Sinh viên Quân đội vượt khó, “thử lửa” giữa tâm dịch

Học viên Học viện Quân y lên đường vào tâm dịch TP. HCM.
Học viên Học viện Quân y lên đường vào tâm dịch TP. HCM.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với tinh thần “bất cứ ở đâu có điểm nóng về dịch COVID-19 là ở đó bộ đội có mặt”, khi các đợt dịch bùng phát, hàng nghìn học viên của Học viện Quân y và Học viện Biên phòng đã được đưa vào “thử lửa” từ thực tế “chiến trường” tại vùng tâm dịch.

Tất cả luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm “Bộ đội Cụ Hồ” sát cánh cùng các lực lượng khác, không ngại khó khăn, gian khổ, bệnh dịch nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giúp nhân dân trong phòng chống dịch.

Tỏa sáng từ thực tiễn “chiến trường” đặc biệt

Chung tay phòng chống dịch (PCD), ngay từ ngày 3/7/2021, Học viện Quân y đã chuyển 5 tấn thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế vào Phân hiệu phía Nam và cử 50 cán bộ, nhân viên từ ngoài Hà Nội tăng cường vào phối hợp với cán bộ, nhân viên và sinh viên tình nguyện tại chỗ triển khai trung tâm xét nghiệm dã chiến.

Lực lượng Học viện Biên phòng tăng cường lên biên giới chống dịch trao ảnh Bác Hồ và cờ Tổ quốc tặng bà con ở xã Xuân Trường (Bảo Lộc, Cao Bằng).

Lực lượng Học viện Biên phòng tăng cường lên biên giới chống dịch trao ảnh Bác Hồ và cờ Tổ quốc tặng bà con ở xã Xuân Trường (Bảo Lộc, Cao Bằng).

Tiếp đó, từ các ngày 6/8 đến 21/8, Học viện liên tục cử hơn 350 cán bộ, nhân viên, học viên tăng cường vào tham gia điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến truyền nhiễm số 5D tại Bình Dương và giúp nhân dân TP HCM, các tỉnh phía Nam khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân F0 cách ly tại nhà.

Trước tình hình dịch diễn biến hết sức phức tạp, ngày 23/8, Học viện Quân y tiếp tục tăng cường 1.096 cán bộ, nhân viên, học viên, trong đó có 452 bác sĩ và điều dưỡng, 140 học viên sau đại học các chuyên ngành, 72 điều dưỡng và 939 học viên dài hạn quân y từ năm thứ 3 đến năm thứ 6.

Khi vào địa bàn, đoàn công tác đã triển khai thành 451 tổ quân y cơ động trạm y tế xã, phường, thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Sở chỉ huy PCD Bộ Quốc phòng tại phía Nam, sẵn sàng “3 cùng” với nhân dân để hỗ trợ các công việc PCD gồm: Lấy mẫu xét nghiệm; tiêm vaccine; quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh thông thường; quản lý chăm sóc các trường hợp F0 cách ly, điều trị tại gia đình, phối hợp vận chuyển, chuyển tuyến khi có yêu cầu và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Các cán bộ, học viên luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm “Bộ đội Cụ Hồ” sát cánh cùng các lực lượng khác không ngại khó khăn, gian khổ, bệnh dịch nguy hiểm giúp nhân dân trong PCD, tư vấn, chăm sóc, cấp cứu, điều trị, xét nghiệm... cho hàng chục nghìn F0 tại nhà, góp phần giảm số lượng bệnh nhân tử vong, cùng các địa phương kiểm soát được dịch bệnh.

Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 7 khẳng định: “Nhân dân miền Đông Nam Bộ là những vị khảo thí khách quan, chính xác nhất đối với học viên Học viện Quân y. Bà con chia sẻ với chúng tôi rằng họ rất yên tâm, tin tưởng và xúc động khi được các tổ quân y cơ động do cán bộ, học viên đảm nhiệm cứu chữa, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả”.

Ngày 3/11, 491 cán bộ, học viên Học viện Quân y đã được cho phép rút khỏi TP HCM và các tỉnh phía Nam để trở về đơn vị. Trước đó, ngày 15/10, 304 cán bộ, học viên Học viện đã rút khỏi Bình Dương và TP HCM trở về đơn vị.

Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về PCD COVID-19 trên địa bàn TP HCM và các tỉnh phía Nam yêu cầu sau khi trở lại trường, các đơn vị cần tổ chức tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm quý từ thực tiễn “chiến trường” đặc biệt này để sẵn sàng vận dụng khi có tình huống xảy ra.

“Thử lửa” nơi biên giới

Ở Học viện Biên phòng, học viên các khóa có điều kiện “thử lửa” ngay trong quá trình đào tạo, thông qua hoạt động thực tế, thực tập kết hợp với PCD COVID-19. Đại tá Vũ Hồng Khanh, Trưởng phòng Đào tạo (Học viện Biên phòng) cho biết: “Trong năm học vừa qua, Học viện Biên phòng đã tổ chức hai đợt với gần 700 học viên đi thực tế, thực tập và PCD tại 5 tỉnh ở khu vực biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm an toàn tuyệt đối, được cấp ủy, chính quyền các địa phương khen thưởng và đánh giá cao”.

Việc đi thực tế của học viên Học viện Biên phòng vừa góp sức vào công tác PCD giúp nhân dân, vừa giúp học viên tích lũy kiến thức thực tế chuyên ngành quản lý biên giới.

“Với khoảng 7 tháng hoạt động trên các tuyến biên giới, tôi từng bước làm quen và trực tiếp tham gia công tác bảo vệ đường biên, mốc quốc giới; tuyên truyền, vận động nhân dân PCD COVID-19, không vượt biên trái phép; tham gia phòng, chống và xử lý các trường hợp xuất, nhập cảnh trái phép... Đây là những kiến thức thực tế vô cùng hữu ích đối với tôi”, Trung sĩ Nguyễn Tuấn Anh, lớp 41A, Đại đội 41, Tiểu đoàn 4 (Học viện Biên phòng) chia sẻ.

Không chỉ tham gia kiểm soát việc xuất nhập cảnh trái phép, ở phía Nam, 3 học viên Học viện Biên phòng khi tăng cường thực hiện nhiệm vụ tại Trạm Kiểm soát biên phòng Ba Thu (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Mỹ Quý Tây, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An) đã trực tiếp phát hiện, tham gia cùng cán bộ, chiến sĩ của trạm xử lý một số vụ nhập cảnh trái phép và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển hàng hóa nhập lậu qua biên giới, thu giữ hơn 11.200 gói thuốc lá ngoại, 15kg pháo nổ...

Thiếu tướng Trịnh Hoàng Hiệp, Giám đốc Học viện Biên phòng cho biết: Các cán bộ, giảng viên, học viên của Học viện đang tăng cường trực tại các tổ, chốt phòng, chống dịch COVID-19 trên biên giới không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ tham gia thực hiện nhiệm vụ kép: Quản lý, bảo vệ biên giới và ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, không để dịch COVID-19 xâm nhập vào nội địa; tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nhân dân phòng, chống dịch COVID-19 mà còn có nhiều hoạt động hỗ trợ bà con như tặng quà, tặng cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, phối hợp lo Tết cho bà con.

Trước tình hình thực tế diễn biến dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, ngày 20/10/2021, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có ý kiến chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, tính toán rút dần lực lượng tham gia phòng, chống dịch tại các địa bàn này. Sau gần 3 tháng chi viện, hỗ trợ chống dịch ở TP HCM, Quân đội đã điều chỉnh lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại TP HCM và các tỉnh phía Nam.

Theo đó, giai đoạn 1: Từ 1/10 - 15/10, Quân đội cho rút toàn bộ các lực lượng bộ binh. Giai đoạn 2: Từ 15/10 - 31/10 cho rút dần lực lượng y, bác sỹ là học viên ở phía Bắc ở các bệnh viện dã chiến (để các cháu về tiếp tục học tập, thi cử). Giai đoạn 3: Từ 31/10 đến hết tháng 11. Tùy theo tình hình tiếp tục điều chỉnh tiếp cho phù hợp.

Riêng các bệnh viện dã chiến khi nào không còn F0 thì xin giải thể. Quân đội hiện đang sẵn sàng lực lượng tăng cường cho Quân khu 5, Quân khu 9 khi cần thiết.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?