Sóng lớn đánh sập nhiều nhà dân ở Nha Trang

0:00 / 0:00
0:00
Những ngày qua, biển động mạnh, nhiều căn nhà ở cồn Nhất Trí bị sóng đánh hư hỏng, người dân phải dùng rọ đá, thanh gỗ để gia cố.

Cồn Nhất Trí (phường Vĩnh Phước) nằm cách trung tâm Nha Trang hai km, rộng hơn 21 ha với khoảng 1.400 hộ, đa số sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Nằm ngay cửa sông Cái đổ thẳng ra biển nên các nhà dân mép cồn thường bị sóng cao tác động vào mùa mưa bão.

Căn nhà của ông Nguyễn Văn Trung, 58 tuổi, bị sóng đánh sáng 31/10, chỉ còn sót lại những mảng tường. Ông Trung là một trong gần 40 hộ ở xóm cồn Nhất Trí, ảnh hưởng nặng nề nhất trong lần triều cường dâng cao này. Trước đó, ông đã bỏ hơn 20 triệu đồng để mua đá gia cố phần móng nhưng không thể chắn nổi sóng dữ.

Một góc nhà ông Trung ngổn ngang gạch đá, vật dụng sinh hoạt. Những ngày sóng lớn, hiện tượng xâm thực, ô nhiễm môi trường khiến cho cuộc sống của ông Trung và người dân ở xóm cồn đảo lộn. "Làm được bao nhiêu tiền cũng chỉ để chắp vá nhà cửa", chủ nhà nói và mong có bờ kè để cuộc sống ổn định hơn.

Kế bên nhà ông Trung, căn nhà của ông Nguyễn Bờ (63 tuổi) rộng 115 m2 cũng bị sóng đánh, buộc gia đình phải di dời vật dụng, dùng bao cát chắn, phòng trường hợp sóng đánh sâu vào nhà. "Gia đình tôi bỏ 30 triệu đồng mua đá đắp bờ kè nửa tháng trước, nhưng ba đêm qua bị sóng đánh bay hết. Sóng biển năm nay kinh hoàng quá”, ông Bờ nói.

Mặt sàn nhà bếp trong nhà ông Nguyễn Bờ bị sụt lún, hở một đoạn khoảng 3 cm. Bờ tường nhiều chỗ nứt nẻ, bong tróc.

Bờ kè được ông Bờ đầu tư 30 triệu đồng bị sóng đánh bay.

Nằm ven sông Cái, căn nhà của chị Nguyễn Thị Thanh Hậu, chỉ còn trơ những trụ gỗ sau trận sóng dữ 5 ngày trước.

Chị Hậu cho biết, gia đình dành dụm mua lại được căn nhà của hàng xóm và đã ra ở riêng được 9 năm. Mỗi mùa biển động, gia đình chị thường thu dọn tài sản để thuê nhà khác ở, đồng thời chuẩn bị hơn 20 triệu đồng tu sửa nhà cửa bị sóng đánh hư hỏng.

"Không ngờ năm nay sóng lớn kéo đi hết, may mà tài sản không được bao nhiêu", người phụ nữ 33 tuổi nói.

Ông Nguyễn Bờ tận dụng những vật liệu bị sóng đánh vỡ để gia cố nhà cửa

Những rọ đá được người dân góp tiền mua để gia cố, hạn chế sóng đánh vào nhà

Người dân dùng bao cát, cây gỗ tạo ra những hàng rào chắn sóng biển.

Ông Hồ Quang Quyền (48 tuổi), một hộ dân ở xóm cồn bỏ ra 100 triệu đồng để mua vật liệu, thuê thợ sửa chữa gia cố bờ kè bị sóng đánh sập nhiều đoạn. Ông Quyền cho biết, năm ngoái đã bỏ ra 150 triệu đồng để xây đoạn kè dài hơn 20 m trước nhà để hạn chế thiệt hại.

Theo lãnh đạo phường Vĩnh Phước, khu dân cư cồn Nhất Trí từng được quy hoạch thực hiện dự án chỉnh trang nhưng nhà đầu tư đã rút, từ đó ảnh hưởng người dân. Khu vực này cũng được làm bờ kè song chưa thể triển khai vì thiếu vốn và đất tái định cư cho các hộ bị di dời.

Đọc thêm

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt và thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng sụt lún đất trên địa bàn.

Hai vợ chồng chết cháy trên nương

Hiện trường vụ cháy khiến hai vợ chồng anh H.C.P tử vong.

(PLVN) - Đốt cỏ nương để lấy đất canh tác, hai vợ chồng anh H.C.P, trú tại bản Háng Lìa Hồng Thứ, thuộc huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) bị cuốn vào đám cháy dẫn đến tử vong. 

Miền Bắc hạ nhiệt, Nam Bộ vẫn nắng nóng

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (1/5) ngày cuối của đợt nghỉ lễ thời tiết có sự thay đổi. Miền Bắc sẽ chấm dứt nắng nóng, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).