27 tỉnh, thành đang đứng trước nguy cơ gặp thảm hoạ từ siêu bão Mangkhut

Phó Thủ tướng yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, quyết liệt đối phó bão Mangkhut
Phó Thủ tướng yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, quyết liệt đối phó bão Mangkhut
(PLO) - Hiện nay trên thế giới đang có 9 cơn bão đang hoạt động cùng lúc. Trong đó cơn bão Mangkhut là mạnh nhất.

Trước tình hình này, chiều 14/9, tại Trụ sở Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (BCĐ TƯPCTT), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành Trung ương và 27 tỉnh, thành phố để bàn giải pháp chủ động ứng phó.

Bão đạt cấp độ lớn nhất trong thang bảng quốc tế có khả năng đổ bộ nước ta vào ngày 17/9

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai (BCĐ TƯPCTT), với cấp gió hiện tại, bão Mangkhut đạt Cấp 5, tức là cấp lớn nhất trong thang bảng Quốc tế. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng BCĐ TƯPCTT Nguyễn Xuân Cường nhận định, với cấp độ này, bão Mangkhut  khả năng mạnh hơn cả cơn bão Harvy đã đổ bộ vào nước Mỹ năm 2017 (Cấp 4)”. Hiện tại, “Siêu bão” MangKhut đang hoạt động ở vùng biển phía Đông Philippines và bắt đầu ảnh hưởng đến Luzon.

Dự báo, bão MangKhut sẽ đi vào Đông Bắc Biển Đông trong sáng ngày 15/9 với sức gió cấp 14-15, giật cấp 17; có khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta vào ngày 17/9 (Thứ Hai).

Với những diễn biến về đường đi của bão, Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai nhận định vùng bị ảnh hưởng trực tiếp là 27 tỉnh, thành phố từ khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hoá. Trong đó, Quảng Ninh được xác định là trọng điểm. Khu vực bão đổ bộ có đặc điểm là trung tâm kinh tế, xã hội của vùng với số lượng dân tập trung đông. Các hoạt động trên biển, đảo, đới bờ và đất liền với số lượng rất lớn, đặc biệt là du lịch ven biển và trên các đảo, nuôi trồng thuỷ sản. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều hoạt động khai thác khoáng sản; dân cư, hệ thống công trình giao thông, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất trong các đợt mưa lũ trước đang được khắc phục bước đầu. Thời điểm bão đổ bộ là khi lúa vụ hè thu đang ở trong giai đoạn trổ bông và chuẩn bị thu hoạch. Đặc biệt, hệ thống đê điều, hồ chứa thuỷ lợi có nhiều trọng điểm, xung yếu; các hồ chứa thuỷ điện trên lưu vực sông Hồng và hầu hết hồ chứa khác ở Bắc Bộ đến Nghệ An đã đầy nước.

Như vậy, khả năng thiệt hại nếu xảy ra do siêu bão là rất lớn và rất khó lường.

Nhiều quan ngại về những thiệt hại mà chúng ta có thể gặp phải từ siêu bão Mangkhut được nói đến trong cuộc họp chiều nay
Nhiều quan ngại về những thiệt hại mà chúng ta có thể gặp phải từ siêu bão Mangkhut được nói đến trong cuộc họp chiều nay

Bão rất mạnh, đổ bộ vào khu vực rất đông dân cư!

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhắc lại những hậu quả mà cơn bão DAMREY (có cường độ và diễn biến tương đương) đã đổ bộ vào Bắc Bộ cuối tháng 9/2005, gây nước dâng cao từ 3,5-4,5 m, thiệt hại hết sức nghiêm trọng đối với hệ thống đê biển, các công trình và hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở ven biển, cũng như lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ). Phó Thủ tướng khẳng định: “Đây là cơn bão rất mạnh, dự báo đổ bộ vào khu vực đông dân cư, có rất nhiều tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, nhiều hoạt động du lịch, có rất nhiều lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, nhiều cơ sở kinh tế hết sức quan trọng, nhiều công trình, dự án lớn đang thi công.Vì vậy, cần có sự tập trung chỉ đạo quyết liệt, chủ động triển khai sớm các phương án ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước”.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu BCĐ TƯPCTT, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (UBQG ƯPSC - TKCN), các bộ, ngành, địa phương, nhất là các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ động xây dựng ngay phương án ứng phó, kiểm tra lại lực lượng, vật tư, phương tiện, phương án … để bảo đảm ứng phó hiệu quả nhất.

Phó Thủ tướng “Yêu cầu BCĐ TƯPCTT phối hợp với cơ quan dự báo khí tượng thủy văn xác định và thông báo thường xuyên trên phương tiện thông tin đại chúng và các hệ thống thông tin chuyên dùng thường xuyên cập nhật, công bố vùng nguy hiểm trên biển để tàu thuyền, phương tiện vận tải không đi vào và chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Lực lượng bộ đội biên phòng, ngành thủy sản, ngành giao thông vận tải và chính quyền các địa phương phải chủ động phối hợp nắm thông tin đầy đủ từng tàu thuyền, phương tiện trên biển rà soát, kiểm đếm tất cả các tàu thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển (kể cả các tàu vận tải, tàu du lịch), nhất là các phương tiện hoạt động xa bờ để hướng dẫn di chuyển tránh trú an toàn.

Phó Thủ tướng yêu cầu quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền, tuyệt đối không để tàu thuyền ra khơi đi vào vùng nguy hiểm. Đồng thời, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại các khu vực neo đậu, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi vào tránh trú.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu chủ động rà soát các khu vực nguy hiểm (khu vực nguy cơ bị ngập do nước biển dâng, sóng lớn, khu vực có nguy cơ sạt lở ven biển, cửa sông...), các công trình không bảo đảm an toàn để chủ động xây dựng phương án sẵn sàng sơ tán dân khẩn cấp khi bão đổ bộ vào. Riêng đối với các địa phương dự báo có mưa lớn cần quan tâm triển khai các giải pháp như chống ngập úng vùng trũng thấp, ngập úng đô thị; lũ trên các tuyến sông, bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...