Sự thật về tố cáo “phố ung thư giữa lòng Hưng Yên”: Mưu ma chước quỷ nhân danh “bảo vệ môi trường”

Chuyện bị vu oan đã làm ảnh hưởng đến sự tồn vong Cty và công việc của hàng ngàn lao động.
Chuyện bị vu oan đã làm ảnh hưởng đến sự tồn vong Cty và công việc của hàng ngàn lao động.
(PLO) -Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn đại biểu Quốc hội với Cty Cổ phần Nhựa Hưng Yên – đơn vị sản xuất giỏi tại địa phương - có lẽ đã vui hơn, thế nhưng đại diện hàng ngàn lao động cho hay: Cực chẳng đã, vì sự tồn vong của doanh nghiệp, mới phải bức xúc lên tiếng về chuyện là nạn nhân của thủ đoạn cạnh tranh bẩn.

Thủ đoạn đánh trúng tâm lý lo ngại người Nhật

Sáng 24/8, trong chuyến thăm và làm việc tại Hưng Yên, ông Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội: ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế; cùng đoàn công tác của Quốc hội đã đến thăm và làm việc tại Cty Nhựa Hưng Yên, doanh nghiệp được đánh giá có nhiều đóng góp cho xã hội, có mô hình sản xuất tiêu biểu.

Tại buổi làm việc, đại diện Cty đã kêu cứu tới đoàn công tác của Quốc hội về việc Cty bị đối tượng nặc danh vu oan “gây ô nhiễm môi trường, làm hàng trăm người chết vì ung thư”. Sự việc có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, có thể dẫn tới phá sản doanh nghiệp khi những đơn thư clip nặc danh này được gửi tới các khách hàng Nhật Bản, các đối tác nước ngoài, đánh trúng tâm lý làm các khách hàng lo ngại, nguy cơ dừng đặt hàng.

Đại diện Cty cho biết đây là vấn đề “cực kỳ nguy hiểm” và mong Quốc hội, chính quyền, cơ quan chức năng điều tra làm rõ vấn đề, giúp người lao động và các đối tác Cty yên tâm, tiếp tục hợp tác, cứu giúp hơn 1200 lao động, hàng trăm cổ đông. Điều này cũng làm trong sạch lành mạnh môi trường kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng chung nhận định nêu trên, Tiến sĩ Nghiêm Vũ Khải, Đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, xác nhận trong sự việc này, các đối tượng vu oan đã có thủ đoạn rất thâm độc, cao tay, khi nhân danh “bảo vệ môi trường” để đánh vào tâm lý nhà đầu tư Nhật Bản.

Vị chuyên gia đã có nhiều năm học tập, nghiên cứu tại Nhật, được mệnh danh “người khai thông quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản”  cho biết: “Tôi là Đại biểu Quốc hội khóa 11, 12, 14, đã đi giám sát rất nhiều doanh nghiệp trên cả nước. Nhận xét chung là những doanh nghiệp có hợp tác với Nhật về cơ bản rất có ý thức tôn trọng pháp luật Việt Nam, gương mẫu trong hoạt động bảo vệ môi trường và chăm lo cho người lao động. Những doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Nhật đều nắm rõ chuyện phía nước bạn yêu cầu việc bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt. Nếu vi phạm, nước bạn ngừng hợp tác ngay”.

Đánh giá về sự việc, TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Ủy viên Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng: Đây là một dạng tội phạm kiểu mới, nếu không bị xử lý thì có thể trở thành tiền lệ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh Chính phủ kiến tạo đang cố gắng tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi nhất để phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, càng phải xử lý nghiêm các đối tượng tung tin xấu độc để làm gương.

TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - xã hội phân tích sâu hơn về hiện tượng này. Theo ông Phong, “rõ ràng đây là một biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh, cần bị lên án”. Những sự việc cạnh tranh “bẩn” như nêu trên hiện thiếu các báo cáo chính thức của các cơ quan chức năng, nhưng “chắc chắn ngày càng nhiều lên”. “Lý do trước đây quy mô kinh tế tư nhân hẹp, doanh nghiệp hợp tác đầu tư với nước ngoài ít, việc cổ phần hóa chưa nhiều. Về sau cả ba yếu tố đều tăng theo cơ chế thị trường mà quản lý nhà nước chưa theo kịp. Việc cạnh tranh không lành mạnh làm nhiễu loạn môi trường đầu tư,  doanh nghiệp chân chính bị thiệt hại, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, người lao động”, ông Phong nhận định.

Trở lại với buổi làm việc giữa đoàn đại biểu Quốc hội với Cty, sau khi nghe ý kiến doanh nghiệp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã lên án những thông tin lệch lạc, ảnh hưởng đến môi trường doanh nghiệp và đời sống người dân, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng, cơ quan báo chí vào cuộc bảo vệ lẽ phải, đấu tranh kiên quyết, vạch mặt những đối tượng cạnh tranh không lành mạnh, bôi xấu doanh nghiệp, làm ảnh hưởng môi trường đầu tư.

Khổ vì bị vu oan "hiểm hoạ ung thư"
Khổ vì bị vu oan "hiểm hoạ ung thư"

Đủ cơ sở pháp lý xử lý thủ phạm vụ việc

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, đại diện truyền thông Cty cho biết, quan điểm của Cty là muốn theo đuổi đến cùng sự việc, không chỉ để vạch mặt thủ phạm vụ việc, bảo vệ uy tín của mình, mà còn bảo vệ uy tín của các doanh nghiệp Việt nói chung, và sự tự tôn của người Việt Nam: “Chúng tôi nghiêm ngặt tuân thủ các yêu cầu điều kiện, dù một con ruồi hay một sợi tóc dính vào một sản phẩm cũng không được chấp nhận. Thế nên không thể bị mang tiếng là “gây ung thư cho hàng trăm người dân”, “khói bụi gây ô nhiễm môi trường””. Cty cho biết đã làm đơn gửi cơ quan công an, đề nghị khởi tố vụ án, làm rõ hành vi vi phạm luật hình sự trong sự việc.

