Sông Hồng “kêu cứu” (Kỳ 1)

Với chiều dài hơn 500 km trên lãnh thổ Việt Nam, hàng năm dòng sông Hồng cung cấp 122 tỷ m3 nước và 120 triệu tấn phù sa. Thế nhưng, nước sông Hồng đang hao mòn, cạn kiệt và dòng sông quằn quại trong ô nhiễm.

Lần theo dòng nước đang bị đổi màu của sông Hồng, phóng viên Pháp luật Việt Nam có chuyến hành trình từ thượng nguồn con sông này (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) xuôi xuống huyện Văn Yên, Trấn Yên (Yên Bái), đi qua huyện Lâm Thao, Tam Nông (Phú Thọ) và bàng hoàng trước thực trạng: Dòng sông lớn thứ hai của Đông Nam Á đang nhiễm độc nghiêm trọng.

Với chiều dài hơn 500 km trên lãnh thổ Việt Nam, hàng năm dòng sông Hồng cung cấp 122 tỷ m3 nước và 120 triệu tấn phù sa. Sông Hồng có tầm quan trọng bậc nhất trong sinh hoạt đời sống của người dân cũng như trong sản xuất nông nghiệp các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Thế nhưng, hiện nay nước sông Hồng đang hao mòn, cạn kiệt và dòng sông đang quằn quại trong ô nhiễm. Nguồn nước chính cho nông nghiệp các tỉnh phía bắc đã đổi màu.

Sông Hồng có chiều dài 1.149 km, bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Vân Nam , Trung Quốc ở độ cao 1.776m. Dòng sông Hồng chảy vào Việt Nam từ thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung (xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) nơi hợp lưu với dòng Lũng Pô trước khi chảy dọc biên giới Việt - Trung. Khi tới TP.Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam qua 10 tỉnh, thành trước khi đổ về biển Đông.

Nước sông biến màu

Khởi hành từ TP.Lào Cai, chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình ngược dòng sông Hồng đi lên thượng nguồn, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.

Nhiều đoạn sông Hồng chảy qua tỉnh Lào Cai bị váng màu vàng phủ kín
Nhiều đoạn sông Hồng chảy qua tỉnh Lào Cai bị váng màu vàng phủ kín
Khi phóng viên có mặt ở chân cầu Cốc Lếu (phường Cốc Lếu, T.P Lào Cai, tỉnh Lào Cai), nơi đây có khoảng 30 chiếc thuyền con đang neo đậu tại bờ sông.

Kể về sự ô nhiễm nơi thượng nguồn này, anh Nguyễn Quang Huy, một lái thuyền lâu năm tại Lào Cai rầu rĩ nói: “Đã hơn một tháng nay, sông Hồng có biểu hiện rất khác thường. Nước sông từ màu đỏ của phù sa chuyển sang lúc thì xanh thẫm, khi hơi xám đen và có thời điểm lại bạc phếch. Tôi hành nghề đánh cá, lái thuyền và sinh sống ở đây gần 25 năm rồi thế nhưng chưa bao giờ chứng kiến điều bất thường như thế”.

“Gần đây, nước sông còn có mùi hôi tanh rất khó chịu. Có thời điểm không ai dám xuống sông vì đứng dưới sông một lúc là bị tức ngực, choáng đầu và khó thở”, anh Huy nói thêm.

Chất thải hóa học tấn công

Ngược theo dòng chảy, chúng tôi được một thuyền chở cát, sỏi chở đến đoạn sông nhìn ra Nhà máy tuyển đồng Sin Quyền (cách trung tâm huyện Bát Xát hơn 10km).

Theo quan sát của phóng viên, khu bể lắng chất thải của nhà máy này án ngự ngay sát bờ sông. Từ trong bể chức, những chất thải đen kịt, đặc sệt bốc mùi hóa chất nồng nặc lên cả khúc sông. Cái bể hóa chất đó chỉ được ngăn cách với sông Hồng bằng những đập đất mỏng manh.

Tiếp theo cuộc hành trình, chúng tôi ngược dòng sông Hồng đi lên địa phận xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) để đến thôn Tân Thành - giao điểm của nhiều con suối với sông Hồng.

