Máy đo an toàn thực phẩm SOEKS không “thần thánh” như lời đồn

Máy đo an toàn thực phẩm SOEKS không “thần thánh” như lời đồn
(PLO) - Gần đây, trên thị trường xuất hiện loại máy có tên SOEKS xuất xứ từ Liên Bang Nga, được quảng cáo là có khả năng nhận biết lượng dư chất hóa học tồn đọng trong các loại  thực phẩm và đưa ra các cảnh báo chính xác cho người dùng. Tuy nhiên người sử dụng lại tỏ ra thất vọng về độ chính xác của sản phẩm.

Chiếc máy đo an toàn thực phẩm có tên SOEKS, được công ty Công ty cổ phần công nghệ Smart Life nhập khẩu từ Nga về và cài đặt thêm phần mềm tiếng việt.

Theo quảng cáo của Smart Life, thiết bị kiểm tra chất lượng Soeks được SmartLife phân phối độc quyền tại Việt Nam. Thiết bị này có thể kiểm tra ngay lập tức cho người sử dụng thấy được chỉ số an toàn của thực phẩm, cảnh báo thành phần nguy hiểm có trong thực phẩm... Loại máy đo này được cho là rất “được lòng” nhiều người.

Ảnh minh họa máy đo chất lượng thực phẩm
Ảnh minh họa máy đo chất lượng thực phẩm
Ảnh minh họa: Màn hình màu xanh thể hiện thực phẩm an toàn
Ảnh minh họa: Màn hình màu xanh thể hiện thực phẩm an toàn

Khi được hỏi về tính năng của sản phẩm, chị T.H (người bán hàng) hào hứng chia sẻ: “Trong mỗi máy khi kiểm tra thực phẩm đều ghi rõ thành phần hoá học trong loại hoa quả đó là bao nhiêu, có đạt tiêu chuẩn không. Nếu máy hiển thị màu xanh là sản phẩm đạt chuẩn an toàn nhưng nếu là màu đỏ thì sản phẩm đó đang vượt chuẩn, mức nguy hiểm”.

Tuy nhiên, chiếc máy được xem là “bảo bối” để phát hiện ra chất độc trong thực phẩm có được như những gì các bà nội trợ đang truyền tai nhau hay không… lại là vấn đề cần được xem xét, phân tích và đánh giá kỹ càng dưới góc độ chuyên môn.

SOEKS có thật sự “thần thánh” ??

Anh H.M.Đ (Cầu Giấy - Hà Nội) -khách hàng đã sử dụng sản phẩm máy đo an toàn thực phẩm cho biết: “ Thực tế sử dụng khác xa so với những gì đã quảng cáo. Khi pin yếu, tôi cắm vào thực phẩm nào cũng thấy máy báo đỏ. Ngoài ra, điều dở nhất của máy là không phân biệt được đạm tự nhiên và đạm hóa học. Những chỗ nào nhiều đạm tự nhiên, nhiều nhựa như phần cuống, các loại củ quả còn xanh, cắm vào máy cũng sẽ báo đỏ. Các loại quả có vị ngọt mặc dù được mua ở những siêu thị hoa quả sạch, máy vẫn báo chế độ nguy hiểm.”.

Chủ cửa hàng hoa quả sạch, chị N.M.H bức xúc chia sẻ : “Thời gian đầu, khi nghe giới thiệu về tính năng của máy đo an toàn thực phẩm SOEKS, tôi đã rất thích và đã mua về để khách hàng có thêm lòng tin vào sản phẩm. Tuy nhiên, kết quả lại khiến tôi vô cùng thất vọng. Các sản phẩm hoa quả cuả cửa hàng tôi đều có giấy chứng nhận của Cục vệ sinh ATTP, nhưng khi cắm máy, đều hiện chỉ số vượt mức nguy hiểm. Không chỉ có vậy, thử nghiệm trên cùng 1 loại quả, tại 2 thời điểm, nhiệt độ lại cho ra 2 kết quả hoàn toàn khác nhau”. 

Chính những chuyên viên của Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia cũng khẳng định: Không có một quy chuẩn nào cho việc xác định các độc tố trong từng loại hoa quả, thực phẩm. Do vậy, việc 1 thiết bị được cài đặt sẵn phần mềm đo lường, kiểm định để dùng cho tất cả thực phẩm thì rất khó để có thể cho ra kết quả chính xác” – chị H cho biết thêm.

Liên hệ với nhân viên tư vấn kỹ thuật của công ty cổ phần công nghệ Smart Life – nơi chị N.M.H mua máy đo an toàn thực phẩm SOEKS để được biết về lý do tại sao máy thường xuyên cho ra các kết quả khác nhau trên cùng 1 sản phẩm, chị H cho biết chỉ nhận được một câu trả lời “xanh rờn” : “Cũng giống như việc bảo quản các thực phẩm khác, khi để lạnh, các chất độc hại sẽ không phát triển, dẫn đến việc máy đo sai”.

Không thỏa mãn với câu trả lời đơn giản như vậy, chị H tiếp tục liên hệ với tổng giám đốc của công ty nhưng kết quả nhận lại một câu trả lời còn “xanh rờn” hơn : “ Máy ra sai kết quả có thể là do đo sai” !

Chia sẻ thêm với PV thêm với: “Theo tôi được biết, máy được nhập khẩu từ Nga và có khả năng nhận diện, phát hiện độc tố trong khoảng 30 loại quả. Tuy nhiên, về đến Việt Nam, con số này tăng lên rất nhiều thành hơn 100 loại quả và không hề có một quy chuẩn nào cho số hoa quả phát sinh đó” 

Sau khi nhận được phản hồi từ phía khách hàng sử dụng sản phẩm, PV báo PLVN đã liên hệ với ông

Đặng Xuân Thùy – TGĐ công ty cổ phần công nghệ Smart Life -để xác minh sự việc nhưng không nhận được thiện chí hợp tác.

Ông Thùy cho biết: “ Bên phía công ty không hề nhận được phản hồi nào từ khách hàng nên không có trách nhiệm trả lời với báo. Ngoài ra, bên tôi chỉ tiếp PV với mục đích lấy tin để viết bài chứ không làm việc theo hình thức tìm hiểu thông tin để trả lời các sự việc liên quan đến khiếu nại, phản ánh về sản phẩm”.

PV báo PLVN sẽ tiếp tục tìm hiểu và cập nhật thông tin tới bạn đọc./.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.