Tài "hốt bạc" của đàn ông tuổi Tỵ

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng với những ý tưởng kinh doanh táo bạo, nhiều tỷ phú tuổi Tỵ sớm gặt hái thành công và nổi tiếng thế giới.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng với những ý tưởng kinh doanh táo bạo, nhiều tỷ phú tuổi Tỵ sớm gặt hái thành công và nổi tiếng thế giới.

Tỷ phú tự thân trẻ nhất Nhật Bản
Yoshikazu Tanaka là người giàu thứ 7 Nhật Bản và thứ 248 thế giới với 4,3 tỷ USD tài sản. Tanaka sinh năm 1977 (Đinh Tỵ) tại Mitaka, Tokyo và tốt nghiệp khoa Luật Đại học Nihon năm 1999. Sau đó, anh làm việc cho Sonet Entertainment (Sony Communication Network) một thời gian rồi chuyển sang website bán hàng Rakuten. Ý tưởng thành lập Gree đến với Tanaka năm 2003 khi anh làm quen với mạng xã hội Friendster của Mỹ.

Tanaka cảm thấy rất hứng thú và cũng muốn làm một dịch vụ tương tự và SNS Gree đã ra đời vào cuối năm 2003. Dịch vụ này hỗ trợ các thành viên chia sẻ nhiều thông tin như lý lịch cá nhân, nhật ký, ảnh, email và lập nhóm. Tháng 2/2004, Tanaka cho SNS Gree hoạt động công khai và chỉ một tháng sau đã có đến 10.000 người tham gia. Tháng 12/2004, Tanaka chính thức thành lập công ty Gree và đặt trụ sở tại Tokyo.

Tỷ phú trẻ nhất Nhật Bản kiếm tiền từ mạng xã hội.
Tỷ phú trẻ nhất Nhật Bản kiếm tiền từ mạng xã hội.

Đến nay, Gree đã có 1.400 nhân viên, trong đó, 200 người làm việc tại văn phòng ở San Francisco. Tổng số thành viên của mạng xã hội này là 29 triệu tại Nhật Bản và 190 triệu trên toàn thế giới.

Năm 2011, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng gần 100% khi cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều tăng vọt. Thậm chí còn có tin tức rằng Gree chuẩn bị niêm yết tại nước ngoài. Cùng trong năm đó, Tanaka mua lại mạng game di động nổi tiếng của Mỹ - OpenFeint với giá hơn 100 triệu USD. Anh cũng hợp tác với công ty cung cấp dịch vụ giải trí trên internet lớn nhất Trung Quốc - Tencent. Vì vậy, Tanaka hoàn toàn có cơ sở khi đặt mục tiêu đạt 1 tỷ thành viên trên Gree trong 3 - 5 năm tới.

Tỷ phú giàu nhất nước Nga

Ở Nga, Prokhorov được biết đến như một nhà tỷ phú độc thân, khiêm tốn, hài hước. Dmitrievitch Mikhail Prokhorov sinh ngày 3/5/1965 (Ất Tỵ), là một doanh nhân tỷ phú Nga và chủ sở hữu của đội bóng rổ Mỹ, Jersey Nets. Sau khi tốt nghiệp từ Học viện Tài chính Moskva, ông đã làm nên tên tuổi trong lĩnh vực tài chính và tiếp tục trở thành một trong những nhà công nghiệp hàng đầu của Nga trong lĩnh vực kim loại quý. 

Tỷ phú Mikhail Prokhorov.
Tỷ phú Mikhail Prokhorov.

Trong khi Prokhorov đang điều hành Norilsk Nickel, công ty trở thành nhà sản xuất nickel và palladium lớn nhất thế giới. Ngoài việc đứng đầu Tập đoàn Norilsk Nickel, tỷ phú Mikhail Prokhorov còn có nguồn thu từ Tập đoàn Polyus Gold lớn nhất hiện nay ở Nga. Ông là người khá nổi tiếng tại các câu lạc bộ thể thao bởi tài chơi bóng rổ, bóng đá, hockey và việc cặp kè với những phụ nữ xinh đẹp, nổi tiếng.

Trong tháng 12/2011, Prokhorov tiến sâu hơn vào chính trường Nga với việc tuyên bố rằng ông sẽ chạy đua như là một ứng cử viên độc lập trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Prokhorov là người đàn ông giàu thứ ba nước Nga và nằm trong top 32 người giàu nhất trên thế giới theo danh sách Forbes bình chọn năm 2011 với tài sản ước tính 18 tỷ USD.