Về việc mặt nước nơi đây đen ngòm và bốc mùi hôi tanh, chị Sùng Thị Hơn, một người dân địa phương nói: “Sống bên sông mấy chục năm nay, chưa bao giờ tôi thấy nước sông ô nhiễm như mấy năm gần đây. Có việc này là vì suối Bản Mạc ngày ngày phải tiếp nhận phân của trâu bò, lợn cùng rác thải trong sinh hoạt của người dân. Suối Đà Nặc ở  cách đây khoảng 5 km thì chảy qua mỏ khai thác quặng sắt (thuộc xã Trịnh Tường) nên đen ngòm và nồng nặc mùi kim loại. Vào mùa cạn, thậm chí nước sông khi rút đi còn để lại lớp chất thải lắng đọng hai bên bờ”.

Trong suốt hành trình đi lên thượng nguồn, chúng tôi nhận thấy có một điều lạ thường đó là: Càng tiến sát thượng nguồn, dọc ven bãi sông Hồng càng xuất hiện nhiều hơn các váng đỏ quạch như gỉ sắt và mùi xú uế, hôi tanh càng nồng nặc hơn.

Trung tá Hoàng Văn Luật, Chính ủy viên Đồn biên phòng A Mú Sung lý giải: Sông Hồng (đoạn chảy qua TP.Lào Cai) cũng có hiện tượng ô nhiễm, màu nước chuyển xanh khác lạ, nước có mùi hôi tanh, ven hai bờ sông có nhiều váng mầu vàng lắng đọng.

Dọc triền sông có nhiều đoạn, trên mặt các bãi bồi có kết váng bột màu trắng (giống kết váng tinh bột) và kết váng mầu vàng lắng đọng tỏa mùi hôi thối có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ. Trên bãi bồi ven sông bắt đầu xuất hiện các váng bùn xám có mùi tanh. Ngoài ra, nhiều điểm dọc tuyến sông xuất hiện bột trắng khô như người dân rắc vôi bột xuống ao để khử phèn chua, trong nước có dịch nhầy và xơ bã thực vật.

Trẻ em huyện Bát Xát vui chơi trên lòng sông Hồng
Trẻ em huyện Bát Xát vui chơi trên lòng sông Hồng
Nơi sông Hồng hóa dòng suối con

Trước khi tới đầu nguồn sông Hồng của Việt Nam, nơi ngã ba sông hợp nhất giữa sông Hồng từ Vân Nam (Trung Quốc) và con suối Lũng Pô (thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát), chúng tôi cứ nghĩ nước sông nơi đây sẽ cuồn cuộn như thác tuôn chảy vào đất Việt.

Tổng cục Bảo vệ môi trường mới xét nghiệm các mẫu nước tại 5 điểm trên sông Hồng (suối Lũng Pô, Lũng Pô, Ngòi Phát, Trạm kiểm soát Bản Vược, Trạm thủy văn Lào Cai) và 1 mẫu trầm tích đáy tại Trạm thủy văn Lào Cai. Theo kết quả phân tích ban đầu, nước sông Hồng tại các điểm quan trắc đã bị ô nhiễm bởi thông số COD, tổng Fe, Pb và tổng dầu, mỡ.
Thế nhưng thực tế lại khác hẳn: Nguồn nước nơi đây gần như cạn kiệt! Theo đó, nơi con sông Hồng đổ vào đất Việt không khác gì con lạch, hay dòng suối con.

Trung tá Hoàng Văn Luật cho hay: “Những năm về trước, nước sông nơi đây chảy cuồn cuộn, ào ạt. Thế nhưng một vài năm trở lại đây, dòng sông đã suy kiệt đến không ngờ”. Theo tính toán của anh Luật, mặt nước sông năm nay đã bị thu hẹp gần 50 mét so với vài năm trước.

Có lẽ tính toán của anh Luật là chính xác bởi khi phóng viên đi dọc từ ngã ba sông Hồng (đoạn chảy qua thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung) xuôi xuống đoạn sông thuộc thôn Tân Thành, xã Trịnh Tường, chúng tôi thấy rằng cả đoạn sông dài 20 km ấy đang lâm vào tình trạng thật thê thảm: Lòng sông rộng khoảng trên 200m, nhưng mặt nước chỉ dài chưa đến 10 mét. Do nước cạn như thế nên tàu thuyền không thể đi qua được khúc sông này và đến dứa trẻ 7 tuổi cũng có thể lội bộ qua sông để kiếm củi khô.

(Còn tiếp)

Thiên Minh

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.