Theo một điều tra viên Cục Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao (C50, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an), hành vi tung tin độc hại lên mạng xã hội là loại tội phạm công nghệ cao. Đặc trưng tội phạm công nghệ cao là tội phạm ẩn, các đối tượng sử dụng máy chủ ở nhiều vị trí khác nhau để phát tán tài liệu, thậm chí phát tán từ nước ngoài. Đặc biệt cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, loại hình tội phạm này ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi hơn.

“Hiện nay bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an hoàn toàn có thể xác định được đối tượng phát tán thông tin độc hại trên mạng xã hội. Bằng chứng là thời gian vừa qua lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc như nói xấu trên facabook, đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội”, điều tra viên này cho hay.

Trước phản ánh của Cty Nhựa Hưng Yên, ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) cho biết có đủ cơ sở pháp lý xử lý hành vi tung tin độc hại, vu khống lên mạng xã hội.

Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an đang tăng cường phối hợp phát hiện, xử lý các vụ việc và đối tượng tung tin sai sự thật. “Hiện việc sử dụng internet chủ yếu hậu kiểm. Mọi người có quyền viết bài, đăng tải thông tin lên mạng xã hội, khi có sai phạm cơ quan quản lý mới vào cuộc. Tuy nhiên mạng xã hội là ảo nhưng lại không hề ảo, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm”, ông Lê Quang Tự Do nói. Đối với clip, thông tin độc hại, vi phạm pháp luật do đối tượng nặc danh phát tán, Bộ đang phối hợp quốc tế (như Google, Facebook…) để tháo gỡ.

Với mong muốn làm rõ vấn đề doanh nghiệp khi bị cạnh tranh “bẩn” thì cần phải làm gì, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xúc tiền đầu tư với nước ngoài như thế nào, PLVN đã liên hệ Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) làm việc. Ông Phạm Thanh Bình, Chánh Văn phòng Cục Đầu tư Nước ngoài trả lời đã tiếp nhận thông tin về câu chuyện này từ báo chí và đang báo cáo lãnh đạo, sau đó sẽ có hướng xử lý trực tiếp, trả lời báo chí và doanh nghiệp.

Về phía địa phương, ngày 18/8, UBND tỉnh Hưng Yên đã có văn bản số 2200/UBND-KT2 gửi các sở, ban ngành và đối tác, khách hàng nước ngoài của Nhựa Hưng Yên, khẳng định luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để các Cty của Nhật Bản và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, hợp tác sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó có hợp tác, sản xuất kinh doanh với Nhựa Hưng Yên; tạo niềm tin, tăng cường đầu tư hợp tác mở rộng sản xuất kinh doanh, không để ảnh hưởng môi trường đầu tư của tỉnh.

Về phía Cty, trong khi chờ đợi kết quả điều tra của cơ quan chức năng làm rõ động cơ của những thô

ng tin vu oan nặc danh, điều tra thủ phạm; đại diện Cty cho biết, chính sách hiện nay là càng lúc này càng đẩy cao uy tín bằng chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, việc tuân thủ các quy định pháp luật.

PLVN sẽ tiếp tục thông tin về sự việc khi có diễn biến mới.

Nhận định câu chuyện xảy ra với Nhựa Hưng Yên là một thủ đoạn tiêu biểu trong các chiêu cạnh tranh bẩn hiện nay, một chuyên gia kinh tế đưa ra cảnh báo với các đối tượng gây ra sự việc:

"Đạo đức kinh doanh là điều căn bản nhất cho sự phát triển bền vững của bất cứ thương hiệu nào. Còn nếu phát triển theo kiểu mưu ma chước quỷ thì sau một thời gian, cũng sẽ bị lật tẩy và không thể tồn tại lâu dài.

Trên thế giới, ở những doanh nghiệp lớn, họ luôn khuyến cáo nhân viên bán hàng của mình không nói xấu, không vu oan đối thủ mà chỉ đưa ra điểm mạnh của mình. Đó là văn hoá của doanh nghiệp đa quốc gia.

Chừng nào ta bước ra thế giới với các doanh nghiệp như vậy thì doanh nghiệp Việt sẽ phát triển bền vững. Nhưng ở ta, một số không làm như vậy để khai phá thị trường thế giới, mà lại đi tấn công người khác, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, cũng là đến chính mình".

Đại diện Cty Nhựa Hưng Yên cho hay, để thị trường Nhật chấp nhận, ngoài áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2008, Cty còn đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn JIS Z 1702:1994 từ phía Nhật Bản, là tiêu chuẩn hệ thống sản xuất khép kín. Phía bạn hàng cũng buộc Cty tuân thủ tiêu chuẩn 5s “Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng”, nhằm loại bỏ các lãng phí trong sản xuất, giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, cung cấp môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên tục, cải thiện tình trạng an toàn và chất lượng.

Kinh nghiệm “nhớ đời” của Cty là năm 2015, do sơ suất nên để lọt một sản phẩm bị thủng. Không may tại nước ngoài, có người để chai thủy tinh vào chiếc túi đó, rơi xuống chân. Cty chấp nhận đền bù cho khách hàng này 1 triệu Yên Nhật.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.

Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Hải quan chủ động giải pháp đấu tranh, ngăn chặn

Ông Vũ Hoài Linh trao đổi về giải pháp ngăn chặn hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.