Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Trên toàn cầu, số ca được tiêm chủng hiện đã vượt qua số ca nhiễm được báo cáo. Theo một nghĩa nào đó, đó là một tin tốt và là một thành tựu đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Nhưng hơn 3/4 trong số đó chỉ ở 10 quốc gia chiếm gần 60% GDP toàn cầu".
Về vấn đề này, ông Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia đã tiêm chủng cho các nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế và người cao tuổi, hãy "chia sẻ vắc xin" với các quốc gia khác. Theo cách nói của ông, động thái này sẽ là "cách tốt nhất để bảo vệ phần còn lại của dân số của họ".
Tổng Giám đốc WHO nói: “Thời gian tiêm chủng cho những người có nguy cơ cao nhất ở mọi nơi càng lâu, thì chúng ta càng tạo cơ hội cho vi rút đột biến và trốn tránh vắc-xin” và cho biết thêm rằng, gần 130 quốc gia, nơi có khoảng 2,5 tỷ người, vẫn chưa sử dụng một loại vắc xin nào.
Người đứng đầu WHO cũng kêu gọi "mở rộng quy mô sản xuất lớn" vắc-xin COVID-19. Cụ thể, các công ty dược phẩm trên toàn thế giới nên giúp đỡ lẫn nhau bằng cách cung cấp quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng sản xuất của họ để hỗ trợ sản xuất đó. Ông cũng kêu gọi các công ty cấp giấy phép không độc quyền để cho phép các nhà sản xuất khác sản xuất vắc-xin của họ, tương tự như cơ chế được sử dụng trước đó cho các loại thuốc điều trị HIV và viêm gan C.
Ông nói: “Việc chia sẻ kiến thức và dữ liệu này có thể cho phép sử dụng ngay năng lực sản xuất chưa được khai thác và giúp xây dựng các cơ sở sản xuất bổ sung, đặc biệt là ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.
Trong bản tin hàng ngày, WHO cho biết, tính đến 19:00 giờ Moscow vào ngày 5/2, đã có 104.370.550 trường hợp nhiễm virus corona mới và 2.271.180 trường hợp tử vong liên quan đến virus này trên toàn cầu. Số trường hợp được xác nhận đã tăng 355.041 trong 24 giờ qua và số người chết tăng 10.422.