Sớm hoàn thiện khung pháp lý về trung gian thanh toán

Trung gian thanh toán lo ngại rơi vào “vùng xám” pháp lý. (Ảnh minh họa)
Trung gian thanh toán lo ngại rơi vào “vùng xám” pháp lý. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mặc dù đóng góp tích cực trong cung ứng dịch vụ thanh toán, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19, song cho đến nay, khung pháp lý cho các tổ chức trung gian thanh toán phát triển sản phẩm dịch vụ cũng như đảm bảo an toàn hoạt động vẫn chưa được hoàn thiện.

Hoạt động thông suốt, an toàn hiệu quả

Theo thống kê hiện có khoảng trên 100 doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech) đang hoạt động, chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán, tiếp đến là trong tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng…

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) cho 43 tổ chức không phải là ngân hàng, trong đó có 13 tổ chức là hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA).

Hiện có khoảng trên 80.000 điểm QR code thanh toán, 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet, 49 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động, 30 ngân hàng thương mại và 06 tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT phối hợp triển khai.

Thời gian qua, với sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức TGTT và Fintech, giao dịch qua các dịch vụ TGTT tăng mạnh. Riêng 6 tháng đầu năm 2021, dịch vụ cổng thanh toán điện tử tăng 46,7% về số lượng, 42,6% về giá trị; dịch vụ ví điện tử tăng 85,3% về số lượng, 91,5% về giá trị; dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ tăng 47,1% về số lượng, 78% về giá trị; dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền tăng 95,6% về số lượng, 16,9% về giá trị.

Đặc biệt, cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) được các công ty chú trọng đầu tư, nhất là thanh toán điện tử, với chất lượng được nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của xã hội.

Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2021, số lượng giao dịch tài chính qua internet banking là gần 325,41 triệu, với giá trị đạt xấp xỉ 17.067,08 nghìn tỷ đồng (tăng 62,50% về số lượng và 32,03% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2020); Tương tự, số lượng giao dịch tài chính qua kênh mobile banking đạt gần 862,83 triệu, với giá trị xấp xỉ 10.515,13 nghìn tỷ đồng (tăng 82,71% về số lượng và 115,11% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2020).

Theo Tổng Thư ký VNBA, ông Nguyễn Quốc Hùng, các tổ chức TGTT đã thường xuyên kiểm tra rà soát, sửa đổi bổ sung quy trình nghiệp vụ, đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng cao của người dân đồng thời luôn chấp hành quy định pháp luật và chỉ đạo của NHNN trong hoạt động thanh toán.

“Chính vì vậy, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp vừa qua, các đơn vị TGTT đã thực hiện tốt nhiệm vụ dịch vụ của mình một cách thông suốt, an toàn hiệu quả và có những chính sách phù hợp, giảm phí cho người sử dụng…” - ông Hùng đánh giá.

Nhiều vướng mắc pháp lý

Tại cuộc họp mới đây với VNBA, các tổ chức TGTT và Fintech cho rằng họ đang nỗ lực hoạt động trong bối cảnh hành lang pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ để có thể phát triển sản phẩm dịch vụ và đảm bảo an toàn hoạt động.

Theo các DN, hiện ngoài văn bản hợp nhất số 47 có quy định về hoạt động cung ứng ví điện tử, đến nay chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh chi tiết nội dung này. Ngoài ra, cũng chưa có hành lang pháp lý tương ứng giúp TGTT cung cấp dịch vụ cho một số mô hình đặc thù, như các tổ chức từ thiện, trong khi nhu cầu ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, Nghị định 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM ban hành từ năm 2012 đến nay đã bộc lộ nhiều hạn chế do thực tế phát triển, nhiều quy định không còn phù hợp, cần thay thế. Theo đại diện Công ty CP Cổng TGTT Ngân lượng, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (sandbox) đến nay chưa có thêm bước tiến mới.

Đại diện Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết, với vai trò của một đơn vị có nhiệm vụ xây dựng hạ tầng thanh toán cho các tổ chức tín dụng cũng như các TGTT, Napas hỗ trợ các tổ chức cả về hạ tầng và khuôn khổ pháp lý. Các TGTT tự kết nối với từng ngân hàng không hiệu quả, tốn mạng lưới, Napas tạo nền tảng để các TGTT kết nối với các ngân hàng.

Thông qua Napas việc kết nối sẽ hiệu quả nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cho thấy, việc xác thực điện tử (eKYC) thông qua trung gian có thể có rủi ro rơi vào vùng xám pháp lý. Do đó, cần làm rõ các vấn đề này để các tổ chức có thể tiếp cận, triển khai thúc đẩy ví điện tử phát triển.

Đề cập đến quyền bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng, đại diện Công ty CP Thông tin tín dụng Việt Nam (PCB) cho rằng, trong hoạt động tín dụng, nếu khách hàng có nợ xấu thì các tổ chức trong lĩnh vực ngân hàng, thanh toán, TGTT cần được biết thông tin này để đánh giá xem xét rủi ro trước khi quyết định cấp tín dụng. DN đề nghị việc đề cao quyền bảo vệ thông tin trong trường hợp này cần phải xem xét, nghiên cứu cho phù hợp…

Theo Tổng Thư ký VNBA Nguyễn Quốc Hùng, thời gian tới, VNBA sẽ tiếp tục kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước sớm ban hành, hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến TGTT như: Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (sandbox); Khung thể chế thử nghiệm cho vay ngang hàng (P2P Lending); Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP; Thông tư hướng dẫn về dịch vụ TGTT; Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Giao dịch điện tử…; Đồng thời đẩy mạnh công tác phản biện, tuyên truyền chính sách pháp luật liên quan hoạt động TGTT và công nghệ tài chính ngân hàng nhằm bảo vệ tổ chức hội viên trong đó có nhóm TGTT và Công ty Fintech.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.