Siêu bão Goni đã tấn công Philippines với dự báo hậu quả “thảm khốc” cả ở thủ đô Manila

Những chiếc thuyền gỗ neo dọc theo đại lộ ở Legazpi trước khi bão Goni đổ bộ. Ảnh: AFP
Những chiếc thuyền gỗ neo dọc theo đại lộ ở Legazpi trước khi bão Goni đổ bộ. Ảnh: AFP
(PLVN) - Hôm nay (1/11), siêu bão Goni đã tấn công Philippines cùng với cảnh báo của các nhà chức trách về tình trạng "thảm khốc" trong khu vực dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nơi hơn 300.000 người phải rời bỏ nhà cửa để tránh bão.

Các bản tin dự báo thời tiết quốc gia Philippines cho biết, cơn bão mạnh nhất trong năm cho đến nay đã đổ bộ vào đảo Catanduanes lúc 04:50 sáng nay với tốc độ gió duy trì tối đa 225 km (140 dặm) mỗi giờ. Trong 12 giờ tới, gió mạnh và lượng mưa "dữ dội đến xối xả" sẽ xảy ra ở khu vực Bicol, bao phủ phần cuối phía nam của đảo chính Luzon và Catanduanes.

Theo cơ quan chức năng của Philippines, "đây là một tình huống đặc biệt nguy hiểm cho những khu vực này". "Gió rất dữ dội. Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng cây cối bị đổ. Nó rất mạnh", Francia Mae Borras, 21 tuổi, nói với AFP từ nhà của cô ở thành phố ven biển Legazpi.

Goni - cơn bão đã mạnh lên thành "siêu bão" khi nó tiến gần đến Philippines - xảy ra một tuần sau khi bão Molave đổ bộ vào cùng khu vực của quần đảo chịu nhiều thiên tai này. Bão Molave đã làm 22 người thiệt mạng, gây ngập các ngôi làng trũng thấp và đất trồng trọt ở Philippines, trước khi vượt Biển Đông đến Việt Nam.

Chủ tịch Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai Quốc gia Ricardo Jalad hôm 31/10 cho biết "gần một triệu" người ở vùng Bicol đã được sơ tán. Nhưng ông Alexis Naz - phát ngôn viên của Hội đồng - cho biết hôm 1/11 có khoảng 316.000 người đã đến nơi an toàn. "Việc sơ tán mọi người khó khăn hơn vào thời điểm này vì Covid-19", ông Naz nói với AFP trước đó.

Các nhà chức trách Philippines cho biết có tới 31 triệu người sống ở khu vực trên đường đi của Bão Goni, bao gồm cả ở Manila - nơi có kế hoạch sơ tán cư dân khỏi các khu ổ chuột trũng thấp có nguy cơ bị ngập do triều cường cao vài mét.

Các trường học đã bỏ trống kể từ khi có dịch Covid-19 đang được sử dụng làm nơi trú ẩn khẩn cấp cùng với các trung tâm sơ tán và phòng tập thể dục do Chính phủ điều hành.

Sân bay của thủ đô Manila cũng đã bị đóng cửa. Hôm 31/10, các nhà chức trách đã điều động các phương tiện cứu hộ, các đội ứng phó khẩn cấp và hàng cứu trợ trước khi cơn bão đến. Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn cảnh báo có thể xảy ra lũ lụt và lở đất khi Goni trút mưa lớn xuống khu vực vốn đã ngập nước. 

Các nhà chức trách Philppines cũng đang theo dõi hai núi lửa đang hoạt động, Mayon và Taal, để tìm đường đi của các dòng nham thạch nếu có.

Dự báo bão Goni sẽ suy yếu khi đi qua phía nam đảo Luzon và đi vào Biển Đông vào cuối ngày hôm nay hoặc sáng sớm 2/11.

Philippines phải hứng chịu trung bình 20 cơn bão hàng năm, thường quét sạch mùa màng, nhà cửa và cơ sở hạ tầng, khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.