Siêu bão Mangkhut đổ bộ vào miền Bắc: Cho học sinh nghỉ học nếu thời tiết xấu

Hiện nay trên thế giới có 9 cơn bão đang hoạt động
Hiện nay trên thế giới có 9 cơn bão đang hoạt động
(PLO) -Khu vực bão Mangkhut đổ bộ có thể từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh.Đây là các địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng, kinh tế rất quan trọng, nếu không chuẩn bị sẵn phương án đối phó kịp thời, hậu quả sẽ rất khôn lường.

Siêu bão Mangkhut được dự báo có vùng ảnh hưởng vô cùng rộng lớn, gây ra nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm gồm mưa rất lớn, gió rất mạnh và nước triều dâng rất cao từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa.

Thủ tướng sẽ trực tiếp kiểm tra ứng phó bão tại các địa phương

Chiều qua (14/9), tại trụ sở Văn phòng thường trực, Ban Chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai (BCĐ TƯ về PCTT) tổ chức Hội nghị trực tuyến ứng phó với siêu bão Mangkhut do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường – Trưởng BCĐ chủ trì, tham dự tại đầu cầu Hà Nội là các thành viên BCĐ, các bộ, ngành liên quan và các đầu cầu tại các tỉnh, TP ở Bắc Bộ (từ Nghệ An trở ra).

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, khu vực bão Mangkhut đổ bộ có thể từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh là các địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng, kinh tế rất quan trọng, nếu không chuẩn bị sẵn phương án đối phó kịp thời, hậu quả sẽ rất khôn lường.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan từ TƯ tới địa phương thường xuyên cập nhật tình hình về bão Mangkhut, công bố vùng biển nguy hiểm để đảm bảo an toàn tuyệt đối trên biển. Đồng thời, các địa phương phải khẩn trương rà soát các phương tiện tàu thuyền trên biển, nhất là các phương tiện xa bờ; đảm bảo an toàn cho người dân, lồng bè nuôi hải sản trên biển, an toàn cho người dân trên đất liền, trong đó lưu ý lượng khách du lịch tại các đảo, trên vịnh Hạ Long tuyệt đối an toàn.

Bên cạnh đó, các công trình trọng điểm, đê kè cũng được Phó Thủ tướng yêu cầu cần kiểm tra các vị trí xung yếu; trong khi các tỉnh miền núi kiểm tra và di dời người dân khỏi các vị trí sạt lở, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra.

Đồng thời, từ TƯ tới địa phương cần tổ chức các đoàn công tác, kiểm tra, nắm bắt sát sao tình hình của người dân trước và sau khi bão Mangkhut đổ bộ. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng thông tin, Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp kiểm tra tình hình ứng phó bão tại các địa phương mà bão Mangkhut đổ bộ. 

Siêu bão dự kiến đổ bộ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa

Theo tin của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão Mangkhut mỗi giờ đi được khoảng 25km và đi vào Biển Đông vào trưa 15/9. Khả năng cao bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ trong khoảng ngày 16-17/9 và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong khoảng ngày 17-18/9. Phạm vi bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp là khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hoá (gồm 27 tỉnh/TP), với cường độ rất mạnh (cấp 11-12, giật cấp 14) và gây mưa lớn cho Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. 

Theo ông Lê Thanh Hải (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn), siêu bão này được dự báo có vùng ảnh hưởng vô cùng rộng lớn, gây ra nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm gồm mưa rất lớn, gió rất mạnh và nước triều dâng rất cao. Trong trường hợp thời tiết xấu, các trường học cần thông báo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. 

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão Mangkhut, BCĐ TƯ về PCTT yêu cầu các bộ, ngành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/TP ở Bắc Bộ (từ Nghệ An trở ra) triển khai khẩn trương việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú; hướng dẫn, tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu để đảm bảo an toàn, xong trước 10h00 ngày 16/9/2018; Gia cố, đảm bảo an toàn cho các lồng bè nuôi trồng thuỷ sản; Thu hoạch sớm các khu nuôi trồng thuỷ sản; Tổ chức sơ tán người dân trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, vùng thấp trũng ven sông, ven biển đến nơi an toàn trước 17 giờ ngày 16/9/2018.

Bộ Tư lệnh Biên phòng cho biết, hiện đã đưa hơn 44.000 phương tiện vào bờ neo đậu và cấm biển để đảm bảo an toàn. Các đơn vị biên phòng tại các tỉnh biên giới cũng đã tiến hành sơ tán người dân tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đồng thời đảm bảo các vị trí cột mốc chủ quyền tại biên giới.

Trong khi đó, Thiếu tướng Ngô Quý Đức thông tin, chuẩn bị ứng phó với siêu bão Mangkhut, hơn 400.000 cán bộ, chiến sĩ quân đội; 30.000 phương tiện và 8 máy bay sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra để đảm bảo tính mạng, tài sản của bà con nhân dân tại các nơi có bão đổ bộ.

Đọc thêm

“Tết hải đảo - Thắm tình quân dân” tại huyện đảo Phú Quý

Đoàn công tác tặng cờ và tuyên truyền pháp luật cho ngư dân huyện đảo Phú Quý.
(PLVN) - Trong không khí rộn ràng của những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong hai ngày 14 - 15/1, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (CSB) 3 đã tổ chức chương trình “Tết hải đảo - Thắm tình quân dân, đón Xuân Ất Tỵ năm 2025” tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Giảm cầu ma túy là giải pháp trọng điểm kéo giảm tội phạm

Bộ trưởng Lương Tam Quang phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: H.Giang)
(PLVN) - Hôm qua (15/1), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến thực hiện Kế hoạch 483/KH-BCA-C04 ngày 7/10/2024 của Bộ Công an về cao điểm tổng rà soát, phát hiện, thống kê, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy (Kế hoạch 483).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.