Số lượng các vụ trộm cắp điện giảm dần qua các năm

Bên trong một trung tâm điều hành điện lực.
Bên trong một trung tâm điều hành điện lực.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo báo cáo tổng kết thi hành Nghị định số 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của Bộ Công Thương, Bộ này đã thực hiện 293 cuộc thanh kiểm tra, phát hiện 12 vụ vi phạm và đã xử phạt tổng số tiền là 393 triệu đồng.

Sở Công Thương các địa phương phát hiện tổng số vụ vi phạm hành chính cần xử lý gần 19.000 vụ, tổng số tiền xử phạt trên 37,8 tỷ đồng.

Hành vi vi phạm chủ yếu là trộm cắp điện, ngoài ra còn các hành vi vi phạm khác như: vi phạm quy định về giấy phép, vi phạm hành lang an toàn điện (do thi công công trình xây dựng, điều khiển phương tiện giao thông), thiết kế, lắp đặt thiết bị điện không đáp ứng các quy định về kỹ thuật và an toàn điện, vi phạm các quy định trong bán lẻ điện, không có quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, không cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận; vi phạm quy định về kiểm toán năng lượng, vi phạm quy định về áp dụng mô hình quản lý năng lượng,…

Riêng đội ngũ kiểm tra viên điện lực các Tổng công ty điện lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong giai đoạn 2015-2019 đã phát hiện 19.565 vụ vi phạm với tổng số tiền cần bồi thường là 198 tỷ đồng.

"Hành vi vi phạm chủ yếu là trộm cắp điện, vi phạm hành lang an toàn điện; chuyển 16.242 hồ sơ vi phạm hành chính tới các cấp có thẩm quyền để xem xét xử phạt; số vụ bị khởi tố hình sự là 349, chiếm 36% số vụ đề nghị khởi tố hình sự (970 vụ)", văn bản cho hay.

Bộ Công Thương nhận định, việc kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi trộm cắp điện thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc giảm tổn thất điện năng của EVN qua các năm.

Số lượng các vụ trộm cắp điện giảm dần qua các năm ngoài lý do các đơn vị cung ứng điện hiện đã và đang thay thế dần các công tơ cơ sang công tơ điện tử nhằm ngăn chặn các hành vi trộm cắp điện sau công tơ, còn một phần nguyên nhân xuất phát từ quy định xử phạt về hành vi trộm cắp điện tại Nghị định 134 khá cao, có tính răn đe.

Tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng vi phạm trong hoạt động điện lực như trộm cắp điện, hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực... vẫn gặp khó khăn, do công tác giám định tư pháp, việc xác định thời gian, sản lượng điện bị mất gặp vướng mắc; chứng cứ để truy tố không rõ ràng dẫn đến khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính. Nhiều trường hợp không tìm được địa chỉ đơn vị hoạt động tư vấn vi phạm để xử lý theo quy định.

Một bộ phận doanh nghiệp, khách hàng sử dụng điện chưa nghiêm, không cộng tác và cản trở kiểm tra viên điện lực thực hiện hoạt động kiểm tra theo quy định.

Trong khi đó, Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa là 50 triệu đồng với cá nhân và 100 triệu với tổ chức. Mức phạt này là quá nhẹ so với lợi ích thu được từ hành vi vi phạm trong lĩnh vực điện lực cũng như hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực. Do đó, trong quá trình sửa đổi Luật Xử lý VPHC, Bộ Công Thương đề xuất nâng gấp đôi mức phạt trong quá trình xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý VPHC và đã được Quốc hội khóa XIV thông qua năm 2020.

Vì vậy, để phù hợp với luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, Bộ Công Thương khẳng định cần thiết phải sửa đổi Nghị định 134 để phù hợp với tình hình hiện nay.

Số lượng các vụ trộm cắp điện giảm dần qua các năm ảnh 1

Công tơ điện tử giúp hạn chế các vụ trộm cắp điện.

* Liên quan lĩnh vực, mới đây, một phần mềm hữu dụng giúp cảnh báo tại thời gian thực sản lượng điện bất thường đã được một kỹ sư tại Cty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng viết thành công.

