Số hóa di sản chữ viết trên lá Buông của người Khmer

Số hóa di sản chữ viết trên lá Buông của người Khmer
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -UBND tỉnh An Giang vừa có Quyết định phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Tri thức và Kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang đến năm 2030”.

Dân tộc Khmer là cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên vùng đất An Giang, tập trung đông nhất ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên, sở hữu kho tàng di sản văn hóa đặc sắc và đa dạng.

Dân tộc Khmer An Giang có 2 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Lễ hội đua bò Bảy Núi năm 2016, Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên năm 2017.

Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer An Giang là một loại tri thức dân gian, bên trong ẩn chứa một kho tàng vô giá của tri thức nhân loại đó chính là Kinh Phật.

Kinh Phật được người Khmer viết trên lá của cây Buông, gọi là Kinh lá Buông (Xatra Slấkrít), đây là loại thư tịch cổ quý hiếm khắc chữ trên lá Buông, viết bằng tiếng Khmer cổ hay tiếng Bali (theo trường phái Thomanadut và Mahainikai) xuất hiện từ thế kỷ XIX.

Kinh lá Buông chứa đựng giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer. Ở An Giang, Kinh lá Buông hiện còn lưu giữ tại 30/65 chùa Khmer của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, với trên 100 bộ Kinh Phật.

Ở An Giang, Kinh lá Buông hiện còn lưu giữ tại 30/65 chùa Khmer (ảnh minh họa)

Ở An Giang, Kinh lá Buông hiện còn lưu giữ tại 30/65 chùa Khmer (ảnh minh họa)

Theo Đề án, giai đoạn 1 từ năm 2022 - 2026, An Giang sẽ tập trung đánh giá, tập hợp, xác minh, phân loại và chỉnh lý phục hồi di sản; nghiên cứu và xác định chữ viết trên lá Buông là tiếng Bali cổ hay tiếng Khmer cổ; hướng dẫn phương pháp bảo quản, gìn giữ các bản chữ viết trên lá Buông.

Giai đoạn 2 từ năm 2028 - 2033, An Giang xây dựng hồ sơ đăng ký công nhận di sản tư liệu tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer ở tỉnh An Giang thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

Theo TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sắc đỏ Đồi A1

Mỗi tháng 5 về, màu hoa phượng đỏ thắm trên đỉnh Đồi A1 để lại những cảm xúc đặc biệt cho bất cứ ai đến đây. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chẳng biết tự khi nào, trong trái tim mỗi người con dân nước Việt, màu đỏ trở thành một màu sắc thiêng liêng và thấm đẫm tự hào. Màu đỏ thắm của lá quốc kỳ “cờ in máu chiến thắng mang hồn nước”, tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất với biết bao hy sinh của muôn triệu đồng bào, đồng chí.

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping
(PLVN) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024

Chào đón đoàn khách MICE đến Đà Nẵng năm 2024.
(PLVN) - Nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á, thành phố này tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE trong năm 2024.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.