Lễ Phát động nâng cao nhận thức về phòng chống ung thư

Lễ Phát động nâng cao nhận thức về phòng chống ung thư
(PLVN) - Bệnh viện K Trung ương vừa tổ chức Lễ Phát động nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống ung thư. Đây là một trong những hoạt động nằm trong Dự án phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động phòng, chống bệnh ung thư) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2019.

Theo thống kê của tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocal), mỗi năm ở nước ta có 164.671 số ca mắc mới ung thư, hơn 300.000 người đang sống chung với căn bệnh này. Trước đây, nhắc đến ung thư là người dân nghĩ ngay đến “án tử”, tuy nhiên, hiện nay, với các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đây là căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, đặc biệt phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỉ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp. 

GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, “việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư, đặc biệt với người ở độ tuổi 40 trở lên rất quan trọng. Đặc biệt, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ở nữ giới không những có ý nghĩa cho chính người bệnh mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội to lớn như đã được chứng minh tại nhiều cộng đồng cư dân trên thế giới.

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là biện pháp tìm kiếm những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư trên những người bề ngoài khoẻ mạnh, chưa có triệu chứng của bệnh. 

Hiện nay, tại các cơ sở y tế chuyên khoa có rất nhiều gói khám tầm soát các loại ung thư phổ biến như ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng, ung thư đại trực tràng, dạ dày, gan, phổi, tiền liệt tuyến...

Đối với phương pháp điều trị ung thư hiện nay, chủ yếu là điều trị đa mô thức, có thể điều trị với một hay phối hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và điều trị nhắm trúng đích. Chính vì vậy, chất lượng điều trị được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, yếu tố then chốt để điều trị hiệu quả vẫn là phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.

Theo các chuyên gia, người dân cần nhận biết một số thay đổi trong cơ thể có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư: thay đổi tính chất phân hoặc thói quen đi tiểu, có vết loét không lành, chảy máu bất thường, xuất hiện vùng mô dày lên dưới da, có khối u ở vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể, thay đổi da, bao gồm mụn cóc hoặc nốt ruồi bị thay đổi màu sắc hoặc kích thước, khó tiêu hoặc khó nuốt, ho khàn tiếng, giảm sút cân không rõ lý do. 

Để phòng ngừa căn bệnh ung thư, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân không hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng thường xuyên, không uống rượu, bia, đồ uống có cồn, duy trì cân nặng lý tưởng (có thể dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI để xác định cân nặng phù hợp), duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn. Nên bổ sung hoa quả và các loại rau xanh mỗi ngày, luyện tập thể dục đều đặn mỗi tuần.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh, người dân cần phải khám sức khỏe định kỳ và quan trọng là chủ động tầm soát sớm bệnh là một trong những biện pháp quan trọng nhất.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.