừng hiểu sai về nó là được”.
(PLVN) - Thượng tọa Thích Đức Thiện Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Theo Luật Phật, một vị Tỳ kheo khi xuất gia thì tất cả tài sản được sử dụng đó đều thuộc về Tăng (Tăng đoàn).
Chẳng biết từ bao giờ, dân gian lại gọi tháng Bảy là tháng-cô-hồn, trong ý nghĩa đây là tháng xui rủi, đầy những tai ương chờ đón... Rất tiếc, với người được quy y Tam bảo cũng gọi như thế, nghĩ như thế.
(PLVN) - Ở Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần với tập tục hầu bóng, lên đồng, kèm theo các động tác múa đặc trưng của từng vị Thánh nhập đồng, thực hiện nghi lễ trong môi trường âm nhạc, ca hát tưng bừng. Tại các buổi hầu đồng, không hiếm gặp các trường hợp rơi vào trạng thái bị “ốp đồng” mà dân gian vẫn hay gọi là người có căn đồng. Những người này có thể là nam hoặc nữ, nhưng khi đã “ốp đồng” thì họ có thể sẽ thể hiện sự nam tính (đối với người bị ốp đồng là nữ) hoặc thể hiện sự nữ tính (đối với người bị ốp đồng là nam) tùy thuộc vào căn của một vị Thánh nào đó trong Tứ phủ.
(PLVN) - Quy y Tam bảo là thuật ngữ về một nghi lễ đặc trưng của đạo Phật. Đây được coi như điểm khởi đầu mang tính định hướng, giác ngộ từ một “phật tử cảm tính” thành “phật tử đúng pháp” dưới ánh sáng, giáo lý đạo Phật. Thế nhưng, hiện vẫn không ít người cho rằng, quy y chỉ đơn thuần là nhờ bậc chân tu đặt cho một pháp danh…