Tỷ phú Thái Lan khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng
Vikrom Kromadit, sinh năm 1953 (Quý Tỵ), đến từ tỉnh Kanchanaburi - Thái Lan, là con của một người trồng mía, không muốn nối nghiệp cha, đã quyết chí lập thân ở thủ đô Bangkok. Ở tuổi 22, với hai bàn tay trắng, Vikrom đã không ngừng phấn đấu, vươn lên bằng một ý chí mạnh mẽ, trở thành nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Thái Lan, Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn Amata lừng danh Đông Nam Á.
Vikrom Kromadit là con trai cả của gia đình có 23 người em và có người cha vũ phu, độc đoán. Ông tham gia thương mại từ khi còn nhỏ, gây dựng “cơ nghiệp” bán lạc rang khi mới 5 tuổi, quản lý 300 nhân công khi mới lên 10. Ông tốt nghiệp từ Đại học Quốc gia Đài Loan, nơi ông nhận học bổng của chính phủ Đài Loan để học kỹ thuật cũng như văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa. 
Tỷ phú Vikrom Kromadit tại buổi ra mắt cuốn tự truyện “Nghiệt ngã và thành công”, tựa đề tiếng Anh là “Be a better man” ở TP.HCM.
Tỷ phú Vikrom Kromadit tại buổi ra mắt cuốn tự truyện “Nghiệt ngã và thành công”, tựa đề tiếng Anh là “Be a better man” ở TP.HCM.
Trong khi đang học năm thứ 3 đại học, khi ông 21 tuổi, với số vốn ít ỏi là 4.000 USD vay mượn, ông cho ra đời Tổng công ty V&K, một doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông phẩm. Một năm sau đó, họ đã đi tiên phong trong việc kinh doanh và đầu tư bất động sản.
Năm 1988, ông cùng đối tác cùng nhau thành lập Công ty Bang Pakong để xây dựng và kinh doanh khu công nghiệp, từ đó lập khu công nghiệp Bang Pakong I và II, sau này công ty này phát triển, không ngừng mở rộng và trở thành tập đoàn Amata ngày nay.
Tỷ phú Vikrom Kromadit có tên trong danh sách 40 tỉ phú giàu nhất Thái Lan với tài sản ròng 145 triệu USD. Ông cũng được vinh danh trong danh sách 48 Anh hùng hảo tâm ở châu Á.
Tỷ phú trong... tù giàu nhất Trung Quốc
Trong nhà tù Hồng Sơn, TP. Vũ Hán, Trung Quốc, có một phạm nhân đặc biệt. Người đàn ông có thân hình cao lớn, mặt mũi đầy đặn này từng là tỷ phú vang danh khắp Trung Quốc và thế giới: Mâu Kỳ Trung, nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kinh tế Nam Đức nổi tiếng.
Mâu Kỳ Trung được biết đến là người làm giàu từ những ý tưởng kinh doanh táo bạo và... không tưởng, viết sách kinh tế từ trong tù và ôm giấc mộng xây bệnh viện giúp người nghèo.
Mâu Kỳ Trung sinh năm 1941 (Tân Tỵ) tại Vạn Huyện, tỉnh Tứ Xuyên (nay là khu Vạn Châu, TP.Trùng Khánh). Từ nhỏ, Mâu Kỳ Trung được học hành tử tế, có tham vọng chính trị và đã tốt nghiệp đại học.
Khởi nghiệp từ 300 nguyên (nhân dân tệ), cả cuộc đời Mâu Kỳ Trung đã làm nhiều việc động trời. Sở trường siêu nhất của ông ta là buôn... nước miếng. Năm 1976, năm cuối cùng của Cách mạng văn hóa, ông ta cùng mấy người bạn viết bức vạn ngôn thư tựa đề Trung Quốc hướng hà xứ khứ? (Trung Quốc đi về đâu?), bị tống giam bốn năm. Sau khi được sửa sai, Mâu Kỳ Trung ra tù, nhảy qua thương trường học nghề kinh doanh. 
Tỷ phú Mâu Kỳ Trung.
Tỷ phú Mâu Kỳ Trung.
Nhờ nhiều phi vụ làm ăn thành công mỹ mãn, Mâu Kỳ Trung vụt trở thành “Người nổi bật nhất trong thời kỳ đổi mới” toàn Trung Quốc. Năm 1993, Tạp chí Tài Phú (Trung Quốc) căn cứ vào cơ sở vật chất hiện có của Tập đoàn Nam Đức tại Trung Quốc và nước ngoài, cho biết tổng số tài sản vào năm 1994 của họ là 1,99 tỷ tệ. Trong đó, tài sản cố định là 940 triệu tệ. Ước tính tổng số tài sản cá nhân của Mâu Kỳ Trung chừng hai tỷ tệ. Họ gọi ông ta là nhà doanh nghiệp tư nhân số một Trung Quốc, đứng đầu những người siêu giàu tại đại lục.