Phần mềm này hướng tới mục đích phát hiện nhanh các trường hợp nghi ngờ trộm cắp điện, sự cố chạm chập điện để hạn chế tình trạng kiến nghị hóa đơn tiền điện năng cao cũng như tránh xảy ra các tai nạn điện giật do chạm chập. Công trình này được nghiên cứu và hoàn tất từ 2019 - 2020.

Phần mềm này cũng giúp khách hàng phát hiện kịp thời các trường hợp chạm chập điện (như dây điện đi trên mái tôn bị tróc vỏ, chạm chập tại bồn chứa nước có phao điện...), tránh phát sinh hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến, đồng thời tránh được tai nạn điện giật do chạm chập.

Tháng 4/2021, công trình đã được triển khai nhân rộng trong 13 Cty Điện lực thuộc TCty Điện lực miền Trung (EVNCPC). Chỉ trong nửa đầu tháng 5/2021, qua công cụ này, EVNCPC đã phát hiện, hỗ trợ khách hàng xử lý 56 trường hợp đường dây sau công tơ bị chạm chập điện. Cho đến tháng 8/2021, toàn EVNCPC đã phát hiện được gần 600 vụ chạm chập điện.

Tháng 5/2021, công trình đã được triển khai trong EVN, đến nay đã được tích hợp thống nhất vào chương trình Hệ thống thông tin quản lý khách hàng.

Đọc thêm

GDP quý I/2023 tăng 3,32%, thách thức mục tiêu 6,5% năm 2023

GDP quý I/2023 tăng 3,32%, thách thức mục tiêu 6,5% năm 2023
(PLVN) - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 là một thách thức lớn...

Nguồn đất đắp cho cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được tháo gỡ

Thi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
(PLVN) - UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chấp thuận gia hạn với 4 dự án cải tạo đất nông nghiệp kết hợp thu hồi vật liệu san lấp (mỏ đất) để phục vụ xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Theo đó, các mỏ đất san lấp nằm trên địa bàn huyện Xuân Lộc và Cẩm Mỹ.

Ngành Hải quan nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Công chức Hải quan đang làm nhiệm vụ. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm tại nhiều địa phương trên cả nước giảm sâu, kéo số thu ngân sách của ngành Hải quan sụt giảm. Trong bối cảnh đó, toàn ngành Hải Quan đã thực hiện nhiều giải pháp gỡ khó, nỗ lực bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI 'chảy' vào Bắc Giang trong 3 tháng đầu năm

Bắc Giang là địa phương đầu tiên ghi nhận tổng vốn FDI đăng ký vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2023.
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu năm 2023, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ghi nhận số dự án mới tăng mạnh. Trong đó, Bắc Giang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,1 tỷ USD, chiếm gần 20,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

'Cửa' nào cho hệ thống bán lẻ xăng dầu tiếp tục kinh doanh?

DN BLXD mong muốn có quy định cụ thể về định mức kinh doanh xăng dầu.
(PLVN) -  Hiện nay, trên nhiều tỉnh, thành đã xuất hiện tình trạng một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu (DN BLXD) làm đơn xin giải thể, sang nhượng cây xăng vì kinh doanh thua lỗ. Dự thảo Nghị định quản lý về kinh doanh xăng dầu sắp đến hạn trình Chính phủ. Liệu có “cửa” nào sáng để hệ thống bán lẻ tiếp tục kinh doanh?

80 doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây tìm cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt

Nhiều hội nghị kết nối với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) được tổ chức để tăng cường kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp 2 bên
(PLVN) - Khoảng 80 doanh nghiệp của Quảng Tây trong các lĩnh vực như dịch vụ logistics, sản xuất và thương mại nông lâm thủy sản, du lịch, vật liệu xây dựng, thương mại điện tử, đầu tư, dịch vụ công trình, sản phẩm cơ khí, ô tô, xe điện, đồ gia dụng… sẽ tham dự Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới.

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo

Ngân hàng nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo
(PLVN) - Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thương nhân, doanh nghiệp (DN), người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo, đặc biệt trong vụ thu hoạch Đông - Xuân năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện một số nội dung đẩy mạnh cho vay thu mua, kinh doanh thóc, gạo.

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!
(PLVN) - Khẳng định tái định vị doanh nghiệp không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, đây là thời cơ để DN tạo ra đột phá, nền tảng để “bứt tốc” trong tương lai.