Sửa quy định vận động, tiếp nhận hỗ trợ tự nguyện: Linh hoạt nhưng phải chặt chẽ

Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam - phát biểu tại Hội nghị.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam - phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Quan điểm trên được đưa ra tại Hội nghị góp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 64/2008/NĐ-CP của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức ngày 5/3.

Phải thống nhất cách hiểu

Sau 10 năm triển khai, Nghị định 64 đã góp phần giảm bớt khó khăn cho ngân sách nhà nước, huy động được nguồn lực xã hội giúp nhân dân khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh,... đồng thời nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận cao của nhân dân cả nước. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, Nghị định 64 đã bộc lộ nhiều điểm bất cập.

Giải quyết những bất cập này, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định 64 đã bổ sung nhiều nội dung mới để đảm bảo sự phù hợp, tính thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan tại thời điểm hiện nay. Một trong số đó là quy định về cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố.

Góp ý vào dự thảo Nghị định, bà Hà Thị Liên, nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, việc cho phép cá nhân được vận động, cứu trợ sẽ có tác động tích cực về mặt xã hội, nhanh chóng hỗ trợ nhằm giúp người dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh.

Tuy nhiên, quy định về vấn đề này cần mang tính linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân được tham gia vận động ủng hộ; không dùng hàng rào pháp lý để ngăn cản các hoạt động đóng góp, ủng hộ nhưng vẫn có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, cá nhân và chính quyền địa phương trong quá trình vận động ủng hộ.

Bày tỏ sự đồng tình với dự thảo Nghị định, nhưng theo GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ - Pháp luật UBTƯ MTTQ Việt Nam, Ban soạn thảo cần bổ sung một số điều khoản để giải thích các thuật ngữ nêu trong dự thảo Nghị định nhằm thống nhất về cách hiểu và nội dung của Nghị định.

Bên cạnh đó, cần phải có một chương riêng quy định chặt chẽ về việc cá nhân được phép vận động ủng hộ nhằm ngăn chặn sự lợi dụng việc vận động cứu trợ để thu lại lợi ích cá nhân, đánh bóng tên tuổi,... Ông Đường cho rằng, vấn đề cốt lõi là giữ được ý nghĩa nhân văn của việc vận động.

Cùng quan điểm, ông Lê Truyền, nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đề nghị, các quy định trong tờ trình dự thảo Nghị định cần thể hiện được tính nhân văn, tinh thần tương thân tương ái của người dân, mở ra hành lang pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội làm công tác từ thiện, phát huy được tính tích cực và sức mạnh của cộng đồng tham gia đóng góp các nguồn lực cứu trợ.

Tránh tình trạng tồn kho các nguồn đóng góp

Nhất trí với các nội dung sửa đổi, bổ sung của dự thảo Nghị định, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, dự thảo Nghị định cần sửa đổi, bổ sung các quy định sao cho văn bản luật này sẽ trở thành “lời hiệu triệu” để những tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng lớn trong xã hội cùng hưởng ứng, huy động được tối đa nguồn lực cứu trợ thiên tai, dịch bệnh...

Đồng thời, dự thảo Nghị định cần chú trọng nghiên cứu các quy định về việc phân phối và sử dụng tiền, hiện vật được ủng hộ, tránh tình trạng tồn kho, lãng phí giá trị sử dụng theo thời gian.

Đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến đóng góp tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện làm rõ những căn cứ pháp lý, có những tổng kết thực tiễn để đảm bảo Nghị định khi ban hành sẽ thể hiện được tính công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân hỗ trợ khắc phục khó khăn. Việc này tạo dựng niềm tin, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân khi có thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh cũng đề nghị, Ban Phong trào tổng hợp báo cáo Ban Thường trực UBTƯ MTTQ để có văn bản góp ý với cơ quan soạn thảo hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ đảm bảo tính pháp lý và đồng bộ phân định rõ ràng trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ cũng như phát huy thế mạnh của mỗi bên trong công tác này. 

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).

Đọc thêm

Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên có Luật về Công nghiệp Công nghệ số

Ngày 14/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS) với 441/445 đại biểu tán thành. (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày 14/6, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, 441/445 đại biểu (92,26%) đã tán thành Luật Công nghiệp Công nghệ số (CNCNS). Đây là bộ luật chuyên ngành đầu tiên trên thế giới về lĩnh vực này, được kỳ vọng trở thành đòn bẩy thể chế cho chuyển đổi số quốc gia và đưa Việt Nam vươn lên nhóm dẫn đầu kinh tế số.

Từ 20/6, Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Ngày 20 - 26/6, TP Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã, phường mới. Việc thử nghiệm nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả mô hình qua 10 nhóm nội dung và nhiều tình huống giả định, chuẩn bị cho việc vận hành chính thức từ ngày 1/7 theo mô hình chính quyền hai cấp.

Cả nước chính thức còn 34 tỉnh, thành phố

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 12/6, với 461/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Như vậy, từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố (TP).

Sửa đổi, bổ sung 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng: Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV ngày 11/6 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Hội nghị UNOC 3: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 định hướng trọng tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 3 (UNOC 3), được tổ chức tại TP Nice, Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng đại diện cho 10 quốc gia ASEAN, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển.

Đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều vấn đề lớn đã được làm rõ; những nội dung còn ý kiến khác nhau cũng đã được định hướng xử lý cụ thể. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng trình Quốc hội, đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, thiết thực với người dân, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.