Mâu Kỳ Trung cũng là tác giả của những dự án, kế hoạch kinh doanh “vĩ đại” mà nhiều người nghi ngờ về tính khả thi cũng như mức độ tin cậy. Năm 1994, Mâu Kỳ Trung đề xuất phương án xẻ trên đỉnh dãy Himalaya một cửa thung lũng rộng 50 km và sâu hơn 2 km để dẫn lưu hơi ẩm nóng từ Ấn Độ Dương lùa tới khu vực Tây Bắc khô hạn quanh năm của Trung Quốc, biến thành nơi mưa thường xuyên.

Mâu Kỳ Trung còn đề xuất phương án dùng kỹ thuật nổ định hướng (directional blasting) trong núi Hoành Đoạn để xây một con đập lớn chắn ngang, có thể dẫn vào một lượng nước tưới tiêu 201,7 tỉ m3, tăng bốn lần so với lượng nước sông Hoàng Hà.

Theo Kiến thức

Đọc thêm

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Niềm tin là tài sản lớn nhất của thương nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng.
(PLVN) - Trong mọi thời đại, doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển xã hội và hình thành các chuẩn mực đạo đức trong kinh tế. Trong kỷ nguyên kinh tế số, với nhiều biến động, không phải vốn liếng hay tài sản mà chính niềm tin mới là điều tạo nên đẳng cấp và độ bền vững của một doanh nghiệp.

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí – Doanh nghiệp đồng hành bước vào kỷ nguyên mới
(PLVN) - Hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, chuyên gia, nhà báo, doanh nhân… đã tham dự Diễn đàn “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Báo Kinh tế & Đô thị và Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức sáng 5/6. Tại đây, nhiều vấn đề liên quan đến báo chí, doanh nghiệp đã được đưa ra bàn bạc, thảo luận, nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ tương hỗ, cộng sinh giữa báo chí – doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025

TKV hoàn thành kế hoạch 5 tháng đầu năm 2025
(PLVN) -  Tháng 5 năm 2025, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy và Ban lãnh đạo điều hành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng sự cố gắng, quyết tâm các Ban chuyên môn và các đơn vị, Tập đoàn đã hoàn thành kế hoạch SXKD tháng 5/2025.

Hỗ trợ đổi mới sáng tạo: Để doanh nghiệp hấp thụ 'dinh dưỡng thể chế'

Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mong được tiếp cận các ưu đãi. (Ảnh: Đoan Trang)
(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW về kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 138/NQ-CP ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân vừa được thông qua đã tạo ra nhiều cơ chế thông thoáng thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển. Nhưng để tiếp cận, “hấp thụ” được các chính sách này lại không hề đơn giản...

Kỳ vọng lứa doanh nghiệp lớn mới sẽ 'ra ràng' - Bài 1: Doanh nghiệp gia đình nuôi khát vọng lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Triển lãm “Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân” sáng ngày 18/5/2025. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Doanh nghiệp (DN) gia đình là cấu phần chính của kinh tế tư nhân Việt Nam. Hiện khối DN gia đình ngày càng nuôi khát vọng lớn, đặt mục tiêu vượt ra khỏi khuôn khổ “của để dành” và nghĩ tới mục tiêu kiếm tài sản tỷ USD... Đây là lứa DN được kỳ vọng sẽ “lớn bổng” với sự chắp cánh của Nghị quyết 68 - NQ/TW.

Nhiều dự án năng lượng chuẩn bị vào giai đoạn 'nước rút'

Lãnh đạo EVN kiểm tra tiến độ Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1. (Ảnh: EVN)
(PLVN) -  Thời điểm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh (2/9) là cột mốc mà rất nhiều dự án nguồn điện và lưới điện đặt mục tiêu hoàn thành, đưa vào sử dụng. Hiện, các đơn vị thi công, chủ đầu tư đang chuẩn bị vào giai đoạn nước rút để kịp tiến độ quan trọng này.

Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam
(PLVN) - Chủ tịch Tập đoàn Charoen Pokphand (Tập đoàn C.P.) - ông Soopakij Chearavanont cùng Ban Lãnh đạo cấp cao Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) gồm ông Montri Suwanposri – Phó Chủ tịch C.P. Việt Nam, ông Pawalit Ua-Amornwanit – Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo CPV mới có buổi diện kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào chiều 16/5 tại Hà Nội.

Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan chứng kiến thỏa thuận chuyển giao 50 tàu bay Boeing cho Vietjet Thái Lan

 Thủ tướng Việt Nam và Thái Lan chứng kiến thỏa thuận chuyển giao 50 tàu bay Boeing cho Vietjet Thái Lan
(PLVN) -  Vietjet và Boeing vừa trao thoả thuận hợp tác với Vietjet Thái Lan về việc chuyển giao 50 tàu bay Boeing 737 cho Vietjet Thái Lan, đóng góp vào phát triển kinh tế du lịch kết nối Thái Lan và Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. Sự kiện diễn ra với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Thủ tướng Thái Lan tới Việt Nam sau hơn một thập kỷ.