Diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới

Tại sao Brazil, Mexico và Nicaragua coi nhẹ dịch COVID-19?

Trong khi các lãnh đạo thế giới chạy đua với thời gian để kiềm chế đại dịch toàn cầu COVID-19 thì một số nước ở Mỹ Latinh dường như lại coi nhẹ tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh.

Mexico thiếu hành động cấp liên bang

Chú thích ảnh
Người dân vui chơi ở bãi biển tại Cancun, Mexico. Ảnh: Getty Images

Theo kênh CNN (Mỹ), ngay từ đầu, Tổng thống Mexico Manuel Lopez Obrador đã bác bỏ mối đe dọa do virus Corona chủng mới SARS-CoV-2 gây ra và cả lời khuyên tránh ôm nhau. Ngày 4/3, ông nói với các phóng viên: “Các bạn phải ôm nhau. Chẳng có gì xảy ra cả”.

10 ngày sau, ông Obrador đăng video người ủng hộ vây quanh mình, ông ôm họ và hôn một đứa trẻ. Hai ngày sau đó, ông cầm hai lá bùa hộ mạng và nói với phóng viên rằng bùa sẽ bảo vệ ông khỏi virus.

Khi số ca nhiễm virus tăng lên những ngày gần đây, ông Obrador tỏ ra quan ngại hơn, khuyến khích người dân ở nhà. Ông nói nội các Mexico sẽ bàn cách hỗ trợ những nhóm người dễ bị tổn thương, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, cấm tụ tập từ 100 người.

Chú thích ảnh
Tổng thống Mexico Lopez Obrador (trái) tại họp báo ngày 4/3. Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, gần đây, ngày 22/3, Tổng thống Obrador đã đăng video khuyến khích người dân tiếp tục ra ngoài ăn uống, kêu gọi họ hạn chế làm tổn hại cho nền kinh tế. Ông nói: “Chúng ta không thể làm gì tốt và chúng ta không thể giúp gì nếu chúng ta tê liệt, nếu chúng ta làm quá lên. Hãy tiếp tục sống cuộc sống bình thường”.

Sau đó, ngày 23/3, ông khẳng định rằng cuộc chiến chống virus bắt đầu từ nhà: “Việc đó như con gái chăm sóc bố mẹ. Đàn ông có thể xa rời hơn nhưng con gái luôn có xu hướng gần bố mẹ. Vì thế, nam giới và phụ nữ, hãy chăm sóc người già”.

Tới chiều 25/3, Mexico có 405 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 5 ca tử vong. Ngoài ra, có trên 2.100 ca nghi nhiễm virus. Theo các chuyên gia, do số lượng xét nghiệm ở Mexico thấp nên số ca nhiễm virus trong thực tế có thể cao hơn nhiều.

Dù Tổng thống Obrador nhiều lần khẳng định Mexico sẵn sàng xử lý khủng hoảng nhưng các bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch COVID-19 đã cảnh báo rằng thảm họa đang chờ ập xuống Mexico. Một bác sĩ tại thủ đô Mexico City nói: “Tôi cho rằng Mexico chưa sẵn sàng cho thảm họa. Chúng tôi không xét nghiệm đủ vì không có đủ bộ xét nghiệm, chúng tôi không có đủ giường bệnh, máy thở, thậm chí cả khẩu trang để đối phó với dịch bệnh này”.

Do thiếu hành động cấp liên bang nên cuộc chiến chống COVID-19 phần lớn do các bang, thành phố và doanh nghiệp tư nhân tự lo. Ngày 23/3, Mexico City đã buộc các quán bar, câu lạc bộ đêm và rạp chiếu phim đóng cửa, cấm tụ tập trên 50 người. Dù vậy, rất nhiều người vẫn ra ngoài đường.

Tổng thống Brazil coi COVID-19 là “cúm xoàng”

Chú thích ảnh
Tổng thống Brazil chào người ủng hộ trước Cung Planalto ngày 15/3. Ảnh: Getty Images

Ngày 12/3, khi có tin thư ký báo chí của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro dương tính với SARS-CoV-2, một số người hy vọng ông Bolsonaro sẽ nghiêm túc hơn với mối đe dọa này.

Tuy nhiên, Tổng thống Bolsonaro vẫn nghĩ virus này bị đánh giá quá cao, gọi đó là “loại cúm xoàng” khi phát biểu trong phỏng vấn trên truyền hình ngày 22/3. Ông nói trên mạng truyền hình Record TV: “Mọi người sẽ sớm nhận ra là họ bị các thống đốc bang và phần lớn truyền thông lừa gạt về virus này”. Ông nhắc tới các thống đốc bang Sao Paolo và Rio de Janeiro – hai bang vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Brazil là nước có ca nhiễm virus nhiều nhất Mỹ Latinh với 2.247 ca tính tới chiều 25/3, trong đó có 46 người chết. 

Do thiếu hành động cấp liên bang, các chính quyền địa phương đã bắt đầu thực hiện biện pháp phòng ngừa với hy vọng tránh được hậu quả. Các sân vận động bóng đá và trung tâm hội nghị đều chuyển thành bệnh viện dã chiến để các thành phố chuẩn bị cho tình huống bệnh viện quá tải. Các bang khắp Brazil đã đóng trung tâm mua sắm và trường học, cấm tụ tập nơi công cộng.

Nicaragua không có biện pháp phòng ngừa

Chú thích ảnh
Một siêu thị ở Managua, Nicaragua. Ảnh: Getty Images

Là một trong những nước nghèo nhất Tây bán cầu, Nicaragua không có nhiều điều kiện như các nước khác trong chống dịch COVID-19. Dù mới có hai ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nhưng người dân ngày càng lo ngại vì chính phủ không hành động.

Một người dân tên Bryan cho biết mình và mẹ đã ở nhà từ khi nước láng giềng Costa Rica có ca nhiễm virus đầu tiên, nhưng chính phủ lại coi như chưa có gì thay đổi.

Trong khi đó, Phó tổng thống Nicaragua kiêm Đệ nhất phu nhân, bà Rosario Murillo, đã khuyên người Nicaragua tìm tới tôn giáo trong thời gian khó khăn. Bà nói: “Chúng ta có thể tiến về phía trước bình yên, có trách nhiệm và trên hết là tin vào Chúa, biết rằng niềm tin này bảo vệ và cứu chúng ta”.

Tới nay, chính phủ liên bang Nicaragua thực hiện rất ít biện pháp phòng ngừa khi mới chỉ phát động chiến dịch vệ sinh công cộng, giám sát sát du khách từ các nước có ca nhiễm cao. 

Một bác sĩ ở thành phố Jinotepe cho biết hệ thống y tế công cộng của Nicaragua không có đủ trang thiết bị để đối phó khi dịch bùng phát. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.