Tái cấu trúc ngân hàng sẽ làm sở hữu chéo phức tạp hơn?

Trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ có một nội dung “Tái cấu trúc đồng thời phải giảm thiểu và đi tới loại bỏ sở hữu chéo không đúng quy định của pháp luật đối với hệ thống tài chính”, nhưng thực tế hiện trạng các ngân hàng yếu kém phải tái cấu trúc đã có sở hữu chéo rất phức tạp, và việc tái cấu trúc các ngân hàng này có thể sẽ làm sở hữu chéo phức tạp hơn.

Trong đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính phủ có một nội dung “Tái cấu trúc đồng thời phải giảm thiểu và đi tới loại bỏ sở hữu chéo không đúng quy định của pháp luật đối với hệ thống tài chính”, nhưng thực tế hiện trạng các ngân hàng yếu kém phải tái cấu trúc đã có sở hữu chéo rất phức tạp, và việc tái cấu trúc các ngân hàng này có thể sẽ làm sở hữu chéo phức tạp hơn.

Tái cấu trúc ngân hàng có làm sở hữu chéo phức tạp hơn?
Tái cấu trúc ngân hàng có làm sở hữu chéo phức tạp hơn?

Tiền của nhà đầu tư mới – lựa chọn dễ dàng nhất

Tính đến nay, 8 trong 9 ngân hàng yếu kém về cơ bản đã được xử lý hoặc có phương án tái cơ cấu. Trong đó, phần lớn các phương án xử lý đến từ việc cho phép một hoặc nhóm nhà đầu tư mới có tiềm lực tài chính tham gia sâu để bơm vốn vào ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc này vô tình lại gây ra những lo ngại về vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình giảng dạy Chính sách công của Fulbright Việt Nam, thay vì tái cấu trúc thực sự để giải quyết vấn đề thanh khoản thì dường như cách dễ nhất là tăng cường sở hữu chéo khi để cho một tập đoàn mới vào đầu tư.

Tái cơ cấu TienPhong Bank hay TrustBank... gần đây có sự tham gia của những nhà đầu tư mới như Tập đoàn Doji và Thiên Thanh. Tại thương vụ sáp nhập giữa HDBank và DaiABank, trong số những thành viên mới của ban quản trị DaiA Bank cũng có sự đại diện đến từ Sovico Holding - nhóm cổ đông có liên quan đến tổ chức này đang nắm nhiều cổ phiếu và chức vụ quan trọng tại HDBank. Sovico Holdings cũng là cổ đông sáng lập của Techcombank, VIB và hãng hàng không Vietjet Air.

Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cho rằng, nhà điều hành có lý do của họ khi lựa chọn hình thức này để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Theo đó, mục tiêu quan trọng nhất. “giải quyết tình thế”, dù trong ngắn hạn, là phải ngăn ngừa sự đổ vỡ của hệ thống.

Tiện trước mắt, vướng về sau

Việc tham gia của các nhà đầu tư mới trong tái cơ cấu ngân hàng cũng làm nảy sinh một số vấn đề. Trường hợp tích cực, các nhà đầu tư mới có vốn thật, góp được tiền thật, tăng được vốn cho ngân hàng. Do đó, kết quả là NH mới có thể tiếp nhận được vốn mới, có thể khắc phục tình trạng yếu kém.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũ vẫn còn đó. Cho nên, trước mắt, có thể tạm chấp nhận kết quả có được do sự tham gia của các nhà đầu tư mới. Nhưng về lâu về dài, nếu như sở hữu chéo vẫn tồn tại trong tương lai, thì  nguy cơ khó khăn lại tái diễn do hệ lụy từ sở hữu chéo mang lại. Như vậy, sau khi có được vốn mới từ các nhà đầu tư mới, thách thức vẫn là có nỗ lực thực hiện lộ trình giảm sở hữu chéo hay không.

Ngay cả các nhà đầu tư mới cũng mang lại một thách thức, đó là tiền đấy có phải tiền thực không hay, hay họ đi vay ở nơi khác để góp vốn đầu tư vào nơi này. Khi đó, quan hệ sở hữu và đi vay vẫn đan xen nhau. Như vậy, vấn đề về sở hữu chéo vẫn là một thách thức lớn trong tái cấu trúc ngân hàng.

“Trên thực tế, để tìm được những nhà đầu tư mới như Doji hay Thiên Thanh, Sovico Holding... cáng đáng các ngân hàng yếu kém không phải nhiệm vụ đơn giản. Đây đều phải là những cái tên có tiềm lực tài chính vững mạnh để đủ lực bơm một lượng tiền sạch vào ngân hàng đang gặp khó khăn. Do đó, cách làm này, dù vô tình gia tăng sở hữu chéo, nhưng vẫn có nhiều ý kiến cho rằng hợp lý và nên làm” – ông Thành cho hay.

“Cơ chế pháp luật cần phải sâu sát với hiện tượng lách quy định hiện nay diễn ra phổ biến. Quy định rõ ràng một tổ chức không được đầu tư vào tổ chức tín dụng khác quá 10%, một thể nhân không quá 5%, nhưng thực tế, có những sở hữu cá nhân chiếm phần vốn tại ngân hàng nhiều hơn 5% và tổ chức lớn hơn 10%. Họ vẫn lách được qua hình thức này hay khác, chẳng hạn thông qua người quen, công ty A, B, C mà họ không đứng tên”

(Ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia)

Bách Nguyễn

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.