Tại sao ở nhà, đóng kín cửa vẫn có thể nhiễm COVID-19?

0:00 / 0:00
0:00
Dù không ra đường nhưng người dân vẫn có thể lây nhiễm SARS-CoV-2 từ người trung gian đưa virus về nhà.

Nhiều độc giả băn khoăn trước câu hỏi tại sao nhiều người ở nhà vẫn có thể lây nhiễm SARS-CoV-2, TS.BS Võ Văn Hải, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, có nhiều trường hợp F0 là các cụ già ở nhà trong thời gian dài.

Họ không ra đường, không tiếp xúc với người lạ tuy nhiên dù ở nhà thực hiện giãn cách nhưng cũng không tránh khỏi được những nguy cơ bị lây nhiễm. Theo TS.BS Võ Văn Hải, biến thể Delta là một biển chủng của virus corona, có khả năng lây lan nhanh chóng.

Người dân TP.HCM tiêm vắc xin COVID-19
Người dân TP.HCM tiêm vắc xin COVID-19

“Có trường hợp thắc mắc: Tại sao tôi tuân thủ khuyến cáo 5K vẫn nhiễm COVID-19?. Nhưng bạn tuân thủ vào thời gian này, địa điểm này nhưng vào thời gian khác, nơi khác, bạn không thể nào kiểm soát chắc chắn mình đã tuân thủ tuyệt đối quy tắc 5K khi đi làm và khi ra đường trong thời gian dài trước khi quay về nhà. Ngoài ra, khi bạn đang tuân thủ 5K nhưng người kế bên bạn không tuân thủ thì bạn vẫn có thể có nguy cơ bị lây nhiễm mà không hay biết”, TS.BS Võ Văn Hải chia sẻ.

Cũng theo Bác sĩ Hải, một khả năng khác là do người nhà đi ra ngoài và đem virus về nhà. Ví dụ người cao tuổi có thể ở nhà nhưng con, cháu họ đi chợ, đi làm, đi nhận thực phẩm… và đem virus về. Theo đó, người con, người cháu đã nhiễm COVID-19 nhưng do sức đề kháng tốt nên họ chưa có triệu chứng. Trong khi đó, người cao tuổi bị lây và do hệ miễn dịch yếu, có bệnh nền...các triệu chứng dễ xuất hiện trước.

“Nhiều trường hợp, cha, mẹ được xác định là F0 và sau đó, xét nghiệm con, cháu trong nhà mới biết họ cũng là F0 dù nguồn lây lại do từ con, cháu”, TS.BS Hải chia sẻ.

“Virus có trong mũi, họng của người bệnh. Nó nằm trong dịch tiết mũi, họng, khi F0 hắt hơi, thở… vius sẽ bị phát tán, dính trên tay chân và các bề mặt đồ vật. Tay chúng ta tiếp xúc với các đồ vật đó và đưa lên mặt cũng sẽ là nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra, dù không ra ngoài đường nhưng khi bạn vào thang máy xuống nhà để lấy thực phẩm – vào môi trường kín, trong đó có F0, cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm.

Bên cạnh đó, virus có thể nằm trên bề mặt thực phẩm và thời gian nó tồn tại tùy vào từng môi trường khác nhau. Bạn không ra ngoài nhưng bạn lấy thực phẩm có nhiễm khuẩn vào nhà, cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm”, ông Hải nói thêm.

TS.BS này nhấn mạnh, virus dễ tồn tại và lây lan rất nhanh trong môi trường kín như phòng kín, thang máy hay siêu thị không được thông gió tốt, không được những người chung quanh tuân thủ tốt 5K như bạn...

“Có trường hợp thắc mắc, hàng xóm là F0, cả khu phố đóng cửa nhưng vẫn lây nhiễm. Ở trường hợp này, mặc dù đóng cửa nhưng cũng có lúc bạn phải mở cửa ra lấy đồ ăn, đổ rác…Vô tình bạn đã tiếp xúc môi trường bên ngoài và nếu môi trường này có người F0 không tuân thủ tốt 5K thì chính bạn đã vô tình mang mầm bệnh vào nhà, đóng cửa kín và vô tình nhốt chúng lại trong nhà bạn. Khi bạn đóng kín, nhà không có hệ thống thông gió, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh càng cao”.

Vì vậy ông Hải nhấn mạnh, để hạn chế khả năng lây nhiễm, các gia đình phải tạo môi trường nhà cửa càng thông thoáng càng tốt.

Cũng theo ông Hải, hiện nay nhiều tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội, mọi người hầu hết đều ở nhà, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những cơ hội dễ bị lây nhiễm như khi đi tiêm vắc xin mà không tuân thủ đúng nguyên tắc 5K hoặc khi tập trung lấy mẫu và còn có nguy cơ là lây nhiễm từ những vật phẩm được chuyển phát từ nơi khác đến…không được sát trùng một cách cẩn thận và đúng cách.

Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 5K là điều BS.TS Võ Văn Hải nhấn mạnh. Theo ông Hải, ví dụ người dân tuân thủ việc đeo khẩu trang nhưng nếu đưa tay ra bấm nút của thang máy rồi đưa tay lên mặt chỉnh sửa khẩu trang cũng sẽ gây ra nguy cơ lây nhiễm.

Hai vật dụng người dân thường dùng nhưng hay quên xịt sát trùng đó là tiền giấy và điện thoại cầm tay (cellphone). Điện thoại cầm tay là vật dụng trung gian dễ gây lây nhiễm nhất vì khi nghe điện thoại chúng ta thường xuyên áp vào mặt. “Điện thoại cầm tay, cũng như đôi bàn tay, bạn hạn chế đưa lên áp vào má nghe và cần thường xuyên khử khuẩn, nhất là khi ra ngoài đường về nhà, trước khi ăn uống...”, TS.BS Hải chia sẻ.

Cũng theo BS Hải, tiếp xúc tiền giấy không khác gì tiếp xúc với tay nắm cửa nơi công cộng – nguy cơ lây nhiễm cao. Người dân nên hạn chế tiếp xúc tối đa hoặc chỉ tiếp xúc khi tiền đã được khử khuẩn. Sau khi chạm tay lên bề mặt tiền, bạn phải tuyệt đối xịt sát trùng hoặc rửa tay với xà phòng khử khuẩn dù tiền giấy đó được khử khuẩn hay chưa.

Ngoài ra, ví tiền, thẻ ngân hàng cũng cần lưu ý cẩn trọng khử khuẩn thường xuyên.

Bên cạnh đó, theo BS Hải, khi bước vào nhà (dù đi ra khỏi nhà với thời gian ngắn hay dài) bạn cũng tuyệt đối tuân thủ đúng 5K. Chỉ khi nào bạn đã "khử khuẩn", bạn an toàn lúc đó mới được tiếp xúc các vật dụng và người trong nhà.

Do biến chủng này có khả năng lây lan nhanh, TS.BS Võ Văn Hải tiếp tục khuyến cáo người dân:

1. Tiêm đủ 2 mũi vắc xin càng sớm càng tốt và tiêm đúng theo khuyến cáo nhà sản xuất.

2. Luôn luôn nâng sức đề kháng cơ thể.

3. Luôn luôn vệ sinh nơi ở, nơi làm việc hàng ngày và đúng cách.

4. Luôn tuân thủ 5K và nhắc nhở mọi người chung quanh bạn thực hiện theo.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.